Vietnam Airlines lỗ lũy kế gần 22,000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 500 tỷ đồng

Sau 2 năm thua lỗ nặng nề vì dịch bệnh, hãng hàng không quốc gia chứng kiến khoản lỗ lũy kế lên tới gần 22,000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng bị bào mòn xuống còn 500 tỷ đồng, dù mới được bơm vốn thêm 8,000 tỷ đồng thông qua đợt phát hành cổ phiếu.

Trong BCTC hợp nhất quý 4/2021 vừa công bố, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) ghi nhận doanh thu thuần 9,179 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng hàng không quốc gia lỗ gộp 1,108 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 2,085 tỷ đồng của quý 4/2020.

Điểm sáng của Vietnam Airlines nằm ở khoản doanh thu tài chính tăng gấp 4 lần lên 749 tỷ đồng, chủ yếu nhờ chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng lại giảm 45% xuống gần 250 tỷ đồng và lợi nhuận khác tăng 35% lên 460 tỷ đồng.

Tuy vậy, Vietnam Airlines vẫn lỗ ròng 1,184 tỷ đồng trong quý cuối năm 2021, qua đó đánh dấu 8 quý lỗ liên tiếp.

Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines trong năm 2021

Lũy kế cả năm, doanh thu thuần giảm 31% còn hơn 27,900 tỷ đồng, lỗ ròng lên tới 12,966 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với năm 2020.

Sau 2 năm thua lỗ nặng nề, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ lũy kế lên tới gần 22,000 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn vốn điều lệ thực góp của chủ sở hữu là 22,144 tỷ đồng. 

Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines dù bị bào mòn bởi các khoản lỗ liên tiếp, nhưng vẫn dương 500 tỷ đồng tại cuối năm 2021, nhờ đợt phát hành cổ phiếu gần 8,000 tỷ đồng trước đó.

Do đó, hãng hàng không quốc gia vẫn chưa vi phạm tiêu chí hủy niêm yết bắt buộc. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn còn phải chờ tới báo cáo kiểm toán năm 2021 để biết được liệu Vietnam Airlines có thực sự thoát án hủy niêm yết hay không.

Tại thời điểm này, áp lực thanh khoản của hãng hàng không dưới sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà vẫn còn rất lớn. Cuối năm 2021, Vietnam Airlines ghi nhận nợ ngắn hạn hơn 41,200 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm gần 34%. Tài sản ngắn hạn của hãng hàng không này ghi nhận ở mức 11,400 tỷ đồng. Điều này có nghĩa nợ ngắn hạn cao gấp 3.6 lần so với tài sản ngắn hạn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vietnam Airlines: Lỗ lũy kế gần 18.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chính thức âm

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư giáng thêm một đòn chí mạng xuống các doanh nghiệp ngành hàng không, bi đát nhất là Vietnam Airlines.

Chia sẻ :


Vietnam Airlines thoát án hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu vẫn thuộc diện kiểm soát

Mặc dù Vietnam Airlines thoát án hủy niêm yết bắt buộc nhờ thương vụ bán vốn Cambodia Angkor Air tuy nhiên cổ phiếu của hãng bay này vẫn thuộc diện kiểm soát.

Chia sẻ :


SCIC rót gần 7.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Vietnam Airlines

SCIC sẽ thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương án tăng vốn 8.000 tỷ cho cổ đông hiện hữu…

Chia sẻ :


Chính phủ yêu cầu loạt bộ ngành vào cuộc “giải cứu” các hãng hàng không

Văn phòng Chính phủ vừa chuyển 4 Bộ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý kiến nghị hỗ trợ các hãng hàng không vay lãi suất ưu đãi, để hoá giải “bom nợ” ngắn hạn trên 50.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Một hãng hàng không quốc gia phá sản vì Covid-19

Philippines Airlines trở thành hãng hàng không nước ngoài thứ 4 nộp đơn phá sản ở Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Chia sẻ :


Đã giải ngân 4.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines

Ba ngân hàng thương mại đã ký kết hợp đồng vay vốn cho Vietnam Airlines đã giải ngân 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Vietnam Airlines “dè dặt” nối lại 7 đường bay nội địa từ ngày 10/10

Vietnam Airlines Group dự kiến khôi phục hoạt động vận tải hành khách “dè dặt” trên 7 đường bay nội địa từ ngày 10/10 với tần suất bay “nhỏ giọt”…

Chia sẻ :


Hãng hàng không tư nhân sắp được giải cứu?

Dự kiến ngày 28/9 tới đây sẽ có buổi đối thoại trực tiếp giữa Ngân hàng Nhà nước với toàn bộ doanh nghiệp hàng không và ngân hàng thương mại có dư nợ để tháo gỡ khó khăn về vốn…

Chia sẻ :


Vietnam Airlines hoàn tất hồ sơ xin cấp phép bay thẳng thường lệ Việt – Mỹ

Ngày 21-9, Vietnam Airlines cho biết vừa chính thức hoàn thành toàn bộ tài liệu và công tác chuẩn bị để Cục An ninh Vận…

Chia sẻ :


43 triệu lượt người bị tước mất cơ hội bay vé giá rẻ

Với việc áp giá sàn, mặt bằng chung giá vé máy bay tăng rất cao. Điều này làm hạn chế nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt người có thu nhập thấp, người lao động chuẩn bị đi làm trở lại sau thời gian giãn cách xã hội.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *