Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Nguy cơ thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp sau dịch. Ảnh minh họa. 

Trong văn bản gửi liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất về việc thực hiện một số giải pháp hạn chế thiếu hụt lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thời gian qua, một bộ phận công nhân lao động rời TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về quê tự phát.

Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển, an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi, nhưng xuất hiện tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động ở địa bàn đến.

Trong bối cảnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau đến từng người lao động, tại khu trọ, nơi cư trú, nơi đang làm việc hoặc qua ứng dụng công nghệ thông tin, về việc người lao động không tự phát rời nơi đang cư trú để về quê. Đồng thời, nêu rõ các hệ lụy của việc về quê tự phát, động viên người lao động tiếp tục trở lại doanh nghiệp khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất.

Công đoàn cấp trên cũng cần chỉ đạo đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả.

Bên cạnh đó, viết thư hoặc nhắn tin mời người lao động đã về quê sớm trở lại doanh nghiệp, bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp.

Các cán bộ công đoàn tập trung hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động trong hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19; giúp người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, các cấp công đoàn cần chủ động đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận, làm các thủ tục để người lao động có nhu cầu trở lại làm việc cho doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Sự dịch chuyển lao động tự phát trong thời gian qua đã và đang tạo ra áp lực rất lớn cho thị trường lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận định, việc người lao động di chuyển “ồ ạt về quê” như thời gian qua sẽ tạo thêm những khó khăn cho thị trường lao động.

Nguy cơ thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp sau dịch. Ảnh minh họa. 
Nguy cơ thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp sau dịch. Ảnh minh họa. 

Dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ còn khoảng 60-70% nên nguy cơ thiếu hụt lao động để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng sẽ dư thừa lao động ở những nơi cung lao động lớn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sẽ tạo nên một nghịch lý lớn về cung – cầu lao động.

Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đánh giá, để khôi phục đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phải mất từ 3-9 tháng, còn để khôi phục nguồn nhân lực, cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề, những vị trí lao động kỹ thuật, phụ trách chuyên môn sẽ phải gặp khó khăn và thời gian gấp 3 lần như thế.

Theo ông Tiến, trước mắt cần ưu tiên các giải pháp để người lao động an tâm đi lại, sinh sống và làm việc như: thực hiện tiêm vaccine đầy đủ cho người lao động; công bố và thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phúc lợi, an toàn vệ sinh lao động…cho người lao động. Hơn hết cần có chính sách khuyến khích đặc biệt cho những người lao động gắn bó với doanh nghiệp lúc khó khăn đặc biệt này.

Về giải pháp lâu dài, ông Tiến cho rằng, cần quan tâm và bảo đảm tiền lương, phúc lợi và các chế độ với người lao động phải đủ sống, có tích luỹ và phải có tác dụng kích thích, thu hút người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Vấn đề nhà ở cho công nhân, cần tiếp tục khuyến khích và có giải pháp phù hợp để doanh nghiệp đầu tư xây dựng ký túc xá cho người lao động, cũng như tháo gỡ và thực hiện chủ trương xây dựng các thiết chế công đoàn, đặc biệt tại các khu công nghiệp và tại các địa bàn có đông công nhân.

“Phải quan tâm đặc biệt tới lưới an sinh xã hội, vấn đề việc làm và bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân, trong đó có công nhân lao động”, ông Tiến nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


“Dư chấn” sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19?

Để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh thì có đủ lực lượng lao động là quan trọng nhất.

Chia sẻ :


Hà Nội siết chặt cấp giấy đi đường, yêu cầu xuất trình cả lịch làm việc

Người được cấp giấy đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc theo phân công của đơn vị…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Sớm đưa người lao động trở lại sản xuất an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động

Tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021 chiều 16/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nghiệm vụ quan trọng là khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Tăng lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên tác động nhìn chung không nhiều. 

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *