VPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 19.700 tỷ đồng

Diễn biến thị giá VPB trong thời gian gần đây

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – mã chứng khoán: VPB).

Theo đó, VPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 19.758 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Trước đó, vào đầu tháng 9, Hội đồng quản trị VPBank đã thông qua việc triển khai phương án tăng vốn. Ngân hàng này dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 62,15% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 17,85%. Tổng tỷ lệ chi trả là 80%, tương đương việc phát hành thêm 1,97 tỷ cổ phiếu.

Nguồn vốn phát hành là từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với tổng giá trị gần 19.758 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021. Số cổ phiếu được phát hành thêm không hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn lực để VPBank tăng vốn với tỷ lệ cao một phần đến từ việc thoái vốn khỏi công ty tài chính tiêu dùng. Cuối tháng 4, ngân hàng này và Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) đã ký thỏa thuận bán 49% vốn tại FE Credit. Mức định giá FE Credit là 2,8 tỷ USD, với giá trị thương vụ bán cổ phần đạt 1,37 tỷ USD.

Hiện vốn điều lệ của VPBank ở mức 25.300 tỷ đồng. Như vậy, nếu tăng vốn thành công theo kế hoạch trên, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ đạt hơn 45.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống, sau VietinBank.

Được biết, bên cạnh việc chia cổ tức, VPBank cũng đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông nước ngoài. Theo đó, trong tương lai gần, VPBank có thể tiến tới ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Diễn biến thị giá VPB trong thời gian gần đây
Diễn biến thị giá VPB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB đang trong giai đoạn hồi phục. Chốt ngày 17/9, thị giá dừng ở mức 67.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá thị trường theo đó vào khoảng 165.470 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

VPBank muốn tăng vốn lên hơn 79,300 tỷ đồng, mua lại Bảo hiểm OPES

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) đặt kế hoạch lãi tăng trưởng 107%, tăng vốn điều lệ lên 79,334 tỷ đồng và mua lại CTCP Bảo hiểm OPES.

Chia sẻ :


VPBank lên kế hoạch lãi 2022 tăng 106%, mua lại công ty bảo hiểm

Ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 2022 đạt 29.662 tỷ đồng, tăng 106,5%.

Chia sẻ :


SHB ĐƯỢC NHNN CHẤP THUẬN CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU VÀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU CHO CỔ ĐÔNG HIỆN HỮU

???? ✅ Vừa qua, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chi trả…

Chia sẻ :


Mức độ “quên” công bố thông tin khi bán cổ phiếu của lãnh đạo một ngân hàng quy ra giá trị lớn đến đâu?

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), 1 Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã bán xong 25.000 cổ phiếu VPB. Giao dịch được thực hiện từ ngày 7/2-24/2/2022 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Chia sẻ :


Chính phủ bổ sung gần 7.700 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Sau VietinBank và việc trực tiếp cấp thêm vốn cho Agribank, đến lượt Vietcombank có được sự chấp thuận của Chính phủ trong đầu tư thêm vốn qua nhận cổ tức bằng cổ phiếu…

Chia sẻ :


VietinBank muốn dùng hơn 9,600 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức, mục tiêu tăng 15% lãi trước thuế riêng lẻ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) đặt kế hoạch tăng 15% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại sau khi trích lập các quỹ năm 2021 là hơn 9,624 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Chia sẻ :


ĐHĐCĐ ACB: Mục tiêu lãi tăng 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 33,770 tỷ đồng

Sáng ngày 07/04/2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Chia sẻ :


Nam A Bank lên kế hoạch niêm yết, tăng vốn lên hơn 10,500 tỷ đồng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022 vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, UPCoM: NAB) đặt kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế 2022 đạt 2,250 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021; tăng vốn lên 10,564 tỷ đồng.

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Techcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 27,000 tỷ đồng, tiếp tục không chia cổ tức

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcomank, HOSE: TCB) đặt mục tiêu tăng trưởng 16.2% lợi nhuận trước thuế, đạt 27,000 tỷ đồng. Ngân hàng tiếp tục dự kiến không chia cổ tức trong năm 2022.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *