Top ngành đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 8 tăng đều liên quan đến khoáng sản

Top ngành đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp IIP  tháng 8 tăng đều liên quan đến khoáng sản

Báo cáo công bố gần đây của SSI Research cho biết, trong tháng 8/2021, ngành sản xuất chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính giảm 7,4%, trong đó ngành chế biến chế tạo giảm 9,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.

Nguyên nhân do sự đứt gãy chuỗi sản xuất chủ yếu được ghi nhận ở các tỉnh thành phía Nam với IIP giảm tới -23,4%. Các phương án duy trì sản xuất như “3 tại chỗ” hoặc “Một cung đường, hai điểm đến” chỉ mang tính tạm thời và thể hiện nhiều bất cập. Điều này đã khiến công suất sản xuất của nhà máy, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố phía Nam ở mức thấp, chỉ vào khoảng 10%-50%.

Trong đó, các ngành có mức suy giảm mạnh trong tháng 8 đều có sản lượng tập trung chủ yếu ở phía Nam như đồ gỗ nội thất, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2020, sản xuất thực phẩm (-15,2%), giày dép (-28,3%)

Thế nhưng, không phải chỉ số sản xuất nào cũng có xu hướng giảm như một số ngành nghề đã nêu ở trên. Cụ thể, chỉ số IIP tháng 8/2021 của 3 ngành liên quan đến hoạt động khai thác, sản xuất khoáng sản đã chứng kiến mức tăng trưởng cao hơn hẳn các ngành khác.

Top ngành đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp IIP  tháng 8 tăng đều liên quan đến khoáng sản - Ảnh 1.

Chỉ số IIP của một số ngành tháng 8/2021. Nguồn: SSI Research

Cụ thể, theo dữ liệu của SSI Research, trong tháng 8/2021, chỉ số IIP của hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2020, được ghi nhận mức tăng cao nhất trong tất cả các ngành.

Theo sau là ngành khai thác than cứng và than non, với mức tăng đạt 19% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp đến là các ngành như sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế với mức tăng lần lượt đạt 12,1% và 9,9%.

Nhìn chung, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019.

Các chuyên gia phân tích của Mirae Asset nhận định, hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trong tháng 9/2021 do việc thực hiện giãn cách nghiêm ngặt đã và đang tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất công nghiệp tại các địa phương tiêu điểm của dịch bệnh. 

Tuy nhiên, với kế hoạch TP HCM kiểm soát dịch Covid-19 trước 15/9 và những địa phương khác vào đầu tháng 9 của Chính phủ Việt Nam, cùng với việc đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19, hoạt động sản xuất công nghiệp kì vọng sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng trong quý 4/2021.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Điện thừa, nhiều nhà máy sản xuất phải dừng hoặc hoạt động cầm chừng

Năng lực sản xuất điện thừa, nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng của người dân giảm nên nhiều nhà máy điện phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng…

Chia sẻ :


Sụt giảm kỷ lục, sức mua ô tô chạm đáy 6 năm

Đợt bùng phát thứ 4 của đại dịch Covid-19 đã kéo sức mua tại thị trường ô tô Việt Nam tháng 8/2021 sụt giảm kỷ lục, qua đó tạo mức đáy thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp nhựa điêu đứng, “cầu cứu” xin giãn nợ vay ngân hàng

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đưa ra nhiều đề xuất để ổn định sản xuất, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm

Nền kinh tế phục hồi sau Covid giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. Công bố số liệu…

Chia sẻ :


Báo Hàn: Triển vọng quý 4 Samsung kém sáng sủa do công suất thấp tại Việt Nam, giá bán giảm và cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh, màn hình và chip của Hàn Quốc đã có một năm rực rỡ, nhưng triển vọng có thể đang bớt sáng sủa trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Điều gì khiến cổ phiếu phân bón “dậy sóng”?

Thông tin các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc đồng loạt nhận được lệnh, tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa – được cho là tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam. Cổ phiếu ngành này vì thế phiên 2/8 cũng lập tức phản ánh tích cực vào giá cổ phiếu.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *