Trả lương 5.000 USD/tháng, ứng viên vẫn ‘lắc đầu’

Trả lương 5.000 USD/tháng, ứng viên vẫn lắc đầu - 1

Thị trường việc làm “đóng băng” khiến nhiều doanh nghiệp CNTT thiếu nhân sự trầm trọng. Vị trí chất lượng liên quan đến AI, Data engineer, Blockchain được trả lương đến 5.000 USD vẫn khó tìm nhân sự.

Lương cao cũng khó “kéo” người giỏi

Hơn 4 tháng qua, ông Nguyễn Vĩnh Bảo – Giám đốc một công ty TNHH tại quận Tân Bình (TPHCM) tỏ ra khá lo lắng vì nhân sự thiếu hụt gần 30%. Một số dự án công ty đang triển khai phải kéo dài thời hạn, nhiều dự án mới phải trả lại khách hàng vì thiếu nhân lực.

Công ty của ông Nguyễn Vĩnh Bảo hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hiện có 40 nhân sự chính, 20 cộng tác viên.

Từ tháng 6/2020 đến nay, công ty mới tuyển được 6 nhân sự lập trình viên có vài năm kinh nghiệm, mức lương 20-30 triệu đồng. Cộng tác viên hưởng lương theo từng dự án.

Trả lương 5.000 USD/tháng, ứng viên vẫn lắc đầu - 1

Doanh nghiệp CNTT thiếu hụt 30% nhân sự, dù nhiều vị trí tuyển dụng được trả lương đến 5.000USD/tháng nhưng chưa có người phù hợp.

“Riêng những vị trí đòi hỏi nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn về AI (trí tuệ nhân tạo), Data engineer (khoa học dữ liệu), Blockchain (cơ sở dữ liệu) thì thực sự chưa tuyển dụng được”, ông Nguyễn Vĩnh Bảo than thở.

Cũng theo vị giám đốc này, không chỉ riêng công ty của ông mà nhiều đơn vị khác về công nghệ cũng rơi vào tình trạng thiếu nhân sự nghiêm trọng, đặc biệt là những nhân sự có thâm niên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc trên, tiền chưa phải quan trọng nhất.

“Nhân sự giỏi ngành công nghệ thường mở công ty riêng, lập nhóm riêng để phát triển bản thân. Họ không muốn gò bó ở các công ty và ngày đêm “cày” những dự án không phải đam mê của mình. Họ sẵn sàng ra lập nhóm riêng rồi nhận các dự án với thu nhập chỉ vài chục triệu đồng/tháng, thay vì làm ở công ty với mức lương hàng trăm triệu đồng – ông Nguyễn Vĩnh Bảo phân tích.

Công ty của ông Nguyễn Vĩnh Bảo đang tuyển sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình 5-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cho những ứng viên có kinh nghiệm có thể từ 3.000-5.000 USD/tháng.

“Đối với những ngành khác, lương càng cao càng dễ tuyển dụng, nhưng công nghệ thì không hẳn. Tôi sẵn sàng trả lương lên đến 5.000USD/tháng, cao hơn gần 1.000 USD/tháng so với mặt bằng để tuyển những vị trí có năng lực phát triển dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo, nhưng không có nhiều người ứng tuyển”, ông Nguyễn Vĩnh Bảo chia sẻ.

Cùng chung hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Thế Gia, Giám đốc một công ty công nghệ tại TPHCM cũng đang trăn trở tìm nhân sự giỏi về công nghệ. Đặc biệt với nhân sự có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm về dữ liệu và phát triển trí tuệ nhân tạo.

“Nhu cầu nhân sự công nghệ luôn thiếu hụt nhiều năm qua, do dịch sẽ càng thiếu hơn, chuyện khó tuyển dụng cũng dễ hiểu. Những nhân sự chất lượng, các công ty đều đãi ngộ khá tốt nên nghỉ việc cũng không nhiều. Mặt khác, dịch có thể khiến nhiều người ngại chuyển việc nên dù có trả lương 5.000USD/tháng cũng rất khó tuyển dụng”, ông Nguyễn Thế Gia phân tích.

Cung không đủ cầu

Chia sẻ về vấn đề trên, theo ông Nguyễn Anh Toàn – chuyên gia kinh tế tại TPHCM – nhân sự ngành công nghệ luôn là chủ đề “nóng” tại các diễn đàn nhiều năm qua. Việt Nam hiện có khoảng một triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Trả lương 5.000 USD/tháng, ứng viên vẫn lắc đầu - 2

Các doanh nghiệp cũng nên mở rộng tuyển sinh online và đào tạo online để chủ động về nhân sự.

“Nhu cầu công nghệ ngày càng lớn, nhu cầu nhân sự về robot tự động hóa, phân tích dữ liệu, điện toán đám mây đi kèm trí tuệ nhân tạo ngày càng khan hiếm hơn. Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn cũng rất khó tuyển dụng, đặc biệt trong mùa dịch”, ông Nguyễn Anh Toàn chia sẻ.

Theo chuyên gia kinh tế này, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 400.000 nhân sự trong ngành công nghệ thông tin. Tuy vậy, mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 50.000 sinh viên ngành công nghệ ra trường.

Khoảng cách về thiếu nhân sự ngành này sẽ ngày càng được nhân rộng khi nhu cầu xã hội ngày càng cao.

“Các trường đại học cần mở rộng thêm ngành công nghệ và đào tạo sát với nhu cầu thực tế để đáp ứng được sự thay đổi tốc độ của công nghệ. Cần phải làm sao để sinh viên khi ra trường đều là những nhân sự chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công việc. Nếu nhân lực đã thiếu mà sinh viên ra trường còn phải đào tạo lại thì sẽ càng thiếu hơn”, ông Nguyễn Anh Toàn nêu quan điểm.

Để giải bài toán nhân sự mùa dịch, theo ông Nguyễn Anh Toàn, các công ty công nghệ cần có sự phối hợp chặt hơn với các trung tâm tuyển dụng. Cần áp dụng phỏng vấn online, đào tạo online cho các nhân sự tiềm năng để có thể chủ động tuyển dụng thời điểm này.

“Doanh nghiệp phải chấp nhận đào tạo từ xa nếu mong muốn có nhiều nhân sự chất lượng cao lúc này. Nếu làm được điều này, công ty sẽ không bị thụ động về nhân sự khi dịch kéo dài hoặc xảy ra sự cố nhân sự. Đội ngũ cộng tác viên cũng cần được quan tâm đúng mức để khi cần huy động toàn thời gian, họ sẽ hỗ trợ”, ông Nguyễn Anh Toàn phân tích thêm.

(Theo Dân Trí) 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Thu nhập CEO Mỹ cao gấp gần 300 lần nhân viên bình thường

CEO các công ty trong chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ hưởng thu nhập bình quân 15,5 triệu USD trong năm 2020..

Chia sẻ :


Điều ‘ngược đời’ trên Phố Wall: Banker mới vào nghề được đề xuất lương khởi điểm 120.000 USD nhưng không ai muốn làm

Jimmy Dunne – một banker lâu năm tại Piper Sandler Cos, nhận định rằng Phố Wall không còn là nơi hào nhoáng với các cử nhân như 25-30 năm trước.

Chia sẻ :


Những trăn trở của doanh nghiệp khi mở cửa

Mở cửa trở lại nền kinh tế là điều DN nào cũng mong mỏi. Mỗi DN cũng đang chuẩn bị những kế hoạch thích hợp cho giai đoạn bình thường mới. Thế nhưng vẫn còn nhiều trăn trở vì có những điều tự thân DN không thể giải quyết được.

Chia sẻ :


Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bút bi gia đình năm 1981, sau gần 40 năm Thiên Long hiện là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực.

Chia sẻ :


Những công việc ‘lên ngôi’ trong 10 năm tới, lương không thấp, không cần bằng ĐH

Một số công việc không yêu cầu bằng cử nhân được dự báo sẽ “hot” trong thập kỷ tới, mở ra cơ hội kiếm việc làm thu nhập tốt cho những người không đủ khả năng học đại học.

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may chờ chính sách mở cửa xuyên suốt

Với những thách thức bủa vây doanh nghiệp dệt may mong mỏi chính sách mở cửa xuyên suốt, đồng nhất giữa các địa phương sẽ cứu vãn tình thế hiện tại.

Chia sẻ :


Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


Bài học khởi nghiệp cho các “nhà đầu tư mạo hiểm”

Cách đây ít ngày, vụ ông chủ chuỗi nhà hàng Món Huế bị một công ty luật đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục triệu USD, khiến dư luận bất ngờ.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *