Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

Trái phiếu chính phủ Mỹ và những chuyện liên quan

(Tặng đệ Đỗ Vũ và các bạn. Từ cái còm của Đỗ Vũ trong bài “Tại sao Mỹ được chọn mặt gửi vàng “ mới có bài chém này. Thanks đệ! Bài viết chỉ chém cho vui, vậy có gì sai, mong các chuyên gia kinh tế Đông Lào bỏ qua)

Có một bạn hỏi, tại sao Hoa Kỳ nợ trái phiếu nhiều thế nhưng vẫn ăn chơi nhẩy múa, vẫn hoành tráng phát tiền cho dân tiêu xài, vẫn là nguồn chi chủ yếu cho các tổ chức quốc tế, vẫn viện trợ cho các nước khác?

Trước hết các bạn nên hiểu rằng, Hoa Kỳ nợ nần nhiều thật, nhưng không mùi mè gì với một đất nước siêu cường. Hoa Kỳ cũng không hề chậm trễ trả tiền lời cho các chủ nợ. Đúng ngày đúng tháng tiền tự động được chuyển vào tài khoản, thực hành đúng hợp đồng, nên không ai có lời qua tiếng vào.

Có người nói Trung Quốc và Nhật Bản là những quốc gia mua trái phiếu ngân khố Mỹ nhiều nhất. Nếu cả Trung Quốc và Nhật Bản đều bán phá giá trái phiếu của Mỹ. Nền kinh tế Mỹ sẽ bị tê liệt? Lão nghĩ điều đó là không thể. Tín dụng của Hoa Kỳ hiện vẫn rất tốt. Ngay cả khi Trung Quốc và Nhật Bản bán phá giá trái phiếu Mỹ. Sẽ có các quốc gia khác mua lại, không hề bị ảnh hưởng gì cả.

Tại sao Hoa Kỳ càng nợ tiền thì càng có tiền? Bởi, tiền đẻ ra tiền là nguồn làm giàu nhanh nhất. Anh dùng sức lao động để làm giàu thì quá vất vả và tiền đến rất chậm. Nhưng anh lợi dụng tiền của người khác để sáng tạo ra giá trị của cải thì dễ dàng hơn nhiều. Cũng như anh kinh doanh thiếu nguồn vốn phải đi vay ngân hàng vậy. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa giải quyết được vấn đề, vừa làm ăn lớn hơn, lợi nhuận nhiều hơn. Nếu anh chỉ bán sức lao động kiếm tiền, đợi anh gom được một khoản tiền để kinh doanh thì tuổi của anh đã xế chiều rồi. Cũng có thể cả đời cũng không thực hiện được.

Tiền có khả năng sinh sôi nẩy nở và phát hành, hoặc mua trái phiếu là an toàn nhất. Lợi dụng uy tín quốc gia phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn rảnh rỗi của các nước. Giống như nước chảy vào chỗ trũng, cứ thế tiền vào như nước. Thu hút được tiền rồi lại cho các ngân hàng, doanh nghiệp, các quốc gia khác vay lại với lợi tức cao hơn chút, vậy tức là tiền đẻ ra tiền. Lấy lợi tức ấy để trả cho các lợi tức phát sinh từ chủ nợ là một bài toán thông minh. Các chủ trái phiếu của Hoa Kỳ gửi tiền vào một nơi đảm bảo nhất, lại sinh lời, sướng quá còn gì! Mà lợi tức ở đây được tính bằng Đô La Mỹ, đảm bảo được giá trị đồng tiền, lưu thông dễ dàng trên thị trường quốc tế.

Truy đến cùng, trái phiếu là nợ công và cũng là trách nhiệm. Việc phát hành trái phiếu quy mô lớn và in tiền có thể giúp Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, rủi ro lạm phát, khủng hoảng nợ, bong bóng kinh tế và khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Việc tăng trưởng nợ công của Mỹ sẽ phải đối mặt với mức trần của thị trường. Fed liệu có thể “vật lộn” được bao lâu? Người ta không thể đoán trước khi nào chiếc đồng hồ nợ quốc gia tích tắc sẽ “nổ tung”, nhưng cứ mỗi nhịp đập là nó lại gióng lên hồi chuông báo động. Mọi vấn đề đều có hai mặt là vậy!

Trong những năm qua, chúng ta thường nghe dân Trung Quốc tự hào nói Mỹ nợ tiền Trung Quốc bởi Trung Quốc đang nắm giữ hơn một nghìn tỷ đô la trái phiếu Mỹ. Nhiều người còn tỏ ra lo sợ, nếu Mỹ không trả lại tiền thì sao?

Người dân họ chỉ biết rằng Trung Quốc nắm giữ rất nhiều trái phiếu Mỹ, nhưng ít ai biết rằng Trung Quốc cũng là một quốc gia có nợ công lớn, tính đến nay, có 2,28 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu Trung Quốc được nước ngoài nắm giữ và còn rất nhiều trái phiếu do dân trong nước nắm giữ.

Nợ nội bộ của Trung Quốc cũng rất nghiêm trọng, hiện tại chính phủ Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị khác đều có nợ. Ví dụ, một đơn vị hành chính nào đó muốn xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng không có tiền, họ chỉ có thể vay ngân hàng và nợ ngân hàng một số tiền lớn, vốn dĩ muốn dùng tiền thuế để trả nợ, nhưng nguồn thu từ thuế hàng năm chỉ có thể tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, khi thiếu tiền thì có thể vay từ ngân hàng. Cuối cùng, số tiền nợ ngân hàng ngày càng nhiều, và không thể hoàn trả được.

Nợ nội bộ của Trung Quốc là lớn nhất bởi các doanh nghiệp nhà nước. Tổng nợ hiện tại của các doanh nghiệp nhà nước là 150% GDP một năm. Vậy làm sao doanh nghiệp nhà nước lại có thể nợ nhiều như vậy? Điều này nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế, ví dụ như Đường sắt Trung Quốc có khoản nợ 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, và số nợ ngày càng lớn, do đầu tư vào đường sắt quá lớn, khó thu lại tiền bằng cách bán vé, và chỉ có thể tiếp tục kinh doanh lỗ. Dù có lỗ thì cũng phải xây, vì để giải quyết vấn đề dân sinh, người dân phải đi lại, việc đi lại có thể thúc đẩy kinh tế các vùng miền nên dù có lỗ nhưng ngành đường sắt Trung Quốc vẫn phát triển và đứng đầu thế giới.

Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp nhà nước như Điện lực Trung Quốc, tiêu thụ điện ở Trung Quốc rất rẻ, tiền điện về cơ bản không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Người dân ở khắp nơi đều được sử dụng điện giá rẻ, và công ty điện lực quốc doanh thì bị lỗ vốn và gánh nợ.

Vậy tại sao Trung Quốc lại mua trái phiếu Mỹ? Bởi Trung Quốc bắt buộc phải mua. Ví dụ, thương mại của Trung Quốc hiện nay quá lớn, và cần rất nhiều đô la Mỹ để giao dịch. Khi sản phẩm được bán ra, đối phương sẽ thanh toán với bạn bằng đô la Mỹ. Bán càng nhiều, thì đồng Đô La trong tay bạn càng nhiều. Bạn muốn đổi lại thành Nhân Dân Tệ để đem về nước? Xin lỗi, làm vậy càng phiền phức, bởi đồng Đô La mới là đồng tiền lưu thông quốc tế. Nếu muốn đổi thì Ngân hàng Thế giới cũng không có nhiều Nhân Dân Tệ để đổi cho bạn. Bạn không thể giữ tiền trong tay, tiền mà không lưu thông là mất giá, vậy nên muốn tạo ra giá trị. Chỉ có hai cách:
1. Trung Quốc viện trợ một lượng lớn tiền cho nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước đó, để họ tiêu tiền hộ, như xây dựng đường sắt, đường cao tốc, nhà máy, trạm phát điện … Theo cách này, bỏ tiền ra xây dựng và sau khi hoàn thành, quyền hoạt động sẽ được trao cho người Trung Quốc, người Trung. Quốc sẽ quản lý, thu phí và sẽ trả lại các công trình này cho đến khi thu về đủ cả vốn lẫn lãi, như vay sẽ đạt được mục đích kiếm tiền bằng tiền.
2. Trung Quốc hỗ trợ nước ngoài bằng cách cho các nước thiếu đô la Mỹ vay tiền, cho họ vay tiền để họ trả lãi, có thể coi đây là cách kiếm tiền bằng tiền.
3. Sau khi chi tiêu bằng mọi cách những vẫn còn tiền thì làm thế nào? Chỉ còn cách mua trái phiếu Mỹ để giữ giá trị đồng tiền. Tại sao lại mua Đô La Mỹ mà không mua đồng tiền khác? Bởi Đô La trên thế giới ít khi bị mất giá nghiêm trọng, giá trị đứng sau vàng. Vậy tại sao không mua vàng? Thế giới đào đâu ra nhiều vàng thế để bán cho anh! Cứ vậy tính lũy ngày càng tăng trưởng, Trung Quốc dư ra rất nhiều Đô La và chỉ có cách là mua trái phiếu Mỹ. Nhật Bản cũng vậy, xếp thứ hai sau Trung Quốc. Như vậy, tổng cộng cả Nhật Bản và Trung Quốc đang nắm giữ hơn 1/3 tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do nước ngoài sở hữu.

Giữ nhiều trái phiếu như vậy, liệu Mỹ có cho đổi thành tiền không? Thực ra là không, bởi vì trái phiếu Hoa Kỳ không phải là nợ, không phải họ đi vay tiền của anh. Đọc rõ nhé, không phải NỢ tiền. Vậy cứ nói Mỹ NỢ nhiều tiền của Trung Quốc là sai. Nó như cổ phiếu, một ngày nào anh không chơi nữa thì chỉ có cách bán ra chứ không thể bắt chủ cổ phiếu hoàn tiền. Bán ra sẽ có người mua,

Như vậy chả nhẽ phải mua trái phiếu Mỹ trọn đời? Từ đó, Trung Quốc mới nghĩ ra một trò chơi mới để hút tiền hoặc bỏ tiền vào đấy mà không cần ỷ lại trái phiếu Mỹ. Trung Quốc rất khôn khéo, họ đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) và mời các nước tham gia. Những nước có đô la Mỹ không thể chuyển đổi cũng có thể gửi tiền của họ vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á cho các quốc gia trên thế giới vay để giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng. Như vậy khỏi cần mua trái phiếu Mỹ mà họ vẫn có thể chi tiêu số đô la trong tay và kiếm tiền.

Liệu AIIB (Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á) đã giải quyết triệt để vấn đề đồng đô la? Trên thực tế vẫn không được, bởi vì nhiều quốc gia không tham gia theo cảnh báo của Hoa Kỳ. Tại sao Hoa Kỳ phản đối? Bởi Trung Quốc đang sao chép trò chơi của Mỹ. Trước đây, các quốc gia sẽ mua trái phiếu Mỹ nếu họ không thể chi tiêu hết số đô la thừa của mình. Hoa Kỳ thông qua trái phiếu có thể hút tiền của họ. Cứ ngồi đấy ung dung uống rượu tiền vẫn vào ào ào. Giờ đây, AIIB đã ra mắt. Mọi người gửi tiền vào AIIB. Như vậy đồng Đô la Mỹ sẽ chảy quanh thế giới để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước và sẽ không còn quay trở lại Hoa Kỳ. Tất cả tiền đã được chuyển đến Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á. Hoa Kỳ không còn được hưởng số lượng tiền lớn nhẽ ra phải chui vào túi mình. Bởi vậy, Hoa Kỳ và Nhật Bản đều không tham gia và răn đe các nước khác không tham gia AIIB. Tuy nhiên, AIIB của Trung Quốc rõ ràng là hấp dẫn và lợi ích cao nên nhiều nước cũng đã tham gia, kể cả Việt Nam.

Để ngăn chặn Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á và cho phép đồng đô la Mỹ tiếp tục chảy ngược vào Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã yêu cầu Nhật Bản đứng ra thành lập một Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á khác nhưng không được các quốc gia hoan nghênh lắm bởi họ biết Nhật Bản làm vậy để giúp Mỹ.

Vậy Trung Quốc thành lập ra AIIB có thể giải quyết việc đô la Mỹ dư thừa không? Trên thực tế, là chưa được, bởi vì AIIB cũng giống như một ngân hàng, có quá nhiều tiền nhưng quá ít người vay. Chính vậy, họ lập tức đã khởi động Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước. Các nước có thể dựa vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á và sáng kiến ​​Vành đai và Con đường để vay tiền và xây dựng cơ sở hạ tầng như sửa chữa đường sắt, đường bộ, hệ thống thoát nước, điện, thông tin liên lạc … và các cơ sở hạ tầng khác. Một vành đai một con đường có thể giúp bạn xây dựng doanh nghiệp, nhà máy, trường học, tòa nhà, viện nghiên cứu, thu hút đầu tư và giúp bạn giải quyết các vấn đề và phát triển kinh tế.

Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là cắt đứt dòng chảy ngược của đồng đô la vào túi Hoa Kỳ, không cần mua trái phiếu Hoa Kỳ, để đồng Đô La lưu thông tuần hoàn trên thế giới mà không cho Mỹ nắm giữ phần lớn. Nhưng cuối cùng vẫn không thể giải quyết được tận gốc bởi đồng Đô La vẫn là đồng tiền quốc tế dùng cho hầu hết các giao dịch thương mại toàn cầu. Làm thế nào để đồng Nhân Dân Tệ thay thế địa vị của đồng Đô La trên trường quốc tế?

Do đó, Trung Quốc đã phát triển một loại tiền kỹ thuật số và ảo hóa đồng tiền này, để tránh việc thế giới lo lắng rằng Trung Quốc sẽ sửa đổi ngẫu nhiên lượng tiền kỹ thuật số, Trung Quốc đã áp dụng một công nghệ phi tập trung tương tự như Bitcoin, để nó không thể bị sửa đổi, bao nhiêu là bao nhiêu, không sửa đổi được. Trong tương lai, nếu bạn muốn kinh doanh tại Trung Quốc, bạn có thể chuyển tiền trực tiếp thông qua hệ thống đã xây dựng. Ví dụ: nếu hệ thống tiền kỹ thuật số Việt Nam và Trung Quốc được kết nối, bạn có thể sử dụng giao dịch chuyển khoản trong tương lai. Bạn không cần phải đổi tiền giấy ở khắp mọi nơi, điều này giúp mọi người đỡ rắc rối. Điều quan trọng nhất là nó có thể bỏ qua đô la Mỹ để trực tiếp giao dịch. Trong tương lai, mọi người không nhất thiết phải cần đến đô la Mỹ.

Lúc này Mỹ bắt đầu tìm ra ngọn nguồn để ngăn chặn sự đối đầu của Trung Quốc, và bắt đầu đàn áp kinh tế Trung Quốc, hủy hoại kinh tế Trung Quốc. Chỉ cần kinh tế sụp đổ thì đồng Nhân dân tệ không được ổn định và sẽ mất giá bất cứ lúc nào, và không ai dám sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc.

Đang rầm rộ chiến tranh kinh tế do Trump khởi xướng thì dịch bệnh ập đến, Biden nhu nhược lên ngôi. Điều này cũng đáng để đặt câu hỏi: Tại sao dịch bệnh Vũ Hán lại bùng ra lúc này? Và Trung Quốc lại là nước đầu tiên kiểm soát được dịch bệnh, là nước đầu tiên phục hồi kinh tế nhanh chóng sau dịch bệnh và giành được nhiều đơn đặt hàng lớn từ thế giới trong khi Mỹ vẫn long đong đối phó với dịch bệnh chưa thể rảnh tay để chú tâm đến xử lý Trung Quốc và một số vấn đề quốc tế.

Ông cha ta hay nói “Đục nước béo cò”, trước mắt tạm thời là như vậy. Lão tin chắc rằng, Trung Quốc muốn vượt mặt Mỹ là một điều rất khó khi mà một thể chế như vậy tồn tại. Thương mại và lãnh đạo thế giới không thể nhờ tung tiền ra mua chuộc, mà do sự công bằng và uy tín quốc tế. Sức mạnh mềm của Mỹ là vô địch, muốn có được sức mạnh này phải có rất nhiều bộ óc tinh tế của dân Do Thái Mỹ và uy tín có được từ quá khứ. Trung Quốc muốn bắt chước và rập khuôn cũng phải mất thêm ít nhất 50 năm nữa chứ không phải chuyện một sớm một chiều.

Vậy có cách nào nhanh chóng hơn để khống chế được Mỹ và thế giới? Xin xem hồi sau sẽ rõ.

nguồn: Peter Pho

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực, hạ tầng dịch vụ tài chính vẫn còn bất cập liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, định giá trái phiếu, quản lý thông tin và dữ liệu thị trường, hay áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế…

Chia sẻ :


SINH LỜI AN TOÀN, HIỆU QUẢ CÙNG TRÁI PHIẾU BAC A BANK PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG LẦN 2 – ĐỢT 1

Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng rà soát tác động việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và bất động sản.

Chia sẻ :


BAC A BANK CHÍNH THỨC CHÀO BÁN 16 TRIỆU TRÁI PHIẾU PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG ĐỢT 1

Nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, đồng thời đa dạng…

Chia sẻ :


Phát Đạt mua lại 150 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa công bố sẽ tất toán lô trái phiếu phát hành lần 9 năm 2021…

Chia sẻ :


Bỏ tiền tỉ mua trái phiếu lãi suất cao: Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua “trăm hoa đua nở” với mức lãi suất huy động tăng nhanh. Bộ Tài chính liên tục cảnh báo rủi ro, không ít người mua khi chưa thể tìm hiểu kỹ doanh nghiệp phát hành.

Chia sẻ :


Bí ẩn những lô trái phiếu ngàn tỉ

Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã quyết định hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá 10.300 tỉ đồng do công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành.

Chia sẻ :


Bất động sản “hốt bạc” từ trái phiếu doanh nghiệp

Lũy kế từ đầu năm đến 15/10, giá trị trái phiếu phát hành bởi nhóm bất động sản đạt 148,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị…

Chia sẻ :


Vì sao doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu?

Ngân hàng bị siết dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và điều kiện phát hành trái phiếu dễ dàng hơn là nguyên nhân chính khiến thị trường này bùng nổ trong vài năm gần đây.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *