Việt Nam đứng thứ 19 thế giới về nơi để sống và làm việc

Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu Expat Explorer thứ 14, một khảo sát được ngân hàng HSBC tiến hành trên toàn cầu với sự tham gia của hơn 20.000 người đang sống và làm việc ở nước ngoài cho thấy gần 65% chuyên gia nước ngoài cảm thấy lạc quan về tương lai trong vòng một năm sắp tới, bất chấp những biến động khó lường trong 18 tháng vừa qua.

Nguyên nhân chính khiến họ lạc quan là niềm hy vọng sớm được trở lại cuộc sống “bình thường” (75%). Bên cạnh đó, sáu trong mười chuyên gia (61%) cảm thấy tích cực vì chất lượng cuộc sống họ có thể tận hưởng. Chuyên gia nước ngoài ở Đài Loan thuộc nhóm lạc quan nhất (85%), theo sát sau đó là các chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam, New Zealand và Úc (cùng đạt 83%).

Như vậy, đại dịch không hề khiến mong muốn tiếp tục sống và làm việc ở nước ngoài của các chuyên gia giảm sút, phần lớn trong số họ có ý định ở lại nơi họ đang sống trong tương lai gần, 80% dự định tiếp tục sống ở quốc gia hiện tại ít nhất trong vòng một năm sắp tới, chỉ khoảng 7% có kế hoạch chuyển đi.

Báo cáo còn cho thấy hơn 67% chuyên gia tin rằng chất lượng cuộc sống ở quốc gia hiện tại tốt hơn. Ngoài ra, trên toàn thế giới, hơn 46% cảm thấy cộng đồng nơi họ đang sống đã thay đổi theo hướng hỗ trợ nhiều hơn trong mùa dịch Covid-19.

Đáng chú ý, con số này ở Việt Nam còn cao hơn, 51% chuyên gia nước ngoài cho biết cộng đồng địa phương tương trợ lẫn nhau nhiều hơn từ khi dịch bệnh xảy ra.

Theo đó, Việt Nam năm nay nằm trong top 5 các quốc gia tốt nhất để sinh sống và làm việc trong năm 2021 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên bảng xếp hạng chung toàn thế giới, thứ hạng của Việt Nam đã nâng lên ba bậc, xếp ở vị trí thứ 19.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, nhận xét trong bối cảnh cả thế giới gặp nhiều thách thức vì đại dịch Covid-19, tinh thần lạc quan ngày càng lan rộng vì tiến độ triển khai tiêm phòng vaccine ngày một nhanh hơn nghĩa là chúng ta sẽ sớm lấy lại cuộc sống bình thường.

“Ở Việt Nam, điều đó còn đồng nghĩa với kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với một đất nước năng động và thú vị. Không chỉ có một nền kinh tế năng động, phát triển nhanh chóng, quốc gia này còn sở hữu điều kiện địa lý đa dạng từ núi cao, rừng rậm đến biển khơi, đồ ăn tuyệt vời và những con người thân thiện dễ mến. Là một chuyên gia nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam, tôi không muốn chuyển đi bất cứ nơi nào khác trong giai đoạn đặc biệt hiện nay”, ông Tim Evans khẳng định.

Nghiên cứu của HSBC Expat cũng đề cập đến vấn đề tài chính của các chuyên gia nước ngoài, nhằm đánh giá các mục tiêu về tài chính của họ trong năm 2021. 60% trong số họ kỳ vọng sẽ tiết kiệm để nghỉ hưu. Theo đó, 31% mong muốn tạo dựng một quỹ tiết kiệm khẩn cấpvà tiết kiệm để mua sắm tài sản (30%). 23% mong muốn tiết kiệm hoặc đầu tư tiền vào giáo dục cho con cái.

 
Expat Explorer là một khảo sát chuyên sâu và toàn diện về chuyên gia nước ngoài trên toàn cầu. Khảo sát năm 2021 mang đến cái nhìn bao quát nhất của HSBC về cuộc sống của chuyên gia nước ngoài, với sự chia sẻ quan điểm của các chuyên gia nước ngoài đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ. YouGov tiến hành khảo sát 20.460 chuyên gia trên 18 tuổi đang xa quê hương, sống tại 143 quốc gia, vùng lãnh thổ và thị trường, thông qua trả lời bảng câu hỏi trực tuyến trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Để một địa điểm có mặt trong bảng xếp hạng, yêu cầu đưa ra là địa điểm đó phải có tối thiểu 100 người tham gia cho ý kiến. Trong báo cáo năm nay, có 46 địa điểm đủ điều kiện để được xếp hạng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Bất động sản Việt vẫn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

Trao đổi với Savills, các nhà đầu tư quốc tế bày tỏ đang rất quan tâm tới Việt Nam và khẳng định: “Hiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được cải thiện so với nhiều năm trước”…

Chia sẻ :


Thị trường bất động sản Việt Nam tăng trưởng ổn định

Sự tăng trưởng ổn định của thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc nhà ở được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu và đời sống phát triển của dân số trẻ ngày càng tăng…

Chia sẻ :


Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài gửi tâm thư lên Thủ tướng

Việt Nam chậm mở cửa trở lại có nghĩa là đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại…

Chia sẻ :


Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền

Trước đây, khi nói đến bất động sản Bình Dương, người ta chỉ nghĩ đến đất nền phân lô. Nhưng đến nay, thị trường này lại đa dạng các loại hình sản phẩm nhà phố/biệt thự, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.

Chia sẻ :


Giải mã thuật ngữ kinh tế mới: Pandexit

Liệu Covid-19 có còn là lực cản kinh tế duy nhất? Khi dịch bệnh chấm dứt, kinh tế sẽ bùng nổ như những gì mọi người kỳ vọng?

Chia sẻ :


HSBC: Thách thức cho Việt Nam chủ yếu ở da giày và dệt may

Ngành da dày và dệt may là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tháng 8/2021 của Việt Nam giảm 5,4% so với cùng kỳ 2020…

Chia sẻ :


Nhà đầu tư ngoại rót 900 tỷ USD vào tài sản tài chính Mỹ

Các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ đã khiến cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên, nhiều người tin rằng Mỹ hiện vẫn là nơi tốt nhất để giữ tiền nếu xét đến mức độ an toàn của cổ phiếu, trái phiếu và nhiều loại tài sản khác.

Chia sẻ :


CEO Pfizer: Trong 1 năm tới, cuộc sống sẽ bình thường trở lại

CEO Albert Bourla của Pfizer cũng cho rằng tiêm vaccine ngừa Covid-19 hàng năm có thể trở thành một việc cần thiết

Chia sẻ :


Chainalysis: Việt Nam nhất thế giới về mức độ chấp nhận tiền ảo

Mức độ chấp nhận tiền ảo trên phạm vi toàn cầu tăng mạnh trong vòng một năm qua, với mức tăng 881%, dẫn đầu là Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan – theo dữ liệu mới được Chainalysis công bố…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *