Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu

Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu - Ảnh 1

Theo số liệu của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), sản lượng container năm 2020 của cảng Tân cảng Cát Lái (gọi tắt là cảng Cát Lái) đạt 5.585.086 TEU, chiếm trên 71% sản lượng container của cả khu vực cảng TP.HCM.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 sản lượng container của cảng Cát Lái đạt 2.891.339 TEU, chiếm trên 66,7% sản lượng container của cả khu vực cảng TP.HCM, trong đó nếu chỉ tính riêng sản lượng container xuất nhập khẩu trong tháng 6 của năm 2021 thì cảng Cát Lái đạt 486.213 TEU, chiếm khoảng 86% sản lượng container xuất nhập khẩu của cả khu vực cảng TP.HCM.

Như vậy, cảng Cát Lái đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển khu vực TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

LƯỢNG HÀNG HOÁ TỒN BÃI Ở CẢNG CÁT LÁI GẦN HẾT CÔNG SUẤT 

Theo Báo cáo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, sau 3 tuần thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 (tuần 27, 28, 29), sản lượng container xuất nhập tàu, sản lượng container giao nhận bãi, số lượt xe ra, vào cảng giao nhận hàng liên tục giảm so với cùng kỳ trước đó (so với tuần 24), kéo theo dung lượng tồn bãi cảng Cát Lái tăng cao.

 

Hàng tồn tăng đột biến, nguy cơ cảng Cát Lái ngưng tiếp nhận tàu

Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu - Ảnh 1

Cụ thể, sản lượng container xuất nhập thông qua cảng giảm lần lượt theo các tuần là 0,2%; 18,03% và 5,4%. Sản lượng giao container hàng nhập, nhận container hàng xuất giảm lần lượt 4,78%; 10,48% và 18,13%. Lượt xe ra/vào cảng giảm lần lượt 3,14%; 10,05% và 15,59%. Sản lượng tồn bãi tiệm cận mức tối đa cho phép, đặc biệt sản lượng hàng nhập luôn trên 100% công suất.

Nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa phản ánh, tình trạng ùn tắc giao thông bên ngoài cảng Cát Lái làm các doanh nghiệp luôn rơi vào tình cảnh giao nhận hàng không đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

Hơn nữa, năng lực vận chuyển hàng hóa cũng giảm hẳn, thay vì một ngày vận chuyển được từ 13-14 container nhưng vì ùn tắc giảm chỉ còn 5-7 container. Ngoài tình trạng ùn ứ giao thông thường trực trên liên tỉnh lộ 25B, xa lộ Hà Nội… xe của doanh nghiệp vận tải hàng hóa cho cảng chỉ được chạy vào ban đêm, do đó chi phí cho một lần vận chuyển hàng cũng tăng lên.

Hiện nay lượng hàng hóa, container tồn bãi ở cảng Cát Lái luôn gần hết công suất, nhất là dung lượng dành cho hàng nhập chạm ngưỡng 100% công suất. “Với đặc thù hoạt động của cảng Cát Lái (từ trước đến nay thường xuyên trong tình trạng gần hết công suất), nếu hàng hóa tiếp tục chậm luân chuyển như vậy sẽ làm cho cảng hết sức chứa, phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng bớt hàng trên bãi dẫn đến nguy cơ phải gián đoạn hoạt động như đã xảy ra tại các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch vừa qua. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam”, Bộ Công Thương nhận định.

CẦN GIẢI PHÓNG HÀNG HOÁ RA KHỎI CẢNG 

Nguyên nhân của tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái theo Bộ Công Thương, do nhiều nhà máy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Một số ít doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, “2 địa điểm, 1 cung đường” nhưng cũng đều phải cắt giảm sản lượng. Tình trạng này dẫn đến việc các doanh nghiệp dừng hoạt động không thể tiếp nhận các container nguyên liệu nhập khẩu, container bị lưu lại cảng nhiều gây ùn tắc tại cảng.

 

Đẩy nhanh tốc độ kiểm tra chuyên ngành tại cảng Cát Lái, sớm giải phóng hàng hóa

Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu - Ảnh 2

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nhân lực cho dây chuyền sản xuất tại cảng. Theo Báo cáo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, để duy trì hoạt động liên tục cho cảng Cát Lái, lượng nhân sự cần thiết phải có mặt tại hiện trường trong ngày (03 ca sản xuất) khoảng 500 người. Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 (các trường hợp bị F0, F1, cách ly, phong tỏa trong các khu vực; quy định hạn chế đi lại …) đã làm lực lượng lao động của cảng Cát Lái hiện tại giảm xuống khoảng 50% (chỉ còn 250 người/ngày).

Cảng đã linh hoạt cắt giảm tối đa quân số cho mỗi dây chuyền, thay đổi bằng mô hình điều hành tập trung nhưng tình hình thiếu hụt nhân sự, nhất là công nhân xếp dỡ tàu ngày càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, cảng Cát Lái đã bố trí mô hình “3 tại chỗ”, nhưng do đặc điểm sản xuất của cảng khác với các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất là hoạt động không tập trung trong nhà kín mà phân tán tại nhiều địa điểm ở ngoài trời (trên cầu tàu, bãi hàng, trên các phương tiện cơ giới…) nên mô hình này ít hiệu quả.

Mặt khác khi tập trung số lượng đông công nhân, người lao động ăn, ở, sinh hoạt cùng một địa điểm lại làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do vậy, năng suất bốc dỡ, giải phóng tàu cũng bị ảnh hưởng.

Để giải bài toán này, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số biện pháp.

Thứ nhất, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, làm việc với cảng Cát Lái nói riêng và các cảng biển lớn khác trên cả nước nói chung để khẩn trương đưa ra giải pháp cụ thể như nâng cao năng lực giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng, rà soát và làm việc cụ thể với từng chủ hàng có hàng tồn tại cảng để đưa ra phương án thống nhất tháo gỡ vướng mắc sớm nhận hàng.

Thứ hai, nâng cao năng lực khai thác của bãi cảng, chủ động điều chỉnh xếp container từng khu vực để tăng khả năng tiếp nhận hàng nhập khẩu, đồng thời nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi, điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng, điều chỉnh thời gian tiếp nhận container hàng xuất phù hợp.

Thứ ba, phối hợp với các bên điều tiết lượng hàng nhập về cảng Cát Lái, tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, Hiệp Phước về Cát Lái mà các chủ hàng cần nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc Hiệp Phước, các cảng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nơi gần nhà máy, doanh nghiệp của mình. Các chủ hàng, hãng tàu cần hạn chế số chuyến tàu hoặc giãn tiến độ nhập container với hàng nhập của các doanh nghiệp, nhà máy đang giảm quy mô và sản lượng sản xuất.

Thứ tư, đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan nghiên cứu cơ chế cho phép cảng Cát Lái vận chuyển container hàng nhập khẩu nói chung, trong đó có cả loại container tồn đọng trên 90 ngày từ cảng Cát Lái về lưu giữ, thông quan, giao cho khách hàng tại các cơ sở của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn là cảng Tân cảng Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh), các ICD Tân cảng Long Bình, ICD Tân cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai), ICD Tân cảng Sóng Thần (Bình Dương). Qua đó giảm tải và tăng năng lực chứa tại cảng Cát Lái, giảm tình trạng ùn tắc hiện nay.

Về phía Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, nguyên container khi vận chuyển và lưu trữ.

Thứ năm, do tính chất đặc thù của hoạt động tại cảng biển nói chung, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương có cảng biển xem xét phương án khi có ca nhiễm Covid-19 thì một mặt cách ly những đối tượng liên quan, mặt khác vẫn cho phép cảng hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu kép của Chính phủ đã đặt ra “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Thứ sáu, giao Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn xem xét giảm giá lưu container, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng Cát Lái của các doanh nghiệp đang bị dừng sản xuất do tác động của dịch Covid-19…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đơn hàng container tăng cao, quý 2 Cảng Đồng Nai (PDN) lãi 54 tỷ đồng tăng 44% so với cùng kỳ

Luỹ kế nửa đầu năm 2021, Cảng Đồng Nai (PDN) lãi sau thuế 92 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ, EPS đạt 4.360 đồng.

Chia sẻ :


Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Chủ tịch Hải An (HAH) Vũ Ngọc Sơn: Giá cước vận tải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, doanh nghiệp cảng biển có đủ cơ sở tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tốt

Theo dự đoán, Việt Nam sẽ cơ bản khống chế được dịch trong tháng 8, vì vậy kinh tế sẽ hồi phục và phát triển mạnh từ tháng 9 trở đi, tất cả các doanh nghiệp cảng biển sẽ tập trung hoàn tất Hợp đồng của năm 2021 và tiến hành ký, thực hiện Hợp đồng cho năm 2022. Do vậy lượng hàng thông qua các cảng biển sẽ liên tục tăng, các cảng có cơ sở để duy trì và đạt lợi nhuận cao trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022.

Chia sẻ :


Cần 313.000 tỷ đồng và 33.600 ha đất để phát triển hệ thống cảng biển

Để phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến 2030, cần sử dụng khoảng 33.600 ha đất và khoảng 606.000 ha mặt nước. Đồng thời, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 313.000 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Chia sẻ :


Hiệu quả tích cực từ soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu của ngành Hải quan

6 tháng đầu năm 2021, hiệ suất, hiệu quả soi chiếu của ngành Hải quan đạt trên 64.000 container, tăng 2,01 lần so với cùng kỳ năm 2020; lượng container nghi vấn tăng cao gấp 4,78 lần; số lượng container vi phạm tăng gấp 1,75 lần song với cùng kỳ năm trước… Kết quả này mang lại từ việc ngành Hải quan đẩy mạnh công tác soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu được hưởng nhiều đặc quyền

Các đơn vị hải quan sẽ tạm dừng việc kiểm tra thực tế điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan tại doanh nghiệp, người làm thủ tục hải quan được nộp bản scan một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp mà doanh nghiệp chậm làm thủ tục hải quan…

Chia sẻ :


Chịu gánh nặng cước vận tải biển, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng

DNVN – Mặc dù xuất khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng trưởng khả quan, nhưng “gánh nặng” cước vận tải biển đang khiến lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Chia sẻ :


Để logistics trở thành ‘lực đẩy’ kinh tế nông nghiệp

Logistics nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị nông sản. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, dịch vụ logistics chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để có thể trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho toàn ngành kinh tế nông nghiệp.

Chia sẻ :


The Economist: Khi chi phí vận tải không giảm, tàu hết chỗ nằm chờ, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng ra sao?

Liệu tắc nghẽn kéo dài có làm thay đổi mô hình thương mại toàn cầu?

Chia sẻ :


Hải Phòng “hút”  hơn 6,4 nghìn tỷ đồng xây dựng cảng biển

Sáng 27/9 tại Hải Phòng, Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco đã chính thức được thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư “Dự án xây dựng Bến số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *