Viện trưởng CIEM đề xuất 3 giai đoạn phục hồi kinh tế Việt Nam: Phải đến năm 2023 mới bình thường hóa chính sách vĩ mô

Viện trưởng CIEM đề xuất 3 giai đoạn phục hồi kinh tế Việt Nam: Phải đến năm 2023 mới bình thường hóa chính sách vĩ mô

Dưới tác động lớn của đợt dịch lần thứ 4, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng do việc giãn cách và tạm ngừng sản xuất trong một thời gian dài. Điều đó đã dẫn đến nhiều tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 

Mới đây nhất, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam xuống còn 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.  Cuối tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam còn 4,8%. 

3 giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế

Tại buổi Tọa đàm, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh các yếu tổ có ảnh hưởng lớn đến triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay và các năm tới bao gồm: khả năng kiểm soát dịch, tiến độ giải ngân đầu tư công, khả năng bảo đảm phục hồi sản xuất, khả năng bắt nhịp thực hiện một chương trình sâu rộng về phục hồi và phát triển kinh tế, khả năng tận dụng cơ hội từ đà phục hồi của kinh tế thế giới. 

Theo đó, bà Minh cũng nêu 3 giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế được kiến nghị bởi Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế . Nội dung và thời gian của ba giai đoạn được trình bày như sau: 

Giai đoạn 1 (từ nay đến quý I/2022): Việt Nam ưu tiên phòng chống dịch Covid-19 và kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. 

Giai đoạn 2 (hết quý I/2022 đến hết 2023): Sau khi kiểm soát dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, song song đó tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. 

Giai đoạn 3 (sau 2023): bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn. 

Viện trưởng CIEM đề xuất 3 giai đoạn phục hồi kinh tế Việt Nam: Phải đến năm 2023 mới bình thường hóa chính sách vĩ mô - Ảnh 1.

Các chuyên gia kinh tế nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến cho Việt Nam. Nguồn: Quochoi.vn

4 bài học kinh nghiệm WB đề xuất cho Việt Nam 

Tại buổi Tọa đàm, đại diện của WB đã đề xuất 4 bài học giúp Việt Nam thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế và sớm đi vào trạng thái bình thường mới. Thứ nhất, tiêm chủng cũng như xét nghiệm sẽ đóng vai trò quan trọng để kiểm soát dịch và giảm thiểu thiệt hại về kinh tế. 

Thứ hai, Việt Nam cần có những hạn chế đi lại nhưng phải thông minh hơn. Thứ ba, nước ta cũng cần tìm điểm cân bằng phù hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Cuối cùng, trợ giúp xã hội cần được tăng cường để ngăn chặn  tình trạng kiệt quệ tài chính ở các nhóm dễ bị tổn thương,cũng như hạn chế gia tăng bất bình đẳng.

Để tăng cường được khả năng phục hồi, Đại diện của WB nhấn mạnh Việt Nam cần thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt. Những khuyến nghị của WB với Việt Nam bao gồm việc cung cấp thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội.

Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số, nhằm nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương. Hơn nữa, việc mở rộng quy mô thanh toán điện tử cũng cần được thực hiện, nhằm tiếp cận những người thụ hưởng đã được xác định một cách hiệu quả. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Đoàn công tác Bộ Tài chính Mỹ đến Việt Nam để chuẩn bị cho báo cáo quan trọng trong tháng 4

Ngày 06/04/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài chính Mỹ do Ông Robert Kaproth – Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ làm Trưởng đoàn.

Chia sẻ :


Ít nhất 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số

Đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo, ứng dụng công nghệ…

Chia sẻ :


ADB: Kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 6,5%, vẫn còn các thách thức chính sách

Theo báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay cho biết, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023.

Chia sẻ :


Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì cuộc sống, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất… là những giải pháp để giữ chân người lao động trước làn sóng di chuyển “ồ ạt về quê” thời gian qua…

Chia sẻ :


Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020…

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Ông Lã Giang Trung: “TTCK cơ bản đã tạo đáy trong tháng 7, VN-Index có thể lên tới 1.700 điểm trong năm nay”

Ông Lã Giang Trung cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 – 1.700 điểm với điều kiện covid khống chế trong tháng 8-9/2021. Thậm chí, khả năng rất cao VN-Index sẽ ở mức 1.600 điểm trong năm nay.

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Vay ưu đãi từ BAC A BANK, doanh nghiệp an tâm vượt COVID

Tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình Vay ưu đãi –…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *