Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp EU

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP.

Chiều ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ các nước EU, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) và một số tập đoàn, doanh nghiệp của châu Âu tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của các doanh nghiệp tại Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Đồng thời, ông khẳng định thành công của các nhà đầu tư nước ngoài là thành công của Việt Nam, mất mát, thiệt thòi của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là mất mát, thiệt thòi của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh đây chỉ là những khó khăn nhất thời.

CHÍNH PHỦ SẴN SÀNG TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP EU

“Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh; đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và ban hành Nghị quyết số 105 ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế thích ứng an toàn với dịch bệnh cả trước mắt và lâu dài”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành để các doanh nghiệp EU đầu tư, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam; khuyến khích và mong muốn các nước EU hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào những lĩnh vực mà EU có nhu cầu, từng bước tạo cân bằng và hợp tác lâu dài, cùng có lợi về đầu tư và thương mại.

Tại buổi làm việc, các Đại sứ và đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp EU đánh giá cao việc tổ chức cuộc làm việc để đối thoại về các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tổ chức sản xuất, cấp phép lao động và nhập cảnh cho các chuyên gia, tiêm vaccine…

Đồng thời, các đại biểu cũng tán thành với nhận định của Thủ tướng về việc phòng chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ, đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp với tình hình, vừa làm vừa điều chỉnh. Nhận định biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm sản xuất, lưu thông an toàn của Chính phủ Việt Nam là đúng hướng, nhưng các đại biểu mong muốn việc tổ chức thực hiện tại các địa phương cần linh hoạt, hiệu quả, thông suốt hơn, xử lý kịp thời hơn các tình huống phát sinh tại cơ sở.

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP.

Trên tinh thần cởi mở và cầu thị, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương đã trực tiếp giải đáp ngay những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp; trong đó có nhiều vấn đề đã và đang được phía Việt Nam giải quyết, nhất là theo Nghị quyết số 105 vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, các bộ ngành sẽ cụ thể hóa để sớm tổ chức thực hiện, các địa phương và doanh nghiệp cũng sẽ chủ động hơn trong áp dụng các giải pháp chống dịch.

Thủ tướng khẳng định phải đảm bảo việc duy trì sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa bên cạnh các biện pháp phòng dịch phù hợp với thực tiễn; thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược và tăng cường năng lực y tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ trưởng các bộ ngành liên quan và Chủ tịch UBND các địa phương xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn cụ thể, thống nhất, tạo thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện phương án tổ chức sản xuất trên tinh thần sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.

Song song với đó, các địa phương phải tích cực rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không ban hành các quy định không phù hợp với tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ về việc duy trì, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trước đề xuất của một số doanh nghiệp về vaccine, Thủ tướng khẳng định chủ trương tiêm miễn phí cho người dân, trong đó đã có chỉ đạo cụ thể về thiết lập đầu mối liên lạc và tiêm vaccine cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao, làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp EU.

VIỆT NAM VẪN LÀ ĐIỂM ĐẦU TƯ HẤP DẪN

Thủ tướng đề nghị các Đại sứ và cộng đồng doanh nghiệp EU tại Việt Nam tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU phát triển lên tầm cao mới; có tiếng nói thúc đẩy để Quốc hội và Chính phủ các nước EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA trong thời gian sớm nhất; tiếp tục hỗ trợ vaccine, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị cho Việt Nam.

Đồng thời, tiếp tục  phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; có nhiều sáng kiến, chủ động tích cực khắc phục tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với Việt Nam. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại các nước EU học tập, lao động và sinh sống.

Ông Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Nicolas Warnery, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam phát biểu tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp EU và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép; những gì đã làm được phải làm tốt hơn, khi chưa có giải pháp căn cơ thì chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Các đại sứ, doanh nghiệp EU bày tỏ sự đồng cảm và cảm ơn Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã và đang tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

 Doanh nghiệp châu Âu đặt trọn niềm tin vào tương lai của Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện và đồng hành cùng doanh nghiệp EU - Ảnh 1

Các đại biểu đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đồng thời khẳng định mong muốn tiếp tục thúc đẩy, phát triển hơn nữa hoạt động đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng cũng đã có nhiều buổi làm việc với đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. 

Ngày 3/9, trong chuyến thăm và làm việc tại Thái Nguyên, Thủ tướng đã đến thăm nhà Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên. Trong chuyến thăm, Thủ tướng khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ không phụ lòng tin của các doanh nghiệp FDI, trong đó có Samsung.

Ngày 5/9, Thủ tướng tiếp tục có buổi làm việc với Đại biện Đại sứ quán Mỹ và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Mỹ và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Chính phủ Việt Nam luôn cầu thị lắng nghe và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp FDI

Tại buổi làm việc với Đại biện Đại sứ quán Mỹ và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Mỹ và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị Chính phủ Bỉ tạo điều kiện cho gạo, cà phê, vải thiều Việt vào Bỉ và EU

Trong cuộc điện đàm trực tuyến với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tối ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá Bỉ hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam tại châu Âu…

Chia sẻ :


“Sự vào cuộc của Chính phủ, từ những lãnh đạo cao nhất, cho đến các bộ ban ngành thực sự đã truyền cảm hứng cho những nữ doanh nhân chúng tôi”

Bài Phát biểu tại cuộc gặp của Thủ tướng Chính phủ với doanh nhân Việt Nam của bà Thái Hương, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh…

Chia sẻ :


Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài gửi tâm thư lên Thủ tướng

Việt Nam chậm mở cửa trở lại có nghĩa là đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *