Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng cổ phiếu ở mức cao

Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng cổ phiếu ở mức cao

Theo báo của phân tích của CTCP Chứng khoán SSI, trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tương đối lớn cổ phiếu được dùng làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp.

Loại trừ cổ phiếu ngân hàng và định chế tài chính khác hầu hết không có tài sản đảm bảo, các TPDN doanh nghiệp còn lại: 18,6% được đảm bảo bằng bất động sản, 11% đảm bảo bằng tài sản, 33% được đảm bảo một phần bằng tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu, 9,3% được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu và 28% không có tài sản đảm bảo.

Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng cổ phiếu ở mức cao - Ảnh 1.

Có 29.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành nửa đầu năm).

SSI lưu ý rằng việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa vì khi sự kiện vi phạm xảy xa, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng cổ phiếu ở mức cao - Ảnh 2.

Trong 6 tháng đầu năm, gần 209 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ra thị trường, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Trong đó quán quân phát hành là các doanh nghiệp bất động sản (chiếm 44,2%), ngân hàng (32,7%), năng lượng và khoáng sản (7,1%), định chế tài chính phi ngân hàng (5,4%), phát triển hạ tầng (2,9%) và các doanh nghiệp khác.

Tính riêng trong quý 2, lượng phát hành trái phiếu tăng vọt trở lại, đạt 164 nghìn tỷ đồng. Con số này gấp 3,66 lần quý 1 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có 700 triệu USD (16.000 tỷ đồng) là trái phiếu quốc tế của CTCP Vingroup và CTCP Bất động sản BIM.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


Hưng Thịnh Land tiếp tục phát hành 1.800 tỷ trái phiếu, nâng tổng giá trị huy động từ đầu năm lên hơn 8.000 tỷ đồng

Lãi suất được kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, được phát hành thành nhiều đợt trong năm 2021 và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có thứ tự ưu tiên thanh toán ít nhất ngang bằng với các nghĩa vụ chung khác không được đảm bảo.

Chia sẻ :


Hơn 50% thị phần tư vấn trái phiếu doanh nghiệp thuộc về công ty chứng khoán có ngân hàng hậu thuẫn

Hiện nay, có khoảng 50 công ty chứng khoán được cấp phép tham gia vào các hoạt động liên quan của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phát Đạt mua lại 150 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố sẽ tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9 năm 2021…

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Ngân hàng vẫn dẫn đầu khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng ráo riết phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 với mức lãi suất chủ yếu thả nổi…

Chia sẻ :


Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ loạt cái tên mới

Nhiều công ty bất động sản đổ xô phát hành trái phiếu, tuy nhiên phần lớn đến từ các doanh nghiệp chưa niêm yết, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Vì sao doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu?

Ngân hàng bị siết dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và điều kiện phát hành trái phiếu dễ dàng hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ trong vài năm gần đây.

Chia sẻ :


Thời khó của trái phiếu bất động sản

 VCBS khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, có thể cân nhắc tất toán bán lại trước thời hạn và chấp nhận chi phí phạt hoặc bán với giá chiết khấu.

Chia sẻ :


Thận trọng trước chào mời, cam kết của tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp

Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng với việc chào mời và cam kết của các tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ; trong đó có việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không nên mua TPDN chỉ vì lãi suất cao.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *