‘Vua gà’ nước Anh tuyên bố 20 năm say sưa trong giá rẻ đã kết thúc

'Vua gà' nước Anh tuyên bố 20 năm say sưa trong giá rẻ đã kết thúc

Vua gà nước Anh nói rằng 20 năm tận hưởng thực phẩm giá rẻ sắp kết thúc. Lạm phát giá thực phẩm có thể đạt mức 2 con số bởi làn sóng tăng giá do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Xuất hiện sau cuộc khủng hoảng kép Brexit và Covid-19, nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải, người bán thịt, công nhân kho, làm trầm trọng thêm căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Vua gà” Ranjit Singh Boparan, chủ sở hữu của 2 Sisters Group, cho biết: “Những ngày mà bạn có thể mua một con gà giá 3 pound (4 USD) cho gia đình bốn người sắp kết thúc”.

“Về tương đối, một con gà ngày nay rẻ hơn so với 20 năm trước. Làm thế nào mà giá của một con gà lại có thể rẻ hơn một chai bia? Bạn đang nhìn thấy một thế giới khác từ ngày hôm nay, khi mà người tiêu dùng phải trả nhiều hơn”, ông nói.

Boparan là người sản xuất khoảng 1/3 tổng số sản phẩm gia cầm được tiêu thụ ở Vương quốc Anh. Ông không nghĩ rằng chính phủ Anh có thể khắc phục tất cả các vấn đề hoặc kiểm soát lạm phát. Boparan nói rằng nguồn cung lao động bị hạn chế sẽ dẫn đến lạm phát tiền lương và ông sẽ đầu tư vào tự động hóa.

“Về cơ bản, ít lao động có nghĩa ít lựa chọn, các kệ hàng trống và lạm phát tiền lương và điều này sẽ không thay đổi. Lúc này tôi phải thành thật mà nói với người tiêu dùng rằng điều này nghĩa là lạm phát có thể lên tới hai con số”, Boparan nói.

Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần nói rằng nền kinh tế Anh phải chống lại việc bị thu hút bởi lao động nhập khẩu rẻ. Ông cho biết điều tích cực là tiền lương sẽ tăng.

Mặc dù không có nền kinh tế châu Âu nào đối mặt với quy mô tương tự của đứt gãy chuỗi cung ứng, chính quyền ông Johnson đã phủ nhận rằng Brexit là nguyên nhân gây ra căng thẳng cho nền kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cho biết: “Tôi tin tưởng rằng sẽ có nguồn cung hàng hóa tốt cho tất cả mọi người và chúng tôi đang làm việc theo cách của mình để gỡ bỏ những tắc nghẽn ở những nơi có thể”.

Trong khi đó, Boparan phác họa ra một “cơn sóng thần” về giá: chi phí thức ăn, chi phí thú y, tiền lương đã tăng 15-20%; tình trang thiếu hụt xe tải nghiêm trọng, chi phí năng lương và carbon dioxide tăng hơn 500% so với năm ngoái, chi phí đóng gói tăng 20% trong 6 tháng.

Hãng cung cấp gà tươi 2 Sisters, được Boparan thành lập vào năm 1993, bán thịt gia cầm, bánh pizza và bánh nướng. Công ty này sơ chế 10,4 triệu con gia cầm mỗi tuần và sở hữu hơn 700 trang trại.

Ronald Kers, giám đốc điều hành của 2 Sisters Food Group, khuyên mọi người nên mua sắm như bình thường trong dịp Giáng Sinh và cho biết công ty sẽ làm mọi cách để đảm bảo nguồn cung gà tây cho mùa lễ hội.

Theo dữ liệu giá tiêu dùng chính thức, giá lương thực đã tăng 0,2% tính theo năm trong tháng 8, phá vỡ chuỗi 9 tháng giảm.

Theo RT


Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Anh trả giá đắt vì “Ngày Tự do”: Trung bình 30.000 ca Covid-19 mỗi ngày nhưng người dân vẫn thờ ơ

Vương quốc Anh đang ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, nhưng công chúng dường như không hề lo lắng.

Chia sẻ :


Không có gì để mất chính là một yếu tố dẫn đến khởi nghiệp thành công

Bạn rơi vào tình huống khởi nghiệp mà chẳng có đồng nào trong tay thì bạn đừng nên sớm tuyệt vọng, thay vào đó hãy tin rằng mình đang có nhiều lợi thế hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

Chia sẻ :


Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan (Tặng đệ Đỗ Vũ và các bạn. Từ cái còm của Đỗ Vũ trong bài…

Chia sẻ :


Tổng giám đốc WTO: Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc xung đột tại Ukraine là giá lương thực tăng phi mã. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để ngăn nó đe dọa đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


Thách thức lớn nhất của Tesla hiện nay là gì?

Thiếu chip và tàu vận chuyển, gây khó khăn trong chuỗi cung ứng, đang trở thành thách thức kép đối với Tesla, hãng xe điện lớn nhất thế giới…

Chia sẻ :


PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 54,3 điểm của tháng 2 xuống còn 51,7 điểm trong tháng 3. Mặc dù nhìn chung các điều kiện kinh doanh đang tốt lên, mức độ cải thiện kỳ này là ít đáng kể nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài sáu tháng gần đây…

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Hiểu đúng về lạm phát?

Gần đây, những tin tức về lạm phát thu hút rất nhiều sự quan tâm, chúng ta có thể thấy chủ đề này tràn ngập các mặt báo hay trên các trạng mạng xã hội. Sau một giai đoạn bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi do đại dịch, cùng với các biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga đã tác động đẩy giá hàng hóa tăng cao, tình trạng lạm phát bắt đầu xuất hiện, đe dọa nền kinh tế toàn cầu khiến các ngân hàng thế giới cần sớm hành động bằng việc tăng lãi suất, siết van lại để kiềm chế lạm phát.

Chia sẻ :


Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Covid-19 đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *