Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD
Để trở thành doanh nhân thành đạt ông Su Jin Lee cho rằng phải có niềm đam mê. Đó là điều mà Su Jin Lee sở hữu khi dấn thân vào con đường kinh doanh. Ông là nhà sáng lập của Yanolja, một nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến chuyên về “khách sạn tình yêu”. Startup của ông đã trở thành ‘kỳ lân’ mới nhất của Hàn Quốc.
Khách sạn tình yêu là một mô hình lưu trú ngắn hạn, trả tiền tính theo giờ phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Lee thành lập Yanolja tại Seoul năm 2007 với mục đích hiện đại hóa thị trường mà anh coi là có “vấn đề”. Kể từ đó, công ty này đã phát triển thành một doanh nghiệp khách sạn tỷ đô với 32 triệu lượt tải ứng dụng.
Bắt nguồn từ Nhật Bản, các phòng nghỉ đầy mê hoặc đã nổi lên ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1980 trong thời đại tự do hóa tình dục ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong những thập kỷ sau đó, ngành công nghiệp khách sạn này đã bị lên án do các hiệp hội cho rằng đây là nơi sản sinh các hoạt động bất hợp pháp và gây ra nhiều vấn đề về đời sống hôn nhân.
Ông Su Jin Lee từng chia sẻ, khách sạn tình yêu không mang ý nghĩa tiêu cực như vậy. Mồ côi từ nhỏ, ông làm nhân viên an ninh tại một khách sạn tình yêu năm 23 tuổi và luôn biết ơn công việc này vì đã cho anh một nơi để ở và mức lương ổn định.
Vào năm 2004, khi đạo luật chống mại dâm được thông qua, đe dọa giết chết ngành kinh doanh khách sạn tình yêu, Lee đã coi đây là một cơ hội. Anh bắt đầu bằng việc tạo ra một nền tảng quảng cáo trực tuyến để chủ sở hữu khách sạn có thể thu hút khách hàng mới. Năm 2017, trang đặt phòng Yanolja chính thức ra đời.
Để startup của mình phát triển, Lee đã triển khai các dịch vụ cải tạo của Yanolja để giúp các khách sạn tình yêu “làm sạch” hình ảnh và nhắm tới đối tượng khách hàng mới. Hai nhóm đối tượng khách hàng mà Lee nhắm tới là các cặp vợ chồng trẻ và khách du lịch tự túc muốn tìm chỗ ở ngắn hạn.
Ở Hàn Quốc, thông thường người trẻ sẽ sống cùng bố mẹ cho đến khi kết hôn. Chính vì vậy, khách sạn tình yêu đã trở thành một nơi “đi trốn” hấp dẫn để họ tránh được con mắt tò mò của gia đình. Hơn nữa, ngành công nghiệp du lịch vào năm 2017 bùng nổ đã khiến cho xứ sở kim chi trở thành một trong những thị trường du lịch lớn nhất châu Á.
Nền tảng kiếm tiền từ hoa hồng, có tốc độ tăng trưởng hàng năm trước đại dịch là 70% và có hơn 20.000 phòng đối tác trên khắp Hàn Quốc. Gần một nửa, xấp xỉ khoảng 46.000 nhà trọ và nhà nghỉ của nước này là đối tác với Yanolja, với doanh thu hàng năm hơn 3,6 tỷ USD.
Chính sự tăng trưởng đó cũng đã được tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ năm 2019, công ty đã huy động được gần 242 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Singapore GIC và Booking Holdings, một công ty của Hoa Kỳ đứng sau các trang web du lịch như Booking.com. Ở vòng gọi vốn hồi tháng 6/2019, startup này được định giá một tỷ USD, trở thành “kỳ lân” thứ tám của Hàn Quốc và là thành viên mới nhất tham gia vào cộng đồng các nền tảng du lịch như Airbnb, OYO và Klook.
Ông Kim cho biết: “Tôi nghĩ lý do chúng tôi có thể đạt trạng thái kỳ lân vì Yanolja là khách sạn số 1 ở Hàn Quốc. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi đang cố gắng để trở thành khách sạn số 1 trên toàn cầu”.
Điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng sang các dịch vụ khác như đặt phòng và trải nghiệm các hoạt động giải trí. Ngoài ra, Yanolja cũng đã phát triển một loạt dịch vụ phần mềm để giúp các khách sạn đối tác tự động hóa quy trình check-in và nhiều dịch vụ khác. Theo Kim, khách sạn chỉ là một trong những dịch vụ của họ và Yanolja đang hướng tới việc cung cấp một gói tổng thể cho người dùng.
Không những vậy, trong tầm nhìn hồi sinh ngành công nghiệp khách sạn tình yêu của mình, Lee còn có mục tiêu đưa Yanoljia lên sàn chứng khoán. Việc IPO nếu thành công sẽ đánh dấu sự chuyển đổi hoàn toàn của một ngành công nghiệp bị che giấu trong bí mật bấy lâu nay.
“Chúng tôi chưa tìm ra thời điểm thích hợp nhất vì cần xem xét tình hình của thị trường. Chính vì thế, Yanolja cần sẵn sàng bất cứ lúc nào để IPO”, Kim chia sẻ.
Phản hồi