Xét nghiệm Covid siêu như Trung Quốc: Tạo ra kit rẻ tận cùng chỉ vài USD/người, mỗi thành phố có thể test vài triệu người/ngày, “bóc sạch” F0 nhanh nhất và rẻ nhất

Xét nghiệm Covid siêu như Trung Quốc: Tạo ra kit rẻ tận cùng chỉ vài USD/người, mỗi thành phố có thể test vài triệu người/ngày, “bóc sạch” F0 nhanh nhất và rẻ nhất

Trong khi nhiều nước trên thế giới bắt đầu chuyển hướng chiến lược sống chung với dịch thì Trung Quốc vẫn trung thành cùng kế hoạch thắt chặt giãn cách, tăng cường xét nghiệm.

Bất chấp những chỉ trích, việc Trung Quốc theo đuổi chiến lược này là có cơ sở. Nền kinh tế thứ 2 thế giới này có cơ sở hậu cần y tế rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực xét nghiệm.

Đứng đầu thế giới về xét nghiệm

Theo tờ Global Times, khả năng xét nghiệm của Trung Quốc thậm chí vượt cả Mỹ. Năm 2020, quốc gia này đã phân phối gần 200 triệu thiết bị xét nghiệm và 12.000 máy thử đi toàn quốc.

So sánh với số liệu chỉ xét nghiệm được khoảng 920.000 ca mỗi ngày của Viện John Hopkins, tờ Global Times cho biết Trung Quốc đã xét nghiệm bình quân cho 4,84 triệu người mỗi ngày trong năm 2020.

Xét nghiệm Covid siêu như Trung Quốc: Tạo ra kit rẻ tận cùng chỉ vài USD/người, mỗi thành phố có thể test vài triệu người/ngày, “bóc sạch” F0 nhanh nhất và rẻ nhất - Ảnh 1.

Trong khi đó tờ Bao Xianhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc cho biết nước này đã đạt khả năng xét nghiệm cho bất kỳ ai cần và muốn thực hiện.

Cụ thể, hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc đều có thể đáp ứng vài triệu mẫu xét nghiệm mỗi ngày nếu chạy hết công suất. Chính quyền địa phương thậm chí có thể xây dựng thêm những lều dã chiến trong vòng 1 đêm để thực hiện 1-2 triệu mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

Với khả năng xét nghiệm lớn như vậy, các thành phố lớn đều có thể xét nghiệm toàn dân vài lần với giá thành rẻ.

Một yếu tố nữa khiến Trung Quốc có thể siết chặt giãn cách và xét nghiệm liên tục để truy tra F0 là giá thành rẻ. Hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc cho biết do sản lượng lớn nên chi phí test Covid-19 dạng axit nucleic thuộc hàng rẻ nhất thế giới, thậm chí là rẻ hơn cả phương pháp test nhanh đang thịnh hành.

Vào tháng 9/2021, hãng thông tấn Xinhua cho biết 30 tỉnh thành tại Trung Quốc bao gồm tỉnh Quảng Đông và Hồ Bắc đã giảm giá xét nghiệm xuống chỉ còn 60 Nhân dân tệ, tương đương 9,3 USD cho mỗi người. Nếu xét nghiệm chung 10 người thì giá chỉ còn 15 Nhân dân tệ/người.

Thậm chí tại một số vùng bùng phát dịch, chính quyền địa phương còn cho xét nghiệm miễn phí. Dẫu vậy với những người di chuyển giữa các tỉnh cần giấy chứng nhận thì họ vẫn phải tự bỏ tiền túi đến bệnh viện.

Theo Xinhua, việc ngày càng nhiều tỉnh thành tham gia sản xuất thiết bị xét nghiệm đang làm giá thành ngày một giảm. Tại một số tỉnh, chi phí xét nghiệm Covid-19 thậm chí còn được tính luôn vào bảo hiểm.

Chính nhờ yếu tố này mà giá xét nghiệm tại các vùng như thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân… đã giảm xuống chỉ còn 20 Nhân dân tệ, tương đương 3,11 USD/người. Giá xét nghiệm tại một số nơi như Shaanxi hay Fujian thậm chí chỉ còn 15 Nhân dân tệ, tương đương 2,33 USD/người.

Tờ Global Times nhận định mức giá này thấp hơn nhiều so với Mỹ, nơi có giá xét nghiệm từ vài chục hay thậm chí lên đến 1.000 USD ở một số khu vực do thiếu thiết bị.

Không dừng lại ở đó, giám sát viên Guo Yanhong của Trung tâm y tế quốc gia (NHC) cho biết với phương pháp xét nghiệm gộp 10 người mỗi lần để tìm F0 như hiện nay, Trung Quốc thậm chí có thể thực hiện hơn 100 triệu mẫu xét nghiệm mỗi ngày nếu muốn.

Xét nghiệm Covid siêu như Trung Quốc: Tạo ra kit rẻ tận cùng chỉ vài USD/người, mỗi thành phố có thể test vài triệu người/ngày, “bóc sạch” F0 nhanh nhất và rẻ nhất - Ảnh 2.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng các công ty sản xuất bộ xét nghiệm Covid-19. Nguồn: Financial Times

Tiết kiệm ngân sách

Việc giảm giá thành xét nghiệm khiến các thành phố Trung Quốc tiết kiệm được ngân sách khi thực hiện giãn cách chặt chẽ để truy vết F0. Lấy thành phố Dương Châu làm ví dụ, đây là một trong những tâm điểm của đợt bùng phát dịch đầu tháng 8/2021 vừa rồi ở Trung Quốc. Tổng dân số của thành phố này vào khoảng 2,1 triệu người và ngân sách bình quân hàng năm thông báo trên trang web chính thức của thành phố là khoảng 34 tỷ Nhân dân tệ.

Nếu lấy mức giá 15 Nhân dân tệ/người cho xét nghiệm gộp 10 người thì Dương Châu chỉ cần tốn khoảng 31,5 triệu Nhân dân tệ cho mỗi lần xét nghiệm toàn dân, tương đương chưa đến 0,09% tổng ngân sách hàng năm.

Như vậy, thành phố này có thể dễ dàng thực hiện cách ly chặt và xét nghiệm liên tục nhiều lần để truy tra F0 mà không sợ cạn kiệt ngân sách hay ảnh hưởng quá nặng đến kinh tế. Thậm chí việc áp dụng chiến lược siết chặt và truy vết dứt điểm dịch bệnh để sớm mở cửa lại được cho là hợp lý.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có nhiều yếu tố thuận lợi để áp dụng biện pháp siết chặt giãn cách. Họ có một lực lượng y bác sĩ hùng hậu cùng hàng chục nghìn tình nguyện viên là học sinh tại các trường y dược sẵn sàng chi viện cho những điểm nóng. Nhờ đó các cơ sở y tế của nước này không dễ lâm vào tình trạng quá tải trong các đợt dịch gần đây.

Thêm nữa, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ tốt ở nhiều thành phố khiến người dân dễ dàng đăng ký xét nghiệm trực tuyến, quét mã QR khai báo, hẹn giờ… mà không cần tốn thời gian làm giấy tờ hay xếp hàng.

Cuối cùng, việc các công ty quốc doanh như Sinopharm của Trung Quốc sản xuất vaccine truyền thống giúp gia tăng sản lượng và hạ giá thành khiến họ có thể nhanh chóng tiêm chủng cho cả nước và mở giãn cách trở lại.

Trên thực tế, phía Trung Quốc cũng cho biết đã tiêm chủng cho 80% dân số, vượt qua rất nhiều nền kinh tế lớn khác như Anh, Mỹ hay Nhật Bản về độ phủ sóng vaccine.

*Nguồn: Xinhua, Global Times, Financial Times

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nikkei: Trung Quốc đặt hàng loạt thiết bị xét nghiệm PCR vài tháng trước khi Covid-19 bùng phát

Báo cáo về các hợp đồng của Chính phủ cho thấy sự gia tăng đơn hàng thiết bị xét nghiệm PCR ở Vũ Hán từ tháng 5/2019.

Chia sẻ :


Việt Nam trao đổi với gần 80 nước để công nhận “hộ chiếu vaccine” của nhau

Đây là thông tin được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 21/10…

Chia sẻ :


Hải Phòng: Bỏ quy định cách ly tập trung với hành khách bay nội địa đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi

Tất cả hành khách đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi trên các chuyến bay thương mại nội địa và lưu trú tại Hải Phòng không phải áp dụng quy định cách ly y tế tập trung…

Chia sẻ :


Số ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu người, Đông Nam Á trở thành điểm nóng

Chỉ chiếm 8% dân số toàn cầu, Đông Nam Á hiện ghi nhận gần 15% tổng số ca nhiễm mới trên thế giới mỗi ngày. Khoảng 1/5 quốc gia trên thế giới đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, trong đó hầu hết là những nước chưa tiêm được mũi vaccine đầu tiên cho 50% dân số…

Chia sẻ :


Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Nhiều tỉnh, thành phố chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội…

Chia sẻ :


Trung Quốc là quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới

Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc xe điện (The Electric Vehicle Charging Infrastructure Promotion Alliance – EVCIPA) vừa trao cho Trung Quốc danh hiệu quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới.

Chia sẻ :


Thủ tướng: Phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chiều 11/9, Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp, thúc đẩy tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vướng mắc của các dự án đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án tương xứng với quan hệ giữa hai nước…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch bệnh lây lan vào cảng biển

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều hoạt động kinh tế như dầu khí, nhất là cảng biển, cần tập trung bảo vệ an toàn, nghiêm ngặt. Nếu hệ thống cảng biển bị lây lan dịch bệnh sẽ tác động hoàn toàn đến mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam…

Chia sẻ :


Thuốc điều trị Covid-19 dạng viên nén: Vẫn hiệu quả khi virus đột biến, giá thành thấp, trở thành niềm hy vọng cho các quốc gia đang phát triển

Trong bối cảnh Merck & Co. đang gấp rút thử nghiệm loại thuốc dạng uống trong cuộc chiến chống Covid-19, cơ quan y tế toàn cầu Unitaid đang nỗ lực để đưa loại thuốc này đến các nước đang phát triển, vốn gặp khó khăn trong chiến dịch tiêm chủng.

Chia sẻ :


Bộ trưởng Y tế: Nhiều đơn vị nhận lỗi “mải mê” chống dịch nên không thu đúng giá xét nghiệm

Sáng 10/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long là bộ trưởng đầu tiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan tới lĩnh vực y tế…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *