VCCI nói gì về loại bỏ công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá?

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa Luật Giá, trong đó có quy định về thẩm định giá.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có một số ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo Đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá sửa đổi của Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, trong bản góp ý trên, VCCI nhấn mạnh: việc đặt ra yêu cầu về điều kiện kinh doanh khắt khe hơn đối với doanh nghiệp thẩm định giá như tăng số lượng thẩm định viên về giá trong doanh nghiệp, yêu cầu các thành viên góp vốn đều là thẩm định viên về giá hay đặt ra điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật, đều chưa đủ bằng chứng là sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, trong khi chịu trách nhiệm cho chất lượng của Báo cáo thẩm định vẫn là cá nhân thẩm định viên về giá. 

 

“Khách hàng sẽ ít có lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá hơn so với trước đây, vì số lượng doanh nghiệp thẩm định giá sẽ bị ít đi và có nguy cơ phải chịu chi phí tăng cao hơn trước đây, trong khi chất lượng chưa chắc được đảm bảo”. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

VCCI cũng lưu ý, dự thảo đề xuất nâng cao điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thẩm định giá, dự kiến số lượng doanh nghiệp thẩm định giá sẽ bị thu hẹp lại. Điều này sẽ tác động đáng kể đến thị trường cạnh tranh và quyền lựa chọn của khách hàng. 

Ngoài ra, về loại bỏ loại hình công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá, VCCI cho rằng, hiện nay có khoảng 46% doanh nghiệp là công ty cổ phần. Đây là số lượng doanh nghiệp khá lớn sẽ phải chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

“Dự thảo mới chỉ đưa ra giải thích có tính lý thuyết “trách nhiệm luôn gắn với cá nhân và cả doanh nghiệp thì việc có quy định mô hình doanh nghiệp thẩm định giá là công ty cổ phần sẽ không phù hợp” mà chưa có đánh giá về thực tiễn. Đề xuất chính sách này tác động rất lớn đến doanh nghiệp thẩm định giá, vì vậy cần được đánh giá một cách thận trọng”, VCCI lưu ý.

Luật Giá đã được triển khai và thi hành hơn 9 năm, khoảng thời gian này đủ dài để đánh giá về mức độ tác động của doanh nghiệp thẩm định giá ở loại hình công ty cổ phần đối với hoạt động thẩm định giá. Theo phân tích của VCCI, theo lý thuyết, mô hình công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn cơ bản không khác biệt, vì đều hoạt động dưới chế định trách nhiệm hữu hạn, cho dù công ty cổ phần có số cổ đông có thể lớn hơn. Thực tiễn tại Việt Nam, số cổ đông của một công ty cổ phần tương tự như trách nhiệm hữu hạn, ít khi nhiều hơn 50 thành viên.

VCCI đề nghị ban soạn thảo làm rõ hơn vấn đề “hoạt động của các công ty cổ phần thẩm định giá có những bất cập, khó khăn nào đến mức buộc phải loại bỏ loại hình doanh nghiệp này”. Dự thảo không cung cấp thông tin thực tiễn này, vì vậy lý do đưa ra đề xuất này chưa thực sự thuyết phục.

Trước đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập sau hơn nhiều thực hiện Luật giá số 11/2012/QH13, Bộ Tài chính đề xuất sửa Luật Giá, trong đó có quy định về thẩm định giá và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan.

Liên quan đến điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, dự thảo đánh giá, các quy định hiện hành về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đang quá “mở”, khiến cho việc thành lập và cấp phép hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trở nên dễ dàng.

Các doanh nghiệp thẩm định giá có chất lượng dịch vụ không tốt, cạnh tranh bằng cách hạ giá dịch vụ. Loại hình công ty cổ phần không phù hợp với tính chất của hoạt động thẩm định giá.

Do đó, Bộ Tài chính đưa ra hai đề xuất chính sách. Thứ nhất, nâng cao điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Cụ thể, điều kiện về số lượng của thẩm định viên về giá từ 03 lên 05 người, các thành viên góp vốn đều là thẩm định viên về giá, điều kiện của giám đốc chi nhánh tương ứng với điều kiện của giám đốc doanh nghiệp. Thứ hai, bỏ hình thức công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chủ tịch VCCI: Rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý

DNVN – Từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, trong những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”, rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý.

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Thêm quy định mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo nội dung mới được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, có hiệu lực vào đầu năm 2022…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Quốc hội luôn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm

Tại kỳ họp Quốc hội tới, Quốc hội sẽ lắng nghe các quyết sách lớn về kinh tế xã hội trong đó có việc đánh giá tác động của Covid-19 tới việc làm sinh kế người dân và tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Quảng Nam: Chống gian lận do giao dịch ngầm bất động sản

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 4681/UBND-KTN về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trong một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh…

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *