Từ đứa trẻ miền núi trở thành CEO của thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc: “Danh sư xuất cao đồ”, biết tự nhận thức về bản thân là bí quyết để thành công

Từ đứa trẻ miền núi trở thành CEO của thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc: “Danh sư xuất cao đồ”, biết tự nhận thức về bản thân là bí quyết để thành công

Lớn lên ở vùng núi, Trần Minh Vĩnh dựa vào đâu để tiến thân?

Trần Minh Vĩnh sinh năm 1969 trong một gia đình bình thường ở vùng núi thuộc Tứ Xuyên. Từ thành phố đến thị trấn phải mất 3 tiếng rưỡi lái xe, đến thị trấn còn phải phải leo mấy sườn đồi, băng qua mấy cây cầu mới về tới nhà. 

Khi còn nhỏ, ngày nào ông cũng phải đến thị trấn để học. Ông hiểu rằng muốn thay đổi hoàn cảnh, cách duy nhất chính là phải đi học. Chỉ khi học hành tới nơi tới chốn, ông mới có thể thoát khỏi nơi đây.

Từ đứa trẻ miền núi trở thành CEO của thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc: Danh sư xuất cao đồ, biết tự nhận thức về bản thân là bí quyết để thành công - Ảnh 1.

Ông trời không phụ lòng người, Trần Minh Vĩnh trúng tuyển vào chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử và Thông tin của Đại học Chiết Giang với thành tích rất xuất sắc. Khi sắp tốt nghiệp đại học, ông đến thực tập tại Subor. Tại đây, ông gặp Đoàn Vĩnh Bình – vị cố vấn có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời ông.

Bản thân Trần Minh Vĩnh đã là một người ưu tú, từ một nhân viên thực tập bình thường, ông được thăng chức thành giám đốc văn phòng. Nếu không có năng lực, liệu ông có thể tiến thân nhanh như vậy không? Chắc chắn là không. Cũng chính vì khả năng xuất chúng của mình mà ông đã chiếm được sự chú ý của Đoàn Vĩnh Bình.

Làm việc ở Subor đã giúp Trần Minh Vĩnh đặt nền móng cho bản thân, tại đây ông đã học được rất nhiều kiến ​​thức cơ bản. Khi Đoàn Vĩnh Bình rời Subor để chuẩn bị đầu quân cho BBK, Trần Minh Vĩnh đã chọn ra đi cùng Đoàn Vĩnh Bình.

Đoàn Vĩnh Bình đã mua lại thương hiệu BBK với giá cao, cử cánh tay phải đắc lực của mình là Trần Minh Vĩnh đến Công ty con Điện tử Nghe nhìn BBK để làm quản lý. Sau một vài năm, Trần Minh Vĩnh trở thành lãnh đạo của công ty.

Từ đứa trẻ miền núi trở thành CEO của thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc: Danh sư xuất cao đồ, biết tự nhận thức về bản thân là bí quyết để thành công - Ảnh 2.

Trần Minh Vĩnh chính là một trong những học trò thành công nhất của Đoàn Vĩnh Bình. Ảnh: Toutiao

Phong cách quản lý của Trần Minh Vĩnh thực sự rất đặc biệt, ông là một nhà lãnh đạo rất nghiêm khắc. Một lần, khi một cấp dưới mắc lỗi, Trần Minh Vĩnh đã gặp và chỉ trích anh ta một cách nghiêm khắc. Ông không trò chuyện riêng với người cấp dưới phạm lỗi trong văn phòng, mà chỉ trích người đó ngay trên lối đi nơi mọi người qua lại. Nhân viên tới lui nhìn thấy hết thảy, nhưng ông vẫn phê bình người phạm lỗi cả tiếng đồng hồ. Điều này khiến đối phương mất mặt, nhưng Trần Minh Vĩnh không quan tâm đến điều đó. 

Bên cạnh đó, ông cũng là một nhà lãnh đạo rất có sức hút, ông thành lập một câu lạc bộ sách cho ban lãnh đạo cấp cao của công ty để mọi người chia sẻ những hiểu biết của mình, khiến không ít nhân viên thích Trần Minh Vĩnh.

Sau đó, qua cuộc thảo luận giữa Đoàn Vĩnh Bình và Trần Minh Vĩnh. Trần Minh Vĩnh sẽ chịu trách nhiệm về Công ty con Điện tử Nghe nhìn BBK, và ông đổi tên công ty con này thành OPPO.

Con đường thành công với “đứa con tâm huyết”

Năm 2004, OPPO chính thức được thành lập, Trần Minh Vĩnh trở thành CEO, đưa OPPO trở thành công ty hàng đầu trong ngành. Theo thông tin từ “Báo cáo Hồ Nhuận” năm 2019 công bố, ông Trần Minh Vĩnh xếp thứ 275 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản trị giá 13,5 tỷ tệ (tương đương hơn 47.000 tỷ đồng).

Ban đầu, OPPO đang sản xuất DVD. Không như những người làm hàng nhái, hàng kém chất lượng lúc bấy giờ, OPPO theo đuổi phương châm “cái đẹp”. DVD mà công ty làm ra luôn rất mỏng và đẹp.

Đến năm 2016, Trần Minh Vĩnh nhận ra rằng sản xuất DVD không phải là giải pháp lâu dài và ông dự định chuyển sang sản phẩm khác. Ông đã dạo khắp khu vực Hoa Cường Bắc –  một trong những thị trường điện tử lớn nhất trên thế giới để tìm hiểu sản xuất một chiếc điện thoại di động. Nói là làm, ông đã tìm đến nhân viên mà mình tâm đắc nhất, và cho anh ta hai năm để nghiên cứu về điện thoại di động.

Không phụ lòng mong đợi, OPPO đã tìm ra nét đặc trưng riêng của mình, chiếc điện thoại đầu tiên gia nhập thị trường điện thoại với mức giá khoảng 200 USD, và sản phẩm hoàn toàn xứng đáng với giá tiền. Phải nói thêm là vào thời điểm đó, chiếc điện thoại giá 200 USD này không phải là smartphone như hiện nay, mà chỉ là điện thoại phổ thông. Tuy nhiên, chiếc điện thoại có thiết kế rất đẹp và khả năng chống nước cực cao.

Năm 2012, truyền thông di động đã có những thay đổi to lớn, và sự ra đời của kỷ nguyên 3G đã tác động đáng kể lên OPPO. Thời điểm đó, hầu hết máy móc chức năng đều bị siết chặt, các kênh cung cấp nguyên liệu và kênh doanh thu đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Dưới áp lực khủng khiếp này, Trần Minh Vĩnh vẫn chịu chi 108 triệu USD để đầu tư phát triển các mô hình mới.

Từ đứa trẻ miền núi trở thành CEO của thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc: Danh sư xuất cao đồ, biết tự nhận thức về bản thân là bí quyết để thành công - Ảnh 3.

Dám thử thách bản thân để đổi mới, ông là người trực tiếp xây dựng nên thành công cho thương hiệu điện thoại có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân. Ảnh: Toutiao

Chiếc smartphone đầu tiên không tạo được tiếng vang đã mang đến một cuộc khủng hoảng lớn hơn cho OPPO. Trần Minh Vĩnh đã tự thân vận động và dẫn dắt đội kỹ thuật của mình bắt đầu lại từ đầu. Vào năm 2015, “đứa con tinh thần” của ông cuối cùng đã tìm ra con át chủ bài của riêng mình – công nghệ sạc nhanh. Câu quảng cáo “Sạc 5 phút, gọi 2 giờ” đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, sự vươn lên này của OPPO đã cho phép công ty tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh 8% thị trường điện thoại di động thế giới.

Yếu tố quan trọng nhất của thành công là tự thân nhận thức

Thành công của ông thể hiện ở mọi khía cạnh, nhưng nguyên tố quan trọng nhất vẫn là tự thân ông có sự nhận thức:

Thứ nhất, Trần Minh Vĩnh có sự nhận thức rõ ràng về những thay đổi của thị trường, ông biết rằng kỷ nguyên DVD sắp kết thúc, vì vậy ông đã chọn phát triển một ngành công nghiệp mới. Dám thực hiện những cải cách mạnh mẽ đối với công ty ngay trong thời kỳ khủng hoảng, đây chính là sự dũng cảm mà một người lãnh đạo cần phải có. Rất nhiều nhà lãnh đạo gặp phải tình huống này, nhưng không nhiều người tìm được cách đối phó hiệu quả. Sự nao núng của lãnh đạo đã dẫn khiến công ty không vượt qua được thời điểm khó khăn.

Thứ hai, ông còn có khả năng quản lý rất tốt. Là lãnh đạo của một công ty, bạn phải có năng lực quản lý vững vàng. Và Trần Minh Vĩnh chắc chắn là một người rất thích hợp để làm lãnh đạo, năng lực lãnh đạo dường như đã chảy trong máu ông.

Trái ngược với sự lớn mạnh hiện có của OPPO, Trần Minh Vĩnh – vốn là nhà sáng lập, lại theo đuổi cuộc sống ẩn dật, không ồn ào. Ông là một người có nhiều đức tính tốt đáng để ta học hỏi, đôi khi nghiêm khắc thái quá cũng không hẳn là một tính xấu đúng không nào?

Đầu năm 2021, OPPO đã vượt mặt và soán ngôi Huawei để chiếm lĩnh vị trí đầu bảng, trở thành hãng điện thoại bán chạy nhất thị trường smartphone xứ Trung với 21% thị phần. Con số này như một sự dự báo về việc phát triển vượt mặt hơn nữa của OPPO khi chạy đua cùng các thương hiệu khác trong thời gian sắp tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Vĩnh Phúc công khai 28 dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng

Vĩnh Phúc hiện có 39 dự án bất động sản, mới chỉ có 11 dự án được bán nhà, 28 dự án còn lại chưa được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây nhà ở .

Chia sẻ :


Cặp vợ chồng cử nhân sư phạm Thanh Hóa về quê làm… nông trại mắc ca

Cùng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng cặp vợ chồng Đỗ Trọng Học (SN 1985) và Phạm Thị Thu (SN 1987) đã lựa chọn về quê làm nông dân, phát triển nông nghiệp từ những cây trồng có giá trị ngay tại Như Xuân, Thanh Hóa.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số là bắt buộc, nhưng đừng làm vì phong trào

Chuyển đổi số không còn là nhu cầu, muốn hay không mà là yếu tố bắt buộc, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo không bị thụt lùi, không gián đoạn. Dù vậy doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nhận thúc đúng và không nên làm theo phong trào…

Chia sẻ :


Sau ba lần bất thành, Viettel đã thoái vốn thành công tại CTCP Vĩnh Sơn, thu về hơn 922 tỷ đồng

Toàn bộ cổ phần đấu giá được bán hết cho một nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công 922,499 tỷ đồng, cao hơn 8,6 triệu đồng so với giá khởi điểm, ứng với giá bình quân 201.046 đồng/cổ phần.

Chia sẻ :


Đại gia Rolls Royce Hà Tĩnh, cú tái xuất 14 nghìn tỷ đồng

Thông tin liên quan tới Công Vinh, đại gia Rolls Royce Hà Tĩnh, phó tổng 9X của Vincom Retail gây chú ý tuần qua.

Chia sẻ :


ANH HÙNG LAO ĐỘNG THÁI HƯƠNG ĐƯỢC TÔN VINH TOP 50 PHỤ NỮ CHÂU Á CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN Ở TẦM QUỐC TẾ CỦA FORBES!

TIN CỰC VUI ĐẦU NĂM MỚI 2022: CHÚC MỪNG ANH HÙNG LAO ĐỘNG THÁI HƯƠNG ĐƯỢC TÔN VINH TOP 50 PHỤ NỮ CHÂU Á CÓ…

Chia sẻ :


Chàng trai Vĩnh Long khởi nghiệp từ vỏ bưởi

Tận dụng nguồn nguyên liệu bưởi và vỏ bưởi có sẵn tại địa phương để làm ra sản phẩm, ý tưởng khởi nghiệp này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần giải quyết vấn đề tồn đọng phế phẩm nông sản…

Chia sẻ :


Lao động “chạy dịch” về quê: “Đại dịch Covid-19 như một cơn gió lật tung nhiều bất cập”

Các chuyên gia lao động cho rằng, việc hàng chục ngàn người lao động tại khu vực phía Nam rời thành phố về quê cho thấy những hạn chế trong vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động. Bên cạnh đó tình trạng này cũng được dự báo sẽ tạo ra một đợt “khát” lao động phổ thông ở các KCN.

Chia sẻ :


Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà nói về quỹ tiền mặt 200 tỷ: “Khi chi phí logistics tăng gấp 10 lần, chúng tôi phải lựa chọn xuất khẩu thì không có lãi nhưng không xuất khẩu sẽ bị hụt dòng tiền”

“Tâm lý kinh doanh xuất khẩu không mang lại nhiều lợi nhuận dẫn tới việc doanh nghiệp chần chừ không muốn làm, khi quyết định xuất khẩu mạnh mẽ để cân bằng dòng tiền của hệ thống thì có thể chúng tôi sẽ chiếm được nhiều thị phần”, ông Lê Vĩnh Sơn chia sẻ

Chia sẻ :


Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bút bi gia đình năm 1981, sau gần 40 năm Thiên Long hiện là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *