Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số kinh doanh - ảnh minh họa.

Dựa vào kết quả cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 7- 8/2021 trên 35.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, Facebook vừa công bố báo cáo về tình hình doanh nghiệp nhỏ.

TỶ LỆ DOANH NGHIỆP SỤT GIẢM DOANH SỐ TIẾP TỤC TĂNG

Theo khảo sát, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc so với đầu năm, khi mà có tới 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng Facebook cho biết họ đang duy trì vận hành hoặc có các hoạt động tạo ra doanh thu, tăng nhẹ so với số liệu 78% ghi nhận hồi tháng 2.

 
Nhu cầu khách hàng sụt giảm vẫn luôn là thách thức chính dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, so với báo cáo hồi đầu năm, các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong thời điểm hiện tại, đặc biệt do doanh số bán hàng sụt giảm đáng kể. Trong khi chỉ có 17% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hoạt động trên Facebook ghi nhận sự tăng trưởng trong doanh số bán hàng so với cùng kỳ năm ngoái, thì có tới 76% ghi nhận doanh số sụt giảm so với khảo sát giai đoạn hồi đầu năm.

Trong báo cáo về tình hình doanh nghiệp nhỏ hồi đầu năm nay, đã có “62% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên Facebook tại Việt Nam cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng qua thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch”. Con số này trong báo cáo mới nhất được ghi nhận là 76%, tăng 14% so với giai đoạn đầu năm.

Phân tích về những con số trên, Facebook cho rằng, nhu cầu khách hàng sụt giảm vẫn luôn là thách thức chính dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán hàng của các doanh nghiệp. Có 46% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên Facebook có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến dòng tiền.

Bên cạnh đó, 55% quan ngại về những thách thức liên quan đến nhu cầu khách hàng giảm hoặc thiếu hụt khách hàng trong vài tháng tới, tăng hơn gấp đôi so với con số hồi đầu năm, lần lượt là 19% và 24%.

Thực tế này cũng đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định khó khăn. Có tới 53% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia khảo sát cho biết đã phải cắt giảm nhân sự trong thời kỳ dịch bệnh, tăng 13% so với giai đoạn đầu năm. Bên cạnh đó, chỉ 36% doanh nghiệp tự tin vào khả năng duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tới, nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, chia sẻ với VnEconomy về tình trạng này, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là việc vận chuyển giao hàng ở nhiều vùng không lưu thông trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, phức tạp và giãn cách xã hội.

Ngay cả trong trường hợp có đơn vị giao hàng thì tỷ lệ hàng hoàn trả (khách hàng không nhận vì nhiều lý do) trong thời gian này cũng rất cao. Khi bị hoàn đơn, các chủ doanh nghiệp kinh doanh không chỉ mất chi phí mà còn ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa…

Những lý do này khiến các nhà bán hàng trên facebook không còn “mặn mà” với việc kinh doanh. Thậm chí ngay cả khi có đơn đặt hàng nhưng các đơn vị cũng không dám nhận vì không thể vận chuyển giao hàng. Thực tế có nhiều đơn vị đã đóng cửa shop kinh doanh online.

Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề tới doanh số, doanh thu bán hàng trên Facebook của các đơn vị giảm mạnh, nhất là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm…, dẫn đến lượng hàng tồn rất nhiều. Chưa kể, tỷ trọng các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm chiếm khá lớn trong các hàng online.

Đại diện một đơn vị cung cấp giải pháp nền tảng công nghệ hỗ trợ shop bán hàng online thông tin, những tháng 7 và 8 của quý 3/2021 ghi nhận phần lớn các đơn vị kinh doanh trên mạng xã hội sụt giảm doanh thu so với quý 2/2021.

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ SỐ, ĐÓN XU HƯỚNG VÀ CƠ HỘI MỚI

Theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực này, trong bối cảnh dịch Covid vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và do một số yếu tố nhu cầu người dùng, ít nhất từ nay tới cuối năm, thậm chí quý 1 năm sau thì tình hình này mới cải thiện, phục hồi.

Khi dịch được kiểm soát, nhu cầu chi tiêu mua sắm sẽ tăng, việc kinh doanh trên mạng xã hội sẽ tiếp tục trở lại “guồng quay” và thậm chí còn phát triển mạnh hơn.

 
Khi các hoạt động bán hàng, tiếp thị trực tiếp gặp khó do các biện pháp giãn cách xã hội, việc chuyển đổi sang mô hình trực tuyến trở thành xu thế tất yếu và đã giúp rất nhiều doanh nghiệp nhỏ gặt hái thành công.

Về xu hướng bán hàng trên mạng xã hội facebook trong thời gian tới, vị chuyên gia trên cho rằng, hiện nay đang có sự chuyển dịch rất lớn trong xu thế này. Bên cạnh những đơn vị bán hàng nhỏ lẻ trên trang cá nhân, xu hướng bán hàng trên marketplace của Facebook đang khá phát triển.

Marketplace là một hình thức thương mại điện tử, nơi kết nối giữa người mua và người bán. Thông qua các nền tảng kết nối trung gian người bán chỉ cần đăng tải hàng hóa và người mua chỉ cần click chuột là đôi bên sẽ thực hiện được cuộc giao dịch, mua bán của mình. Đây là xu hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, chuyên gia này nói.

Khi các hoạt động bán hàng, tiếp thị trực tiếp gặp khó do các biện pháp giãn cách xã hội, việc chuyển đổi sang mô hình trực tuyến trở thành xu thế tất yếu và đã giúp rất nhiều doanh nghiệp nhỏ gặt hái thành công.

Ở quy mô toàn cầu, Facebook cho biết, việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số tăng lên trong thời kỳ đại dịch khi có tới 88% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã sử dụng các công cụ số vào hoạt động kinh doanh, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, hơn một nửa các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ sẽ tăng cường ứng dụng các công cụ kỹ thuật số vào trong hoạt động kinh doanh lâu dài. Đối với các doanh nghiệp, số hóa là cách để họ duy trì ổn định hoạt động kinh doanh, cũng như mở ra những cơ hội mới.

Tại Việt Nam, 46% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết doanh số từ bán hàng online trong thời gian qua chiếm ít nhất 25% tổng doanh thu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế, đặc biệt tại Việt Nam.

Theo thống kê, hiện có hơn 200 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng các ứng dụng của Facebook mỗi tháng để tiếp cận khách hàng. Cùng đó có hàng triệu doanh nghiệp sử dụng các công cụ của mạng xã hội lớn nhất thế giới này để thực hiện chuyển đổi trực tuyến từ khi bắt đầu đại dịch.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Hơn 85 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục làm gia tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm, trong đó chỉ riêng TP.HCM đã chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


“Vaccine số, kháng thể số” cho doanh nghiệp

Cũng như con người, trước nguy cơ “nhiễm Covid”, các doanh nghiệp cần những phương thức phòng ngừa, những liều “vaccine” giúp tăng sức đề kháng để hạn chế tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Hàng nghìn doanh nghiệp chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động dưới 1 tháng

Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do dịch chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng chiếm khá cao, gần 40%. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao…

Chia sẻ :


EuroCham: Những tín hiệu tăng trưởng tích cực khi Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại

Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi dãn cách xã hội kết thúc, bắt đầu giai đoạn ‘bình thường mới’ của thương mại và đầu tư…

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *