“Vaccine số, kháng thể số” cho doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đại dịch Covid-19 với các làn sóng liên tiếp đang tạo áp lực lớn lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 11.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng, hơn 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.

Trong bối cảnh toàn nền kinh tế xã hội gần như đình trệ do Covid-19, một trong những thách thức khó khăn lớn nhất được các doanh nghiệp nêu ra hiện nay là vấn đề vận chuyển, lưu thông hàng hóa, dòng tiền và tiếp xúc với khách hàng.

Khảo sát của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho thấy, có 3 mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời điểm này là nguồn vốn, miễn giảm, giãn các nghĩa vụ thuế và thúc đẩy tiêm vaccine.

Bên cạnh đó, 9 vấn đề quan trọng nhất trong bài toán tìm lối ra cho doanh nghiệp trong cơn bão Covid đó là nguồn cầu giảm sút; khó khăn kết nối khách hàng; thiếu hụt nguồn tiền; nguồn cung khan hiếm đắt đỏ và tiêm vaccine để đảm bảo sức khỏe cho người lao động; hạn chế khi vận hành từ xa; cắt giảm chi phí tối đa; logistics vận chuyển; và kho bãi gặp khó khăn.

Trong lúc này, khi mặt trận y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vaccine toàn dân thì trên mặt trận kinh tế, các doanh nghiệp cũng đang mong mỏi những liều “vaccine kinh tế” giúp tìm lối thoát, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu và giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh, từ đó từng bước phục hồi kinh tế.

Bên cạnh sự gói hỗ trợ chính sách tiền tệ, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cũng cần chủ động tạo ra những “kháng thể” phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình, giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế tác động của dịch bệnh.

Chia sẻ những thông tin trên tại tọa đàm về liệu pháp số cho doanh nghiệp vượt dịch chiều ngày 18/8, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng, doanh nghiệp cũng giống như một thực thể sống, giống con người, cũng có thể nhiễm bệnh, trở nặng và có thể phá sản. Chỉ có điều tỷ lệ này là rất khác biệt. Nếu số người nhiễm Covid chiếm khoảng 2,8% thì theo các khảo sát, tỷ lệ “mắc bệnh” của doanh nghiệp lên đến gần 90% và tỷ lệ phá sản đến 8,6% số doanh nghiệp. Điều này để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh tế quốc gia.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra là làm thế nào để bảo vệ thành quả của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế để có thể vượt qua khó khăn, duy trì phát triển kinh doanh nếu như khi dịch bệnh phức tạp và con kéo dài?

Trong bối cảnh “ai ở đâu ở yên đó” hiện nay, các doanh nghiệp cần một liệu pháp số để có thể duy trì hoạt động không gián đoạn. Tại tọa đàm, đại diện FPT đã đưa ra liệu pháp số eCovax như một vaccine tạo kháng thể cho các doanh nghiệp có thể chỉ đạo điều hành, hoạt động một cách thông suốt. Giải pháp này tập trung vào giải quyết 3 thách thức lớn nhất của doanh nghiệp đang gặp phải để đảm bảo hoạt động thông suốt trong bối cảnh hiện nay: gồm vấn đề kinh doanh không giấy tờ, giao việc hiệu quả khi làm việc tại nhà và giải pháp họp trực tuyến.

Đại diện FPT nhấn mạnh, đây được coi như liều vaccine, những “kháng thể” số không thể thiếu giúp các doanh nghiệp điều hành, vận hành hoạt động thông suốt, vượt qua khủng hoảng của đại dịch Covid đang diễn biến phức tạp hơn dự đoán.

Theo khảo sát, có khoảng 39% doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp công nghệ thông tin để có thể hoạt động từ xa. Tuy nhiên, có tới 50% doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm các giải pháp.

Mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong duy trì làm việc từ xa là marketing trơn tru, kinh doanh, giao dịch thanh toán và ký kết hợp đồng không gián đoạn cũng như các quy trình vận hành nội bộ thông suốt. Doanh nghiệp cũng quan tâm phòng chống dịch an toàn cho nhân viên và có thể hoạt động, làm việc từ xa.

Ngoài ra, khi không thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, làm thế nào để chăm sóc, hiểu biết khách hàng đầy đủ là bài toán khó đặt ra với các doanh nghiệp…

Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ FP cho biết, trong số những vấn đề doanh nghiệp nêu ra trong bối cảnh giãn cách, có hai vấn đề quan trọng là cơ sở hạ tầng giúp nhân viên làm việc từ xa và thay đổi mô hình kinh doanh hoạt động để không gián đoạn.

Liệu pháp số eCovax sẽ giúp các doanh nghiệp sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng, trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề là không tiếp xúc, không gián đoạn và giúp doanh nghiệp không bị động với các nền tảng như tổng đài ảo, giao việc hiệu quả, chữ ký số và hợp đồng điện tử…  

Theo FPT, liệu pháp số này sẽ giúp các doanh nghiệp bổ sung các “kháng thể” cần thiết để tăng cường “hệ miễn dịch” trong quản trị vận hành, bán hàng, giảm thiểu tác động bởi dịch bệnh, đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển bứt phá trong tương lai.

 
Khảo sát tại tọa đàm:
Tình trạng vận hành của doanh nghiệp hiện nay:
– 265 vận hành hoàn toàn online
– 199 vận hành một nửa online, nửa offline
– 66 vẫn duy trì hoạt động offline
– 30 đơn vị gần như không vận hành
Những khó khăn lớn nhất khi vận hành doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh:
– Năng suất suy giảm khi làm việc từ xa: 280
– Ùn ứ giấy tờ, hóa đơn hợp đồng: 111
Doanh nghiệp có sẵn sàng đầu tư cho việc số hóa các hoạt động như quản lý nhân sự và văn phòng không giấy tờ:
– Có: 452
– Không: 124

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. HCM kêu gọi 5.000 chữ ký vào đơn “cầu cứu” Chính phủ

Đến sáng 30/8, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã nhận về gần 1.000 chữ ký trong đơn kiến nghị gửi tới Thủ tướng và hàng loạt Bộ trưởng, đề xuất tháo gỡ khó khăn…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


“Giá mua vaccine cao không bằng giá doanh nghiệp phải đóng cửa”  

Doanh nghiệp sẵn sàng trả bất cứ giá nào để mua được vaccine tiêm cho người lao động, vì so với giá mua vaccine, cái giá doanh nghiệp phải đóng cửa còn cao gấp hàng trăm lần…

Chia sẻ :


Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Đồng Nai ưu tiên vaccine cho doanh nghiệp sản xuất

Vaccine hiện được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và để duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tiêm phòng cho lao động đang làm việc trong các nhà máy giúp doanh nghiệp bớt lo lắng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *