Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Masan MEATLife (MML) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thông qua kế hoạch tái cấu trúc bằng việc tách mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) và cho phép công ty chuyển đổi thành nền tảng kinh doanh chỉ tập trung vào thịt có thương hiệu.

Trong kế hoạch tái cấu trúc, MML sẽ hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi với tổng trị giá 7.284 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm. Lãi suất chi trả 2%/năm thanh toán một lần, đồng thời gốc của một phần hoặc toàn bộ trái phiếu có thể được thanh toán bằng cổ phần của CTCP MNS Feed (công ty do MML sở hữu) tối đa 99,99% vốn điều lệ của MNS Feed. Giá giao dịch là 10.000 đồng/cp.

Theo danh sách cổ đông lớn của MML, Masan Group đang nắm giữ gần 79% cổ phần MML, Công ty TNHH Tầm nhìn Masan hơn 9% và VN Consumer Meat II gần 7,1%. Đây chính là những người mua chính trong đợt phát hành sắp tới của MML.

Masan MEATLife tiền thân là Masan Nutri Science (MNS), được đổi tên và đưa cổ phiếu lên sàn từ năm 2019. MML được xây dựng với tầm nhìn khai phá thị trường thịt heo quy mô 10 tỷ USD của Việt Nam.

Trước đó, trong năm 2015, Tập đoàn Masan đã hợp nhất hai doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi của mình là Anco và Proconco thành Masan Meatlife, ba năm sau đó bắt đầu bán thịt mát MeatDeli. Trong quý I/2021, lợi nhuận sau thuế của Masan Meatlife đã vọt tăng hơn 10 lần lên hơn 146 tỷ đồng.

Cũng theo kế hoạch, sau khi tách riêng mảng thịt, MML sẽ hướng tới 10% thị phần vào năm 2025, tương ứng doanh thu từ 35.000-45.000 tỷ đồng, với sản phẩm thịt mát và thịt chế biến ngang bằng nhau. Tỷ suất sinh lời của mảng thịt được kỳ vọng ở mức rất cao, gấp đôi mức 17% hiện tại của Tập đoàn Masan.MEATLife hiện có hai nhà máy chế biến tại Hà Nam và Long An, cùng công suất 1,4 triệu con/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.

Theo Bloomberg, Tập đoàn Masan cũng muốn huy động 1 tỷ USD để đầu tư cho mảng thức ăn chăn nuôi, trong đó bao gồm bán cổ phần cho đối tác chiến lược.

Gần đây, cổ phiếu MML tăng điểm mạnh, tăng từ mức 60.000 đồng/cp hồi đầu tháng 7 lên mức gần 80.000 đồng/cp như hiện tại và trở thành doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD.

Masan của ông Nguyễn Đăng Quang trong vài năm gần đây dồn dập huy động vốn quốc tế. Hồi giữa tháng 8/2021, Masan huy động thêm 200 triệu USD từ quỹ PE Hàn Quốc.

Tháng 4/2021, Masan bán lại 16,3% cổ phần tại VinCommerce cho SK Group với giá 410 triệu USD. Hiện SK Group đang sở hữu 29,2% cổ phần VinCommerce, đơn vị vận hành chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+.

Trong tháng 6/2021, Masan đã huy động 400 triệu USD từ nhóm cổ đông Alibaba và Baring Private Equity Asia cho The CrownX, với định giá gần 7 tỷ USD. Sau đợt phát hành này, tỷ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

​ Biến động VN-Index.

Trong quý II/2021, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 21,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận cũng đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Thịt mát, mì gói… “cháy hàng” mùa Covid-19: Masan thu về gần 2 tỷ USD doanh thu sau nửa đầu năm

Ghi nhận, giai đoạn đầu tháng 7, lượng tiêu thụ quá cao khiến MEATLife không kịp sản xuất để đáp ứng thị trường. Khấu trừ chi phí giá vốn, mảng thịt MEATLife mang về 1.308 tỷ lợi nhuận gộp, chiếm đến 14% tổng lợi nhuận Masan.

Chia sẻ :


Phó TGĐ Vincommerce: Biện pháp “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, đề xuất lập vùng đệm quanh nhà máy

Do vậy, đại diện Masan đề xuất Thủ tướng và lãnh đạo địa phương cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… ở gần nhà máy. Tại đây, lao động vừa có thể ăn nghỉ, giãn cách và thực hiện thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh.

Chia sẻ :


Masan mua lại nhà mạng di động ảo Reddi

Masan vừa tiến thêm một bước xa trong việc tiếp cận chiếc ví của người tiêu dùng Việt Nam (gần 80%) bằng việc mua lại…

Chia sẻ :


Thắng lớn nhờ mì gói mùa dịch, Masan bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực viễn thông di động

“Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa “Point of Life”, từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất”, ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group cho biết.

Chia sẻ :


Masan mua lại 70% cổ phần Mobicast, tích hợp vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”

Ngày 21/09, Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295.5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Chia sẻ :


Nhu cầu mì gói, nước chấm tăng mạnh mùa dịch đẩy doanh thu Masan Consumer thêm cả nghìn tỷ, lãi quý 3 tăng 24%

Theo Hàng tiêu dùng Masan (MCH), động lực thúc đẩy doanh thu trong kỳ là chiến lược tăng trưởng dẫn dắt bởi các phát kiến mới, song song với kênh Thương mại hiện đại và chiến lược đô thị hóa tăng tốc. Ghi nhận, doanh số kênh MT trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 44,7% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Chia sẻ :


WinCommerce đã tìm được ‘công thức chiến thắng’ trong ngành bán lẻ nhu yếu phẩm với việc có lãi, ngay cả ông lớn Bách Hoá Xanh còn chưa làm được

WCM có quý đầu tiên đạt NPAT Post – MI (lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông sau khi loại trừ các khoản thu nhập và chi phí bất thường) 137 tỷ đồng.

Chia sẻ :


VCBS: Về với Masan, chuỗi Phúc Long có thể cải thiện biên lợi nhuận và đạt 1.750 tỷ doanh thu/năm với mô hình kiosk

Mục tiêu mở 1.000 kiosktrong giai đoạn 1-2 năm tới với kỳ vọng doanh thu trung bình đạt 5 triệu đồng/ngày/kios và theo phương án chia sẻ doanh thu 20%, ước tính VinCommerce có thể nhận được khoảng 350 tỷ đồng doanh thu hàng năm từ việc hợp tác với Phúc Long.

Chia sẻ :


Masan Group đặt mục tiêu lợi nhuận giảm gần 32%

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt từ 90.000 – 100.000 tỷ đồng, tăng 1,5-12,8% so với kết quả năm 2021.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *