VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kiosk

VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kiosk

Cuối tháng 5/2021, Tập đoàn Masan (MSN) bất ngờ thông báo công ty thành viên là The Sherpa đã mua lại 20% vốn tại Phúc Long Heritage – chủ sở hữu thương hiệu Phúc Long. Thương vụ trên này giá trị 15 triệu USD, tương đương Masan định giá chủ chuỗi trà sữa Phúc Long vào khoảng 75 triệu USD (hơn 1.700 tỷ đồng).

Theo đó, Masan phát triển mô hình kios dựa trên thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa VinCommerce và Phúc Long, tận dụng mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart/VinMart+ trên toàn quốc.

Sự kết hợp này được đánh giá là hợp tác win – win, trong khi Masan đang tiến sâu vào ngành bán lẻ thì Phúc Long cũng cần một động lực để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt giữa bối cảnh thị trường chuỗi ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Tính đến hiện tại, động thái này bước đầu mang lại hiệu quả kinh doanh cho Masan. Trong đó, 41 kios Phúc Long đã đi vào hoạt động và đang góp thêm 5 triệu đồng vào doanh thu VinMart/VinMart+, giúp cải thiện biên EBITDA của các cửa hàng này lên gần 4%. Theo kế hoạch, Masan sẽ triển khai shop-in-shop, dự kiến có hơn 1.000 kios Phúc Long tích hợp tại các điểm bán của Vincommerce vào cuối năm 2021.

Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mục tiêu mở 1.000 kiosk trong giai đoạn 1-2 năm tới với kỳ vọng doanh thu trung bình đạt 5 triệu đồng/ngày/kios và theo phương án chia sẻ doanh thu 20%, ước tính VinCommerce có thể nhận được khoảng 350 tỷ đồng doanh thu hàng năm từ việc hợp tác này.

Tương ứng, doanh thu của Vincommerce trong năm 2021 ước đạt 32.623 tỷ đồng, tăng 5% so với mức thực hiện năm 2020.

Về phía Phúc Long, doanh thu của chuỗi sau khi về cùng nhà với Vincommerce cũng dự đạt thêm 1.750 tỷ đồng/năm. Không dừng lại ở thị trường trong nước, Phúc Long cũng đã mở rộng sang Mỹ và ghi nhận phản hồi tích cực.

Kỳ vọng, với sự hậu thuẫn bởi Masan, Phúc Long có cơ hội để nâng vị thế so với các đối thủ mạnh về vốn như Highland, Starbucks hay The Coffee House dự kiến tiếp tục được rót thêm vốn bởi Seedcom. Đặc biệt, VCBS nhấn mạnh biên lợi nhuận của Phúc Long sẽ được cải thiện mạnh sau khi hợp tác với Masan – đơn vị khá “mát tay” trong việc M&A được minh chứng qua Bột giặt NET, VinaCafé Biên Hòa…

VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kios - Ảnh 2.
VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kios - Ảnh 3.

Trước thềm bán cổ phần cho Masan, Phúc Long liên tục tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận trong vòng 5 năm trở lại đây. Riêng năm 2019, chuỗi đạt 779 tỷ đồng doanh thu, tăng 65% so với năm 2018.

Dù vậy, biên lợi nhuận Công ty khá thấp luôn ở dưới 1%. Sang năm 2019 lợi nhuận đột biến lên 20 tỷ đồng, tương đương biên lãi tăng đáng kể song cũng chỉ dừng ở mức 2,5%.

Hiện, Phúc Long sở hữu 2 nhà máy đạt chuẩn HACCP, độ phủ hơn 40 cửa hàng từ Bắc chí Nam. Thời gian tới, Công ty chủ trương tiếp tục tăng độ phủ hệ thống cửa hàng và phát triển sản phẩm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

WinCommerce đã tìm được ‘công thức chiến thắng’ trong ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với việc có lãi, ngay cả ông lớn Bách Hoá Xanh còn chưa làm được

WCM có quý đầu tiên đạt NPAT Post – MI (lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông sau khi loại trừ các khoản thu nhập và chi phí bất thường) 137 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Tin chứng khoán ngày 13/9: Sau khi thành công trên mảng nước mắm, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tấn công vào 2 lĩnh vực đầy tiềm năng thị trường thịt lợn quy mô 10 tỷ USD và thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ :


Nhu cầu mì gói, nước chấm tăng mạnh mùa dịch đẩy doanh thu Masan Consumer thêm cả nghìn tỷ, lãi quý 3 tăng 24%

Theo Hàng tiêu dùng Masan (MCH), động lực thúc đẩy doanh thu trong kỳ là chiến lược tăng trưởng dẫn dắt bởi các phát kiến mới, song song với kênh Thương mại hiện đại và chiến lược đô thị hóa tăng tốc. Ghi nhận, doanh số kênh MT trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 44,7% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Chia sẻ :


Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, đề xuất lập vùng đệm quanh nhà máy

Do vậy, đại diện Masan đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… ở gần nhà máy. Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.

Chia sẻ :


Thắng lớn nhờ mì gói mùa dịch, Masan bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực viễn thông di động

“Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa “Point of Life”, từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất”, ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group cho biết.

Chia sẻ :


Masan mua lại 70% cổ phần Mobicast, tích hợp vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”

Ngày 21/09, Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295.5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Chia sẻ :


Thịt mát, mì gói… “cháy hàng” mùa Covid-19: Masan thu về gần 2 tỷ USD doanh thu sau nửa đầu năm

Ghi nhận, giai đoạn đầu tháng 7, lượng tiêu thụ quá cao khiến MEATLife không kịp sản xuất để đáp ứng thị trường. Khấu trừ chi phí giá vốn, mảng thịt MEATLife mang về 1.308 tỷ lợi nhuận gộp, chiếm đến 14% tổng lợi nhuận Masan.

Chia sẻ :


Masan mua lại nhà mạng di động ảo Reddi

Masan vừa tiến thêm một bước xa trong việc tiếp cận chiếc ví của người tiêu dùng Việt Nam (gần 80%) bằng việc mua lại…

Chia sẻ :


Giải mã chiến lược phía sau những cú “đóng nhanh, cắt gọn” của Vingroup: Bán VinMart, VinEco cho Masan, dừng sản xuất Vsmart, giải thể nhanh Vinpro, Adayroi,…

Những thương vụ rút chân ra khỏi thị trường của Vingroup mấu chốt nằm ở chiến lược giảm từ đa dạng hóa về tập trung nguồn lực.

Chia sẻ :


De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *