Tỷ phú cá chạch lẩu ở miền Tây

Đó là biệt danh của anh Trần Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vì anh đã cho cá chạch lấu sinh sản thành công. Khởi nghiệp từ cá kiểng, nhưng nhờ sự đam mê cộng một chút liều lĩnh, anh Hùng đã trở thành tỉ phú với cá chạch lấu – giống cá có giá trị thương phẩm cao.

Anh Hùng đang kiểm tra cá chạch lấu bố mẹ.

Khởi nghiệp từ cá kiểng

Năm 2009, anh Hùng tốt nghiệp ngành thủy sản Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ rồi đi làm tại trại cá của một người quen ở Cần Thơ. Trong quá trình đi làm, anh học liên thông để nhận bằng kỹ sư thủy sản và trở về quê nuôi cá kiểng.

“Học ra trường, đi làm chưa bao lâu, năm 2011, tôi về quê nuôi cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng bán làm kiểng. Nhiều người trong xóm bàn ra tán vô, nói tôi nuôi nhiều rồi bán cho ai. Nhưng vì đam mê, lại có sẵn đất của gia đình nên tôi không quan tâm bà con nói gì, chỉ chuyên tâm làm thế nào sản xuất đạt hiệu quả” – anh Hùng kể.

Vốn có kỹ thuật từ trường lớp cùng với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian đi làm ở trại cá, những lứa cá kiểng đầu tiên của anh Hùng rất thành công.

Tiếng lành đồn xa, khách hàng đặt nhiều nên anh mở rộng dần diện tích nuôi lên hàng chục bể cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng với tổng số lượng cá có khả năng cung cấp hàng chục ngàn con giống, mỗi năm thu về hơn trăm triệu đồng.

Anh Hùng cho biết: “Làm cá kiểng một thời gian, tôi thấy thị trường dần bão hòa, do đó phải tìm vật nuôi mới, “độc” nhưng phải có giá trị kinh tế cao. Sau khi suy đi tính lại, 8 năm trước, tôi quyết định chọn con cá chạch lấu”.

Tỉ phú cá chạch lấu

Tuy cá chạch lấu là loài có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian qua người nuôi thường tận dụng nguồn giống trong tự nhiên, số người cho cá sinh sản được rất ít. Ðể có nguồn giống tốt, anh Hùng khăn gói lên tận vùng biên giới giữa Ðồng Tháp và Campuchia để tìm mua cá bố mẹ.

Anh Hùng nhớ lại: “Tuy đã tính kỹ nhưng khi đi vào thực tế lại rất gian nan. Chuyến đầu tiên, tôi gom được khoảng 120kg cá giống (giá 200.000 đồng/kg) chở về đến nơi thì hao hết phân nửa.

Sau đó, do cá không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước cộng thêm việc tôi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi nên cá cứ thế hao hụt dần. Tôi phải tìm thêm nguồn giống bổ sung, rồi trong quá trình nuôi, tích lũy dần kinh nghiệm để cho cá sinh sản”.

Sau khi thuần dưỡng thành công, hằng năm, khoảng đầu tháng 3 đến tháng 9 anh Hùng cho ép giống khoảng 100 con cá bố mẹ (trong 3 bể xi măng).

 

Mỗi con cá bố mẹ thường được cho sinh sản trong 2 năm (khoảng 6 lần, mỗi lần sinh sản khoảng 1.000 cá con) thì phải thải loại.

Theo kinh nghiệm của anh Hùng, trước khi cho sinh sản, phải thuần dưỡng cá bố mẹ thật kỹ đến khi thành thục, mang trứng bắt đầu kích thích để vuốt lấy trứng.

Sau đó, trứng cá được thụ tinh lên vỉ lưới dựng đứng trong bể xi măng, có mực nước từ 0,6-0,7m, sục khí ôxy liên tục 24/24 giờ. Lúc ép cá giống phải đảm bảo nhiệt độ môi trường nước từ 28-290C, lượng ôxy từ 3,5mg/lít nước trở lên.

“Khó khăn nhất là khi trứng nở thành cá bột, lúc này việc cho cá ăn rất quan trọng. Thức ăn của cá chạch lấu chủ yếu là trứng nước và trùn chỉ, nên nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh ký sinh trùng gây bệnh, làm cá hao hụt nhiều, thậm chí là chết hết… Do đó, trong quá trình ép, phải cẩn thận theo dõi từng giai đoạn, cho đến khi cá gần bằng ngón tay út thì mới an toàn” – anh Hùng chia sẻ.

Từ giá trị mà cá chạch lấu mang lại, nhiều hộ nuôi trong và ngoài tỉnh đã đến cơ sở của anh Hùng mua giống về nuôi thương phẩm hoặc mua cá bột về dưỡng để bán cá giống. Chính vì vậy lượng cá giống do anh sản xuất luôn không đủ cung cấp.

Anh Hùng cho biết, thời gian dưỡng cá bột mất 2 tháng 10 ngày mới bắt đầu giao cho khách hàng. Riêng cá thương phẩm phải mất 10 tháng mới đạt trọng lượng 500gr/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi, cá càng lớn, giá bán càng cao.

Hiện nay, trong trại của anh Hùng lúc nào cũng dự trữ cá bố mẹ để đảm bảo sản xuất giống đủ cung cấp cho khách hàng ở ÐBSCL, một số tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Cá chạch lấu hàng năm đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, vào thời điểm này, mỗi tháng bình quân anh Hùng sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá giống, giá bán từ 7.000-15.000 đồng/con tùy kích cỡ và anh thu lời hơn 1 tỉ đồng.

Hiện anh Hùng đang mở rộng thêm diện tích nuôi cá chạch thương phẩm gồm 5 bể đất lót bạt, mỗi bể rộng 225m2, ước tính sẽ thu hoạch 5 tấn có trọng lượng từ 350-500gr/con, dự kiến nếu bán, anh sẽ lời trên 1,2 tỉ đồng.

Anh Hùng cho biết: “Giá cá chạch lấu thương phẩm đang được thương lái mua khoảng 300.000 đồng/kg, do đó tôi đã chuẩn bị nhiều cá hậu bị để cho sinh sản bán giống, ngoài ra còn để một phần lại mở rộng nuôi cá thịt bán nhằm tăng thu nhập”.

Năm 2015, anh Hùng được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của vì có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường.

Năm 2017, anh được Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương và UBND tỉnh Hậu Giang tặng bằng khen. Mô hình của anh Hùng là điểm tham quan, học tập của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.

Bài, ảnh: Bình Nguyên/Báo Cần Thơ

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tỷ phú ốc ở tuổi 23

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ :


Thanh niên 8x bỏ viên chức nhà nước về nuôi cá Koi Nhật Bản, mỗi năm xuất bán hàng nghìn con

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, từng làm viên chức nhà nước nhưng cuối cùng anh Trần Thướt Vỹ (34 tuổi, trú quận Hải Châu) xin nghỉ hẳn để dành tâm huyết cho khởi nghiệp bằng việc kinh doanh cá Koi Nhật Bản. 

Chia sẻ :


Cặp vợ chồng cử nhân sư phạm Thanh Hóa về quê làm… nông trại mắc ca

Cùng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng cặp vợ chồng Đỗ Trọng Học (SN 1985) và Phạm Thị Thu (SN 1987) đã lựa chọn về quê làm nông dân, phát triển nông nghiệp từ những cây trồng có giá trị ngay tại Như Xuân, Thanh Hóa.

Chia sẻ :


Khởi nghiệp với hoa lan và tắc kè

Từ đam mê nuôi cây con đặc sản, anh Hà Đức Ba ở thôn Cóc Khiểng, xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chia sẻ :


De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, trái mọc chi chít gốc, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Mỗi tháng thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng dừa sáp, anh Đặng Minh Bé (Trà Vinh) tiếp tục mở rộng vườn dừa, tuyển chọn những cây dừa sáp trái sai, tròn đều để sản xuất giống dừa sáp cấy phôi cung ứng ra thị trường.

Chia sẻ :


MB ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hưng Thịnh Land

Ngày 18/3/2022 tại Tp.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB) và Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land đã ký thỏa thuận…

Chia sẻ :


8X người Mường bỏ nghề giáo về quê ‘hốt bạc’ từ nuôi gà 9 cựa

Gác lại sự nghiệp “gõ đầu trẻ”, chàng trai người dân tộc Mường – Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.

Chia sẻ :


Khó mua tôm, cá ở TP.HCM

Khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ khiến thủy, hải sản ở nhiều địa phương bị ùn ứ, rớt giá mạnh. Trong khi đó, người dân TP.HCM lại khó mua được loại thực phẩm này.

Chia sẻ :


Ngân hàng “mất đứt” 28 nghìn tỷ đồng chứ không phải chuyện trên ti vi

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, muốn ngân hàng có thể hỗ trợ tiếp doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp khó khăn, dưới chuẩn, cần phải có cơ chế và chính sách ở mức cao hơn…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *