Trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, trái mọc chi chít gốc, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Anh Đặng Minh Bé giới thiệu vườn dừa sáp của gia đình.

Anh Bé kể, anh xuất thân từ huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) –  quê hương của cây dừa sáp nên khi về lập nghiệp tại ấp Bình La, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, anh luôn mong muốn đưa cây dừa sáp về phát triển tại đây. Tuy nhiên, cây dừa sáp truyền thống thông thường chỉ có khoảng 2-3 trái sáp mỗi buồng nên hiệu quả kinh tế không cao.

Để cải thiện kinh tế gia đình, anh Bé bắt đầu tìm hiểu những nghiên cứu về cây dừa sáp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, phương pháp trồng dừa sáp từ nguồn giống nuôi cấy phôi tỏ ra ưu việt vì tỷ lệ cho trái sáp của cây dừa có thể tăng từ 5-10 lần so với trồng cây dừa truyền thống. Từ đó, anh Bé bắt đầu tham quan, học hỏi để về áp dụng.

Năm 2013, sau khi tìm hiểu kỹ phương pháp trồng dừa sáp nuôi cấy phôi, anh Bé đã mạnh dạn trồng thử nghiệm 600 cây trên diện tích 3ha. Theo anh Bé, sau 3 năm trồng, cây dừa ra lưỡi mèo, đến năm thứ 4 cây cho thu hoạch. Nếu chăm sóc kỹ, khoảng 27 ngày thu hoạch một đợt, mỗi cây có thể thu hoạch đến 13 lần trong năm.

Đến nay, bình quân mỗi cây dừa thu được 7 trái/đợt. Giá dừa sáp tuy có biến động theo mùa nhưng thường ở mức từ 100.000-150.000 đồng/trái, đặc biệt những ngày lễ, Tết, giá dừa sáp thường tăng lên từ 150.000-250.000 đồng/trái.

“Bình quân, mỗi cây dừa sáp cấy phôi thu khoảng 1 triệu đồng/tháng, hiệu quả gấp 5-10 lần so với giống dừa sáp truyền thống và 20 lần so với trồng dừa thông thường” – anh Bé tính toán.

 

Tuy nhiên, cũng theo chia sẻ của anh Bé, hiện nay giá thành sản xuất giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi vẫn còn cao, khi đến tay nông dân có giá khoảng 800.000 đồng/cây. Trong quá trình trồng, sẽ tốn thêm phân bón, công chăm sóc, đến khi thu hoạch chi phí mỗi cây khoảng 1,2-1,3 triệu đồng.

Tuy chi phí cao nhưng chỉ cần chăm sóc tốt là có thể hoàn vốn sau 2 đợt thu hoạch. Theo anh Bé, tuy dừa sáp cấy phôi trồng rất dễ nhưng nhà vườn cần phải chăm sóc kỹ hơn so với các giống dừa truyền thống bởi cây giống rất mắc. Để trồng dừa sáp sai trái, bà con nông dân nên trồng thưa, mỗi cây cách nhau khoảng 7m trở lên để hạn chế các tàu dừa giao bẹ với nhau.

Đặc biệt, cần thăm vườn dừa thường xuyên nhằm sớm phát hiện bệnh thối đọt, bọ cánh cứng để xử lý kịp thời. Sau khi thu hoạch 3 đợt nên bón lót 1 lần phân hóa học, mỗi năm nên bón 1 lần phân hữu cơ, mùa khô nên tưới nước thường xuyên để tránh rụng trái.

Chia sẻ về hướng phát triển của vườn dừa, anh Bé cho biết: “Thời gian qua, khi tôi thu hoạch xong thì có đại lý tại TP Trà Vinh thu mua bán cho các đối tác ở TP Hồ Chí Minh. Một số để lại làm mứt dừa sáp, kem, kẹo… cũng được tiêu thụ hết. Từ đó cho thấy nhu cầu dừa sáp để ăn tươi, dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và xuất khẩu vẫn còn rất lớn. Tôi sẽ mở rộng vườn dừa, tuyển chọn những cây dừa sáp trái sai, tròn đều, để xây dựng bộ giống dừa chất lượng, năng suất cao nhằm sản xuất giống dừa sáp cấy phôi cung ứng ra thị trường”.

Theo BÌNH MINH (Báo Cần Thơ)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Cặp vợ chồng cử nhân sư phạm Thanh Hóa về quê làm… nông trại mắc ca

Cùng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng cặp vợ chồng Đỗ Trọng Học (SN 1985) và Phạm Thị Thu (SN 1987) đã lựa chọn về quê làm nông dân, phát triển nông nghiệp từ những cây trồng có giá trị ngay tại Như Xuân, Thanh Hóa.

Chia sẻ :


Khởi nghiệp với hoa lan và tắc kè

Từ đam mê nuôi cây con đặc sản, anh Hà Đức Ba ở thôn Cóc Khiểng, xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chia sẻ :


Hai giống na lạ được khách hàng săn đón ở Bắc Giang

Na Thái Lan và na tím (Malaysia) là 2 giống cây mới đưa vào trồng thử nghiệm tại Bắc Giang.

Chia sẻ :


De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

De Heus Việt Nam vừa có quyết định về việc ký thỏa thuận chiến lược với Masan, theo đó De Heus sẽ kiểm soát 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed (bao gồm 100% ANCO và 75,2% Proconco)…

Chia sẻ :


Sở hữu hàng chục nghìn phôi nấm, mỗi tháng bà chủ trại nấm sạch ở Bến Tre thu hàng chục triệu đồng

Năm 2017, chị Mai Thị Ánh Xuân, ấp Phước Xuân, xã An Khánh, huyện Châu Thành mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình trồng nấm sạch. Mỗi tháng, chị thu lợi nhuận từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ :


Cây mít cổ 120 năm tuổi, Thái Bình cử cán bộ chăm sóc bảo tồn

Cây mít cổ được cán bộ ngành Nông nghiệp đến chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh, vì vậy dù tuổi đã cao cây vẫn xanh tốt quanh năm.

Chia sẻ :


Rà soát pháp lý dự án Safari Hồ Tràm, Bà Rịa – Vũng Tàu

Việc xác định tính pháp lý dự án Safari Hồ Tràm nhằm xem xét có bảo đảm theo quy định của pháp luật không…

Chia sẻ :


Chung đam mê, 4 chàng trai Ê đê bắt tay làm giàu từ nông nghiệp sạch

Với mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, 4 chàng trai Êđê tại thị trấn Krông Năng (huyện Krông Năng) có chung niềm đam mê nông nghiệp đã cùng nhau triển khai mô hình nông nghiệp sạch với tên gọi “Mập Farmer”.

Chia sẻ :


Tỷ phú cá chạch lẩu ở miền Tây

Giá cá chạch lấu thương phẩm đang được thương lái mua khoảng 300.000 đồng/kg, anh Trần Thanh Hùng (tỉnh Tiền Giang) đã trở thành tỉ phú với cá chạch lấu – giống cá có giá trị thương phẩm cao.

Chia sẻ :


Hòa Lạc được quy hoạch lên thành phố, cơn sốt đất “điên cuồng” có quay trở lại?

Cùng với các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, khu đô thị Hòa Lạc cũng được TP Hà Nội đề xuất quy hoạch lên thành phố.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *