Triển khai dự án hỗ trợ 1 triệu USD cho startup Việt 4 lĩnh vực

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: COVID-19 đã khiến các cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Với khoản tài trợ 1 triệu USD dành cho Việt Nam trong thời gian thực hiện từ 2021 -2023, dự án Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có tính đổi mới sáng tạo (ADB Ventures) giúp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp của doanh nghiệp (DN) Việt.

Phát biểu tại chương trình công bố Dự án, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông nói: “Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa khắp mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trên thế giới lẫn tại Việt Nam. Biến động của dịch Covid-19 trên toàn cầu đã làm thay đổi cách nghĩ, cách thích ứng, cách quản trị xã hội, đồng thời là động lực để không chỉ DN mà các quốc gia cũng phải nhanh chóng chuyển đổi số (CĐS). ĐMST để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: COVID-19 đã khiến các cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Duy Đông, Covid-19 đã khiến các cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư

Trước tác động của Covid-19, cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư, đặc biệt dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Báo cáo ĐMST và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020, tổng vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt năm ngoái đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019, chủ yếu do sự vắng bóng của các khoản đầu tư đáng kể đã được các công ty lớn khép lại trong năm trước.

“Để góp phần giải quyết khó khăn cho các DN ĐMST và khởi nghiệp, Bộ KH&ĐT và ADB đã nghiên cứu, xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ DN ĐMST do ADB tài trợ và Trung tâm ĐMST Quốc gia làm chủ dự án”, ông Đông cho biết.

Theo đó, đối tượng ưu tiên của ADB Ventures là DN và khởi nghiệp trong 4 lĩnh vực công nghệ sạch (cleantech), công nghệ tài chính (fintech), nông nghiệp (agritech), và sức khỏe, y tế (healthtech).

“Đây là các lĩnh vực tiềm năng và ưu tiên phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù nguồn vốn không lớn, nhưng sẽ hỗ trợ các DN tăng khả năng tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm tại thị trường Việt Nam và thị trường các quốc gia thành viên khác của ADB thông qua các khoản hỗ trợ kỹ thuật, qua đó giảm một phần rủi ro thị trường đối với DN khởi nghiệp ĐMST phát triển các giải pháp tạo ra sự thay đổi tích cực đến biến đổi khí hậu, bình đẳng giới”, ông Đông nói.

Agritech

Agritech – một trong 4 lĩnh vực được ưu tiên đầu tư của ADB Ventures

Được biết, Việt Nam sẽ tham gia thực hiện một phần của chương trình khu vực, đó là 2 hợp phần hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: hỗ trợ kỹ thuật Thử nghiệm công nghệ (ADB Ventures Lab) và hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật Hạt giống (ADB Ventures SEED). 

Thông qua 2 hợp phần hỗ trợ kỹ thuật này, ADB Ventures sẽ hỗ trợ các DN khởi nghiệp giảm rủi ro thị trường, đồng thời kết nối các DN ĐMST, khởi nghiệp với các khách hàng tiềm năng và hỗ trợ DN triển khai thí điểm các giải pháp công nghệ ở các thị trường mới.

Hợp phần ADB Ventures Lab sẽ hợp tác với những đối tác ĐMST hàng đầu để lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp công nghệ. Trong khi đó, hợp phần ADB Ventures SEED cung cấp khoản tài trợ hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại lên tới 200.000 USD cho mỗi DN được lựa chọn để thí điểm và thử nghiệm các giải pháp công nghệ tại các thị trường mới. Các DN này chủ yếu được chọn lọc từ Hợp phần 1 để thẩm định nhằm mục đích giảm rủi ro cho các khoản đầu tư mạo hiểm tiềm năng.

Dự kiến, sẽ có 15 ý tưởng kinh doanh khả thi được thử nghiệm trong hợp phần ADB Ventures Lab và 10 DN ĐMST tại Việt Nam nhận được khoản tài trợ trong hợp phần ADB Ventures SEED. 

Với khoản tài trợ 1 triệu USD dành cho Việt Nam trong thời gian thực hiện từ 2021 -2023, dự án Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có tính đổi mới sáng tạo (ADB Ventures) giúp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp của doanh nghiệp (DN) Việt.

Phát biểu tại chương trình công bố Dự án, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông nói: “Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa khắp mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trên thế giới lẫn tại Việt Nam. Biến động của dịch Covid-19 trên toàn cầu đã làm thay đổi cách nghĩ, cách thích ứng, cách quản trị xã hội, đồng thời là động lực để không chỉ DN mà các quốc gia cũng phải nhanh chóng chuyển đổi số (CĐS). ĐMST để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: COVID-19 đã khiến các cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Duy Đông, Covid-19 đã khiến các cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư

Trước tác động của Covid-19, cộng đồng DN khởi nghiệp toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư, đặc biệt dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Báo cáo ĐMST và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020, tổng vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt năm ngoái đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019, chủ yếu do sự vắng bóng của các khoản đầu tư đáng kể đã được các công ty lớn khép lại trong năm trước.

“Để góp phần giải quyết khó khăn cho các DN ĐMST và khởi nghiệp, Bộ KH&ĐT và ADB đã nghiên cứu, xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ DN ĐMST do ADB tài trợ và Trung tâm ĐMST Quốc gia làm chủ dự án”, ông Đông cho biết.

Theo đó, đối tượng ưu tiên của ADB Ventures là DN và khởi nghiệp trong 4 lĩnh vực công nghệ sạch (cleantech), công nghệ tài chính (fintech), nông nghiệp (agritech), và sức khỏe, y tế (healthtech).

“Đây là các lĩnh vực tiềm năng và ưu tiên phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù nguồn vốn không lớn, nhưng sẽ hỗ trợ các DN tăng khả năng tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm tại thị trường Việt Nam và thị trường các quốc gia thành viên khác của ADB thông qua các khoản hỗ trợ kỹ thuật, qua đó giảm một phần rủi ro thị trường đối với DN khởi nghiệp ĐMST phát triển các giải pháp tạo ra sự thay đổi tích cực đến biến đổi khí hậu, bình đẳng giới”, ông Đông nói.

Agritech

Agritech – một trong 4 lĩnh vực được ưu tiên đầu tư của ADB Ventures

Được biết, Việt Nam sẽ tham gia thực hiện một phần của chương trình khu vực, đó là 2 hợp phần hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: hỗ trợ kỹ thuật Thử nghiệm công nghệ (ADB Ventures Lab) và hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật Hạt giống (ADB Ventures SEED). 

Thông qua 2 hợp phần hỗ trợ kỹ thuật này, ADB Ventures sẽ hỗ trợ các DN khởi nghiệp giảm rủi ro thị trường, đồng thời kết nối các DN ĐMST, khởi nghiệp với các khách hàng tiềm năng và hỗ trợ DN triển khai thí điểm các giải pháp công nghệ ở các thị trường mới.

Hợp phần ADB Ventures Lab sẽ hợp tác với những đối tác ĐMST hàng đầu để lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp công nghệ. Trong khi đó, hợp phần ADB Ventures SEED cung cấp khoản tài trợ hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại lên tới 200.000 USD cho mỗi DN được lựa chọn để thí điểm và thử nghiệm các giải pháp công nghệ tại các thị trường mới. Các DN này chủ yếu được chọn lọc từ Hợp phần 1 để thẩm định nhằm mục đích giảm rủi ro cho các khoản đầu tư mạo hiểm tiềm năng.

Dự kiến, sẽ có 15 ý tưởng kinh doanh khả thi được thử nghiệm trong hợp phần ADB Ventures Lab và 10 DN ĐMST tại Việt Nam nhận được khoản tài trợ trong hợp phần ADB Ventures SEED. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Việt Nam được WIPO đánh giá là bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Thông tin từ Bộ Khoa học và công nghệ cho hay: Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố đã ghi nhận Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia và nền kinh tế.

Chia sẻ :


Lần đầu tiên có chương trình khởi tạo startup tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại Việt Nam có chương trình khởi tạo startup với sự hội tụ đầy đủ của 3 nguồn lực: công nghệ, vốn, thị trường với sự đồng hành của gần 20 nhà đầu tư, đối tác chiến lược…

Chia sẻ :


Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020…

Chia sẻ :


CEO Republic.co tạo sân chơi công bằng cho giới khởi nghiệp

Kendrick Nguyễn là doanh nhân người Mỹ gốc Việt đã tạo được những dấu ấn đặc biệt trong ngành công nghệ tài chính Mỹ với nền tảng đầu tư Republic – gọi vốn cộng đồng.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Vì sao các “ông lớn” địa ốc đua nhau đổ tiền vào phân khúc bất động sản này?

Bất động sản công nghiệp chứng kiến sự sôi động khi ngay quý đầu năm, không ít nhà đầu tư lớn đã đầu tư nhà máy để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng “lấn sân” làm bất động sản công nghiệp với kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn.

Chia sẻ :


Ứng dụng công nghệ trong y tế – “Mỏ vàng” của các startup công nghệ Việt

DNVN – Theo thống kê, hiện nay số lượng startup trong lĩnh vực công nghệ y tế chiếm chưa đến 2% trong tổng số 4.000 startup của toàn châu Á. Từ đó có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế vẫn đang là “mỏ vàng” cần được khai thác.

Chia sẻ :


Genetica trở về “quê nhà”

Nhiều bạn trẻ trong cộng đồng, là thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3, các du học sinh Việt Nam, đã bước đầu thành đạt trong kinh doanh, thành công tại các trung tâm khởi nghiệp lớn của thế giới.

Chia sẻ :


Vốn đang chờ đổ vào dự án Blockchain Việt

Giữa một thị trường Blockchain toàn cầu nói chung và mảng NFT (Non-Fungible Token – tài sản số) đang ghi nhận con số tăng trưởng kỷ lục, Việt Nam nổi lên như một hiện tượng trên thế giới về Blockchain. Vậy Blockchain Việt Nam đang có cơ hội hấp thụ nguồn vốn bùng nổ này như thế nào và điều gì khiến các quỹ đầu tư mong muốn rót vốn vào các dự án Blockchain Việt?

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *