WinCommerce đã tìm được ‘công thức chiến thắng’ trong ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với việc có lãi, ngay cả ông lớn Bách Hoá Xanh còn chưa làm được

WinCommerce đã tìm được 'công thức chiến thắng' trong ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với việc có lãi, ngay cả ông lớn Bách Hoá Xanh còn chưa làm được

Trong quý 3 vừa qua, WinCommerce (WCM) của Masan Group có vẻ như đã tìm được “công thức chiến thắng” trong mảng bán lẻ. WinCommerce đổi tên từ VinCommerce, được Masan mua lại từ Vingroup cuối năm 2019. 

Con số nổi bật nhất chính là việc WCM có quý đầu tiên đạt NPAT Post – MI (lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông sau khi loại trừ các khoản thu nhập và chi phí bất thường) 137 tỷ đồng. Thành quả này đến sau 7 quý Masan mua lại chuỗi bán lẻ Vinmart/Vinmart+. Cũng xin lưu ý rằng, ngay cả Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động vẫn đang lỗ nặng; do đó, việc WinCommerce có lãi là điều hết sức ấn tượng. 

Doanh thu của WinCommerce trong quý 3 đạt 9.529 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 21,1%, tăng từ mức 17,8%. Biên EBITDA đạt 5,5%, so với mức 3% cùng kỳ năm ngoái. 

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu của WCM đạt 23.996 tỷ đồng, nằm trong số ít công ty bán lẻ vượt ngưỡng doanh thu tỷ đô của Việt Nam cùng với Thế giới Di động (MWG) và Saigon Coop.

Biên lợi nhuận gộp 9 tháng của WCM cũng cải thiện từ 16,3% lên 19,5%. Biên EBITDA từ (-5,3%) lên (+3,4%). 

Tạm lấy Thế giới Di động làm tham chiếu, biên lãi gộp quý 3/2021 của WCM đã tiệm cận với MWG (22,7% trong nửa đầu năm 2021). Tuy vậy, khác biệt nằm ở cơ cấu ngành hàng của MWG đa dạng hơn từ điện thoại, điện máy, hàng tiêu dùng và thực phẩm thiết yếu… Trong khi đó WCM có lợi thế đến từ đơn vị cung ứng chủ lực là Masan Consumer Holdings cùng là thành viên của Masan Group. 

WinCommerce đã tìm được công thức chiến thắng trong ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với việc có lãi, ngay cả ông lớn Bách Hoá Xanh còn chưa làm được  - Ảnh 1.

Trong báo cáo của mình, Masan cho biết, động lực thúc đẩy tăng trưởng của WCM là lợi nhuận thương mại (ví dụ như biên lợi nhuận gộp và các hình thức hỗ trợ khác từ nhà cung cấp) được cải thiện sau khi đàm phán với nhà cung cấp, tối ưu hoá chi phí hoạt động cửa hàng và các sáng kiến nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. 

Chiến lược dài hạn của WCM là trở thành hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life, tiếp cận 80% ngân sách tiêu dùng của người dân. 

Trong năm nay, WCM đã tích hợp thêm kiosk Phúc Long tại các điểm bán, điều này giúp số lượng hoá đơn/ngày trung bình tăng 16%. Masan tiếp tục triển khai thí điểm mô hình cửa hàng tích hợp WinMart+ (nhu yếu phẩm), kiosk Phúc Long (trà và cafe), dược phẩm Phano và điểm giao dịch Techcombank và gặt hái những kết quả thành công bước đầu. Đây chính là động lực để Ban điều hành tiếp tục tăng tốc nhân rộng mô hình này trong hệ thống bán lẻ của Masan.

Ngoài ra, Masan cũng đã tiến hành mua lại CTCP Mobicast, một doanh nghiệp startup trong lĩnh vực mạng di động ảo (MVNO) nhằm bổ sung thương hiệu cho chiến lược Point of Life.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kiosk

Mục tiêu mở 1.000 kiosktrong giai đoạn 1-2 năm tới với kỳ vọng doanh thu trung bình đạt 5 triệu đồng/ngày/kios và theo phương án chia sẻ doanh thu 20%, ước tính VinCommerce có thể nhận được khoảng 350 tỷ đồng doanh thu hàng năm từ việc hợp tác với Phúc Long.

Chia sẻ :


Nhu cầu mì gói, nước chấm tăng mạnh mùa dịch đẩy doanh thu Masan Consumer thêm cả nghìn tỷ, lãi quý 3 tăng 24%

Theo Hàng tiêu dùng Masan (MCH), động lực thúc đẩy doanh thu trong kỳ là chiến lược tăng trưởng dẫn dắt bởi các phát kiến mới, song song với kênh Thương mại hiện đại và chiến lược đô thị hóa tăng tốc. Ghi nhận, doanh số kênh MT trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 44,7% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Chia sẻ :


Thắng lớn nhờ mì gói mùa dịch, Masan bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực viễn thông di động

“Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa “Point of Life”, từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất”, ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group cho biết.

Chia sẻ :


Masan mua lại 70% cổ phần Mobicast, tích hợp vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”

Ngày 21/09, Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295.5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Chia sẻ :


Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Tin chứng khoán ngày 13/9: Sau khi thành công trên mảng nước mắm, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tấn công vào 2 lĩnh vực đầy tiềm năng thị trường thịt lợn quy mô 10 tỷ USD và thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ :


Thịt mát, mì gói… “cháy hàng” mùa Covid-19: Masan thu về gần 2 tỷ USD doanh thu sau nửa đầu năm

Ghi nhận, giai đoạn đầu tháng 7, lượng tiêu thụ quá cao khiến MEATLife không kịp sản xuất để đáp ứng thị trường. Khấu trừ chi phí giá vốn, mảng thịt MEATLife mang về 1.308 tỷ lợi nhuận gộp, chiếm đến 14% tổng lợi nhuận Masan.

Chia sẻ :


Masan mua lại nhà mạng di động ảo Reddi

Masan vừa tiến thêm một bước xa trong việc tiếp cận chiếc ví của người tiêu dùng Việt Nam (gần 80%) bằng việc mua lại…

Chia sẻ :


De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Masan Group đặt mục tiêu lợi nhuận giảm gần 32%

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt từ 90.000 – 100.000 tỷ đồng, tăng 1,5-12,8% so với kết quả năm 2021.

Chia sẻ :


Giải mã chiến lược phía sau những cú “đóng nhanh, cắt gọn” của Vingroup: Bán VinMart, VinEco cho Masan, dừng sản xuất Vsmart, giải thể nhanh Vinpro, Adayroi,…

Những thương vụ rút chân ra khỏi thị trường của Vingroup mấu chốt nằm ở chiến lược giảm từ đa dạng hóa về tập trung nguồn lực.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *