TS. Phan Công Chính – CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”
Nền tảng này chính là tâm tuyết của thầy giáo – doanh nhân Phan Công Chính – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT.
* Tôi đã tải ứng dụng YOOT để trải nghiệm. Với những nội dung đã hoàn thiện như hướng nghiệp, kỹ năng, phải nói đó là ứng dụng trực quan, cuốn hút, rất hữu ích cho học sinh, sinh viên. Nhưng có điều tôi tò mò, tại sao ông lại tham gia vào lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng bằng một nền tảng số?
– Tôi là một doanh nhân làm công nghệ nhưng có hơn 10 năm giảng dạy đại học. Thời gian đó tôi tham gia rất nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp. Tôi cùng với nhiều anh chị trong CLB Doanh nhân Sài Gòn trực tiếp đi các tỉnh làm công tác hướng nghiệp. Mỗi địa phương chúng tôi ở lại khoảng mươi ngày, đi từ trường phổ thông này đến trường phổ thông khác để nói chuyện với học sinh. Rồi tôi nghĩ hướng nghiệp không thể làm mãi theo cách này, vừa tốn nhân lực thực hiện vừa có độ phủ hẹp. Thế là tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao không dựa vào công nghệ để làm tư vấn hướng nghiệp online?
Thêm nữa, cũng phải chia sẻ thực tình rằng, mình đại diện cho một trường đại học nên khi tư vấn hướng nghiệp cho các em chắc chắn phải nói tốt về những ngành học của trường mình với mục đích thu hút được nhiều em theo học. Nhưng sau khi học thì các em có tìm được việc làm và lập nghiệp bằng chuyên ngành đã được đào tạo hay không?
Ở vai trò người thầy, tôi thấy tiếc cho nhiều sinh viên khi ra trường không tìm được công việc đúng chuyên môn, chấp nhận làm trái ngành để mưu sinh.
Vì những trăn trở như vậy, tôi tham gia vào lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp với mong muốn làm sao mang lại hiệu quả tốt hơn cho người học, cho xã hội.
* Và YOOT có gì khi tham gia vào lĩnh vực hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng?
– Chúng tôi xây dựng nền tảng YOOT trở thành một “mạng xã hội” về đào tạo, hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng với tính trực quan và tương tác giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường, giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng.
Ví dụ như với học sinh, sinh viên hoặc bất kỳ ai đang tìm kiếm việc làm, khi trở thành người dùng trên ứng dụng YOOT đều có thể tận dụng các tính năng của YOOT để xây dựng một profile online được cập nhật liên tục. Thông tin, hình ảnh, video các em đăng tải sẽ làm phong phú profile của chính các em và giúp nhà tuyển dụng dễ dành đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Còn đối với nhà trường, hoặc nhà tuyển dụng có thể giới thiệu ngành nghề đào tạo, các vị trí tuyển dụng thông qua video trực quan.
Để làm hướng nghiệp online bài bản, trước hết phải là dân công nghệ, phải có công ty về công nghệ, viết phần mềm, hiểu về giáo dục hướng nghiệp và phải là doanh nhân để huy động vốn.
* Nhưng sự khác biệt của YOOT so với các nền tảng hướng nghiệp hiện nay như thế nào, thưa ông?
– Đó cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ, của phụ huynh và của những người đang làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường khi chúng tôi giới thiệu YOOT với họ. Tôi thấy rằng cần phải đưa ứng dụng này đến với những giáo viên đang trực tiếp làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho gần 200 hiệu trưởng các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và đang cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM triển khai chương trình đưa hướng nghiệp đến với học sinh cho kịp kỳ tuyển sinh quốc gia. Khi các em vào môi trường đại học, cao đẳng, YOOT tiếp tục đồng hành cùng các em qua các khóa học phát triển kỹ năng có sẵn trên ứng dụng YOOT. Tiếp sau đó là kết nối để các em tiếp cận với các nhà tuyển dụng. Mong muốn qua YOOT, các em thể hiện đúng, đủ năng lực bản thân để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá, lựa chọn đúng người. YOOT như một mạng xã hội với định hướng trở thành môi trường ảnh hưởng tích cực đến người tìm việc làm và nhà tuyển dụng qua một quá trình, chứ không chỉ tập trung vào một giai đoạn.
* Tôi nhận thấy một điểm khác biệt trên ứng dụng YOOT so với các nền tảng tương tự chính là những video giới thiệu ngành nghề. Ông có thể chia sẻ quá trình thực hiện thư viện video này?
– Hiện nay YOOT đã thực hiện được 100 video cho 100 công việc nhưng ban đầu cũng rất khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp để thực hiện nội dung này. Khi YOOT đề cập việc này, nhiều doanh nghiệp không hào hứng, nghi ngại hỏi quay video để làm gì, có người học chưa, bao nhiêu người. Trong khi chi phí thực hiện video là YOOT lo. Nghe mình nói đang ở giai đoạn xây dựng nội dung ứng dụng, chưa có người học thì doanh nghiệp chất vấn, chưa có người học mà đi làm như vậy làm gì cho tốn kém. Nhiều vấn đề lắm. Nói chung để thuyết phục được từng đó doanh nghiệp tham gia giới thiệu ngành nghề qua video là rất gian nan. Doanh nghiệp càng lớn thì càng khó tiếp cận.
* Có lẽ doanh nghiệp chưa nhìn ra lợi ích họ nhận được khi tham gia xây dựng nội dung cho nền tảng của YOOT?
– Như bạn đã thấy, trong mỗi video thư viện nghề nghiệp, ngoài giới thiệu trực quan về một vị trí công việc cụ thể còn thông tin quảng bá cho một trường học hoặc doanh nghiệp liên quan. Tuy nhiên, đấy không phải là mục tiêu duy nhất chúng tôi hướng đến khi mời gọi các trường, các doanh nghiệp tham gia vào chương trình hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng trên YOOT.
Các kênh tuyển dụng hiện nay chưa cho phép nhà tuyển dụng gặp sinh viên trước khi phỏng vấn trực tiếp. Ví dụ như khi cần tuyển vị trí content marketing, doanh nghiệp sẽ tự đăng tải trên các kênh thông tin của doanh nghiệp hoặc quảng cáo trên báo chí, hoặc thông qua một bên tuyển dụng thứ ba. YOOT có thể xem là một bên thứ ba. Tuy nhiên, cách làm truyền thống trước nay thì bên tuyển dụng chỉ kết nối ứng viên sau khi bên thứ ba chuyển hồ sơ.
Như đã nói, YOOT như một mạng xã hội tuyển dụng, do vậy người dùng có thể đăng tải bất kỳ thông tin, hình ảnh mà mình quan tâm như các mạng xã hội khác. Người dùng chia sẻ những việc mình quan tâm trên YOOT sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn sự phù hợp của ứng viên cho một vị trí công việc nào đó, như content marketing chẳng hạn. Và với những nhân sự tuyển chọn qua cách này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí đào tạo lại.
Các vị trí khác cũng vậy, hoạt động của người dùng trên YOOT, những gì đăng tải trên nền tảng YOOT được lưu lại như một CV online và nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu bất kỳ khi nào có nhu cầu.
Chúng tôi xây dựng nền tảng YOOT trở thành một “mạng xã hội” về đào tạo, hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng với tính trực quan và tương tác giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường, giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng.
* Chắc là ông rất tự tin vào khả năng cạnh tranh của nền tảng YOOT so với các ứng dụng tương tự?
– Tôi xác định những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Ban đầu chỉ thu hút một số lượng giới hạn tham gia huấn luyện để lan tỏa đến sinh viên, học sinh và những người trẻ đang có nhu cầu hoàn thiện kỹ năng để tìm kiếm công việc theo ý thích. Và YOOT phải mang lại giá trị, tạo ra hiệu quả thực sự cho người dùng thì dần dần hệ thống này trở thành kênh hữu ích cho bất cứ ai tìm việc làm hay cần tuyển dụng lao động.
Còn để đi đến giai đoạn này là một hành trình không dễ dàng với tôi. Có nhiều điểm thuận lợi khi tôi xây dựng YOOT. Để làm hướng nghiệp online bài bản, trước hết phải là dân công nghệ, phải có công ty về công nghệ, viết phần mềm, hiểu về giáo dục hướng nghiệp và phải là doanh nhân để huy động vốn. Ở Việt Nam, tôi tin rằng mình là một trong số ít người hội tụ đủ điều kiện để làm hướng nghiệp online.
Có lẽ vì vậy nên tôi nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khi gọi vốn cho YOOT. Song cũng nhiều anh chị nói rằng “chơi lớn quá”! Hướng nghiệp thôi cũng đủ mệt rồi, đằng này còn kết nối tuyển dụng.
Tôi chọn làm từ tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng đến kết nối tuyển dụng là tạo giá trị suốt hành trình chứ không cung cấp dịch vụ ở một giai đoạn. Cho nên khi làm được thì chắc chắn không có đối thủ. Nếu mình chỉ chọn một trong những ngách riêng, ví dụ chỉ làm tư vấn hướng nghiệp hoặc cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng online thì rất nhiều đối thủ. Khi có nhiều đối thủ thì nguồn lực của mình phân tán. Còn đã xác định vượt lên, khác tầm thì chỉ tập trung làm cho tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.
* Đến nay, các doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng này như thế nào?
– Tôi kể chuyện này để bạn thấy sự đón nhận của các bên. Khi YOOT giới thiệu chương trình hướng nghiệp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thì đã có một đơn vị khác tham gia lĩnh vực này là Jobway.
Jobway ra đời trước YOOT hơn một năm, được nhiều giải thưởng về dự án khởi nghiệp. Cho nên, khi YOOT đặt vấn đề thì Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói thẳng: “Hướng nghiệp online thì Jobway đã làm hơn một năm nay. Bây giờ các bạn là người mới thì phải có gì hơn Jobway”. Chúng tôi tự tin trình bày rằng, nếu chỉ chọn hướng nghiệp, hướng học sinh, sinh viên đến việc chọn ngành đúng sở trường, thì sứ mệnh hướng nghiệp chưa đi đủ hành trình. Bởi vì ngay cả khi các em chọn đúng ngành, đúng nghề mình ưa thích nhưng học xong mà không tìm được việc làm đúng chuyên môn đào tạo thì lãng phí đầu tư cho người học, và doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại với những người làm trái ngành.
Khi mình đưa ra hướng đi như vậy thì họ tán thành và đó là lý do đến nay chúng tôi đã trở thành đối tác của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng như một số tỉnh lân cận.
Tôi chọn làm từ tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng đến kết nối tuyển dụng là tạo giá trị suốt hành trình chứ không cung cấp dịch vụ ở một giai đoạn.
Với các doanh nghiệp, bây giờ chúng tôi thấy được sự hào hứng của họ. Ví dụ như khi làm việc cùng Ban quản lý Khu Công nghiệp Long Hậu, họ cho biết các công ty trong khu công nghiệp đang rất thiếu nhân lực, nhất là sinh viên mới ra trường và nguồn lao động phổ thông. Trong khi thực tế rất nhiều sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo. Một số công ty trong khu công nghiệp đặt hàng ban quản lý tuyển dụng nhân sự. Nhiều công ty trả phí môi giới cho một nhân sự là 10 triệu đồng nhưng ban quản lý không tìm ra nguồn nhân sự đảm bảo. Do vậy, khi làm việc cùng chúng tôi, Ban quản lý Khu Công nghiệp Long Hậu rất mừng. Bây giờ họ ký kết với các công ty trong khu công nghiệp rồi mua tài khoản trên hệ thống YOOT và chủ động tìm kiếm, lựa chọn nhân sự phù hợp bất kỳ thời điểm nào.
* Thông điệp của ông như thế nào khi đầu tư vào chương trình hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng?
– Không chỉ tham gia vào chương trình hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng mà YOOT đang định nghĩa lại hướng nghiệp và muốn kêu gọi nhiều thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động này. YOOT là đơn vị khởi xướng, vạch ra cách làm và xây dựng nền tảng. Doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng sẽ hợp tác cùng YOOT theo nhiều hình thức, trong đó có việc thực hiện video nghề nghiệp trực quan nhất để người học tham khảo trước khi lựa chọn ngành học.
* Xin cảm ơn ông!
Nền tảng này chính là tâm tuyết của thầy giáo – doanh nhân Phan Công Chính – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT.
* Tôi đã tải ứng dụng YOOT để trải nghiệm. Với những nội dung đã hoàn thiện như hướng nghiệp, kỹ năng, phải nói đó là ứng dụng trực quan, cuốn hút, rất hữu ích cho học sinh, sinh viên. Nhưng có điều tôi tò mò, tại sao ông lại tham gia vào lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng bằng một nền tảng số?
– Tôi là một doanh nhân làm công nghệ nhưng có hơn 10 năm giảng dạy đại học. Thời gian đó tôi tham gia rất nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp. Tôi cùng với nhiều anh chị trong CLB Doanh nhân Sài Gòn trực tiếp đi các tỉnh làm công tác hướng nghiệp. Mỗi địa phương chúng tôi ở lại khoảng mươi ngày, đi từ trường phổ thông này đến trường phổ thông khác để nói chuyện với học sinh. Rồi tôi nghĩ hướng nghiệp không thể làm mãi theo cách này, vừa tốn nhân lực thực hiện vừa có độ phủ hẹp. Thế là tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao không dựa vào công nghệ để làm tư vấn hướng nghiệp online?
Thêm nữa, cũng phải chia sẻ thực tình rằng, mình đại diện cho một trường đại học nên khi tư vấn hướng nghiệp cho các em chắc chắn phải nói tốt về những ngành học của trường mình với mục đích thu hút được nhiều em theo học. Nhưng sau khi học thì các em có tìm được việc làm và lập nghiệp bằng chuyên ngành đã được đào tạo hay không?
Ở vai trò người thầy, tôi thấy tiếc cho nhiều sinh viên khi ra trường không tìm được công việc đúng chuyên môn, chấp nhận làm trái ngành để mưu sinh.
Vì những trăn trở như vậy, tôi tham gia vào lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp với mong muốn làm sao mang lại hiệu quả tốt hơn cho người học, cho xã hội.
* Và YOOT có gì khi tham gia vào lĩnh vực hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng?
– Chúng tôi xây dựng nền tảng YOOT trở thành một “mạng xã hội” về đào tạo, hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng với tính trực quan và tương tác giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường, giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng.
Ví dụ như với học sinh, sinh viên hoặc bất kỳ ai đang tìm kiếm việc làm, khi trở thành người dùng trên ứng dụng YOOT đều có thể tận dụng các tính năng của YOOT để xây dựng một profile online được cập nhật liên tục. Thông tin, hình ảnh, video các em đăng tải sẽ làm phong phú profile của chính các em và giúp nhà tuyển dụng dễ dành đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Còn đối với nhà trường, hoặc nhà tuyển dụng có thể giới thiệu ngành nghề đào tạo, các vị trí tuyển dụng thông qua video trực quan.
Để làm hướng nghiệp online bài bản, trước hết phải là dân công nghệ, phải có công ty về công nghệ, viết phần mềm, hiểu về giáo dục hướng nghiệp và phải là doanh nhân để huy động vốn.
* Nhưng sự khác biệt của YOOT so với các nền tảng hướng nghiệp hiện nay như thế nào, thưa ông?
– Đó cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ, của phụ huynh và của những người đang làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường khi chúng tôi giới thiệu YOOT với họ. Tôi thấy rằng cần phải đưa ứng dụng này đến với những giáo viên đang trực tiếp làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Cho đến nay, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho gần 200 hiệu trưởng các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và đang cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM triển khai chương trình đưa hướng nghiệp đến với học sinh cho kịp kỳ tuyển sinh quốc gia. Khi các em vào môi trường đại học, cao đẳng, YOOT tiếp tục đồng hành cùng các em qua các khóa học phát triển kỹ năng có sẵn trên ứng dụng YOOT. Tiếp sau đó là kết nối để các em tiếp cận với các nhà tuyển dụng. Mong muốn qua YOOT, các em thể hiện đúng, đủ năng lực bản thân để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá, lựa chọn đúng người. YOOT như một mạng xã hội với định hướng trở thành môi trường ảnh hưởng tích cực đến người tìm việc làm và nhà tuyển dụng qua một quá trình, chứ không chỉ tập trung vào một giai đoạn.
* Tôi nhận thấy một điểm khác biệt trên ứng dụng YOOT so với các nền tảng tương tự chính là những video giới thiệu ngành nghề. Ông có thể chia sẻ quá trình thực hiện thư viện video này?
– Hiện nay YOOT đã thực hiện được 100 video cho 100 công việc nhưng ban đầu cũng rất khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp để thực hiện nội dung này. Khi YOOT đề cập việc này, nhiều doanh nghiệp không hào hứng, nghi ngại hỏi quay video để làm gì, có người học chưa, bao nhiêu người. Trong khi chi phí thực hiện video là YOOT lo. Nghe mình nói đang ở giai đoạn xây dựng nội dung ứng dụng, chưa có người học thì doanh nghiệp chất vấn, chưa có người học mà đi làm như vậy làm gì cho tốn kém. Nhiều vấn đề lắm. Nói chung để thuyết phục được từng đó doanh nghiệp tham gia giới thiệu ngành nghề qua video là rất gian nan. Doanh nghiệp càng lớn thì càng khó tiếp cận.
* Có lẽ doanh nghiệp chưa nhìn ra lợi ích họ nhận được khi tham gia xây dựng nội dung cho nền tảng của YOOT?
– Như bạn đã thấy, trong mỗi video thư viện nghề nghiệp, ngoài giới thiệu trực quan về một vị trí công việc cụ thể còn thông tin quảng bá cho một trường học hoặc doanh nghiệp liên quan. Tuy nhiên, đấy không phải là mục tiêu duy nhất chúng tôi hướng đến khi mời gọi các trường, các doanh nghiệp tham gia vào chương trình hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng trên YOOT.
Các kênh tuyển dụng hiện nay chưa cho phép nhà tuyển dụng gặp sinh viên trước khi phỏng vấn trực tiếp. Ví dụ như khi cần tuyển vị trí content marketing, doanh nghiệp sẽ tự đăng tải trên các kênh thông tin của doanh nghiệp hoặc quảng cáo trên báo chí, hoặc thông qua một bên tuyển dụng thứ ba. YOOT có thể xem là một bên thứ ba. Tuy nhiên, cách làm truyền thống trước nay thì bên tuyển dụng chỉ kết nối ứng viên sau khi bên thứ ba chuyển hồ sơ.
Như đã nói, YOOT như một mạng xã hội tuyển dụng, do vậy người dùng có thể đăng tải bất kỳ thông tin, hình ảnh mà mình quan tâm như các mạng xã hội khác. Người dùng chia sẻ những việc mình quan tâm trên YOOT sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn sự phù hợp của ứng viên cho một vị trí công việc nào đó, như content marketing chẳng hạn. Và với những nhân sự tuyển chọn qua cách này chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí đào tạo lại.
Các vị trí khác cũng vậy, hoạt động của người dùng trên YOOT, những gì đăng tải trên nền tảng YOOT được lưu lại như một CV online và nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu bất kỳ khi nào có nhu cầu.
Chúng tôi xây dựng nền tảng YOOT trở thành một “mạng xã hội” về đào tạo, hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng với tính trực quan và tương tác giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường, giữa người tìm việc và các nhà tuyển dụng.
* Chắc là ông rất tự tin vào khả năng cạnh tranh của nền tảng YOOT so với các ứng dụng tương tự?
– Tôi xác định những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Ban đầu chỉ thu hút một số lượng giới hạn tham gia huấn luyện để lan tỏa đến sinh viên, học sinh và những người trẻ đang có nhu cầu hoàn thiện kỹ năng để tìm kiếm công việc theo ý thích. Và YOOT phải mang lại giá trị, tạo ra hiệu quả thực sự cho người dùng thì dần dần hệ thống này trở thành kênh hữu ích cho bất cứ ai tìm việc làm hay cần tuyển dụng lao động.
Còn để đi đến giai đoạn này là một hành trình không dễ dàng với tôi. Có nhiều điểm thuận lợi khi tôi xây dựng YOOT. Để làm hướng nghiệp online bài bản, trước hết phải là dân công nghệ, phải có công ty về công nghệ, viết phần mềm, hiểu về giáo dục hướng nghiệp và phải là doanh nhân để huy động vốn. Ở Việt Nam, tôi tin rằng mình là một trong số ít người hội tụ đủ điều kiện để làm hướng nghiệp online.
Có lẽ vì vậy nên tôi nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khi gọi vốn cho YOOT. Song cũng nhiều anh chị nói rằng “chơi lớn quá”! Hướng nghiệp thôi cũng đủ mệt rồi, đằng này còn kết nối tuyển dụng.
Tôi chọn làm từ tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng đến kết nối tuyển dụng là tạo giá trị suốt hành trình chứ không cung cấp dịch vụ ở một giai đoạn. Cho nên khi làm được thì chắc chắn không có đối thủ. Nếu mình chỉ chọn một trong những ngách riêng, ví dụ chỉ làm tư vấn hướng nghiệp hoặc cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng online thì rất nhiều đối thủ. Khi có nhiều đối thủ thì nguồn lực của mình phân tán. Còn đã xác định vượt lên, khác tầm thì chỉ tập trung làm cho tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.
* Đến nay, các doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng này như thế nào?
– Tôi kể chuyện này để bạn thấy sự đón nhận của các bên. Khi YOOT giới thiệu chương trình hướng nghiệp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thì đã có một đơn vị khác tham gia lĩnh vực này là Jobway.
Jobway ra đời trước YOOT hơn một năm, được nhiều giải thưởng về dự án khởi nghiệp. Cho nên, khi YOOT đặt vấn đề thì Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói thẳng: “Hướng nghiệp online thì Jobway đã làm hơn một năm nay. Bây giờ các bạn là người mới thì phải có gì hơn Jobway”. Chúng tôi tự tin trình bày rằng, nếu chỉ chọn hướng nghiệp, hướng học sinh, sinh viên đến việc chọn ngành đúng sở trường, thì sứ mệnh hướng nghiệp chưa đi đủ hành trình. Bởi vì ngay cả khi các em chọn đúng ngành, đúng nghề mình ưa thích nhưng học xong mà không tìm được việc làm đúng chuyên môn đào tạo thì lãng phí đầu tư cho người học, và doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại với những người làm trái ngành.
Khi mình đưa ra hướng đi như vậy thì họ tán thành và đó là lý do đến nay chúng tôi đã trở thành đối tác của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng như một số tỉnh lân cận.
Tôi chọn làm từ tư vấn hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng đến kết nối tuyển dụng là tạo giá trị suốt hành trình chứ không cung cấp dịch vụ ở một giai đoạn.
Với các doanh nghiệp, bây giờ chúng tôi thấy được sự hào hứng của họ. Ví dụ như khi làm việc cùng Ban quản lý Khu Công nghiệp Long Hậu, họ cho biết các công ty trong khu công nghiệp đang rất thiếu nhân lực, nhất là sinh viên mới ra trường và nguồn lao động phổ thông. Trong khi thực tế rất nhiều sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo. Một số công ty trong khu công nghiệp đặt hàng ban quản lý tuyển dụng nhân sự. Nhiều công ty trả phí môi giới cho một nhân sự là 10 triệu đồng nhưng ban quản lý không tìm ra nguồn nhân sự đảm bảo. Do vậy, khi làm việc cùng chúng tôi, Ban quản lý Khu Công nghiệp Long Hậu rất mừng. Bây giờ họ ký kết với các công ty trong khu công nghiệp rồi mua tài khoản trên hệ thống YOOT và chủ động tìm kiếm, lựa chọn nhân sự phù hợp bất kỳ thời điểm nào.
* Thông điệp của ông như thế nào khi đầu tư vào chương trình hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng?
– Không chỉ tham gia vào chương trình hướng nghiệp, kết nối tuyển dụng mà YOOT đang định nghĩa lại hướng nghiệp và muốn kêu gọi nhiều thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động này. YOOT là đơn vị khởi xướng, vạch ra cách làm và xây dựng nền tảng. Doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng sẽ hợp tác cùng YOOT theo nhiều hình thức, trong đó có việc thực hiện video nghề nghiệp trực quan nhất để người học tham khảo trước khi lựa chọn ngành học.
* Xin cảm ơn ông!
Phản hồi