Top 7 ngành đang ‘hốt bạc’ bất chấp đại dịch, có ngành chỉ cần 2 năm, lợi nhuận trung bình của DN đã nhân đôi

Top 7 ngành đang 'hốt bạc' bất chấp đại dịch, có ngành chỉ cần 2 năm, lợi nhuận trung bình của DN đã nhân đôi

Theo báo cáo mới nhất về Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021 mà Vietnam Report vừa công bố, suốt 5 năm qua, ngành bất động sản – xây dựng, ngành tài chính và ngành thực phẩm – đồ uống vẫn luôn giữ vững vị trí là top 3 ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất Bảng xếp hạng PROFIT500.

Top 7 ngành đang hốt bạc bất chấp đại dịch, có ngành chỉ cần 2 năm, lợi nhuận trung bình của DN đã nhân đôi - Ảnh 1.

Nguồn: Thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500, thực hiện bởi Vietnam Report trong giai đoạn 2017 – 2021

Trong khi nhóm ngành tài chính và ngành thực phẩm – đồ uống luôn ổn định và lần lượt dao động quanh mức 11% và 10% xuyên suốt giai đoạn 2017 – 2021, thì ngành bất động sản – xây dựng đã có bước nhảy vọt trong năm 2019 khi tăng mạnh từ 14,8% (năm 2018) lên mức 23,9% – chiếm gần 1/4 tổng số doanh nghiệp trong bảng.

Phân tích từ dữ liệu thống kê trong 5 năm qua cho thấy, tốc độ tăng trưởng kép về lợi nhuận (CAGR) trung bình của tất cả các doanh nghiệp trong PROFIT500 là 10,12%. Trong đó, 7 ngành đạt chỉ số CAGR cao nhất và có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng chung là: ngành thép (34,5%); ngành bán lẻ (17,5%); ngành tài chính (17,3%); ngành nông nghiệp (16%); ngành thực phẩm – đồ uống (11,9%); ngành hóa chất (11,7%) và ngành bất động sản – xây dựng (10,8%).

Đây cũng được xem là những ngành có tiềm năng tăng trưởng và góp phần tích cực cho đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Nếu xét theo quy tắc 70 (phép màu của tăng trưởng trong kinh tế học), ngành thép đạt được ngưỡng tăng trưởng 34,5%, tức chỉ cần 2 năm lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp ngành thép sẽ được nhân đôi (70/34,5). Tương tự, các doanh nghiệp bán lẻ và tài chính mất khoảng 4 năm so với mức trung bình chung 7 năm (70/10,12) của toàn bộ doanh nghiệp PROFIT500 để đạt được quy mô lợi nhuận tăng lên gấp đôi.

Top 7 ngành đang hốt bạc bất chấp đại dịch, có ngành chỉ cần 2 năm, lợi nhuận trung bình của DN đã nhân đôi - Ảnh 2.

Nguồn: VNR

Hiệu quả sử dụng tài sản 3 khối doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Báo cáo của Vietnam Report nhận định, đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện từ năm 2020 đã gây ra không ít khó khăn đến tình hình sản xuất kinh doanh tại thị trường trong nước cũng như cản trở hoạt động xuất nhập khẩu tới các quốc gia khác.

Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng PROFIT500 năm 2021 đối với 339 doanh nghiệp niêm yết cho thấy có đến 53,1% doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng lợi nhuận trong suốt giai đoạn 2019 – 2020 và 6 tháng đầu năm nay.

Ngoài ra, 24,4% doanh nghiệp đã bắt đầu phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm nay. Đây là dấu hiệu tích cực cho biết các doanh nghiệp niêm yết trong PROFIT500 đã dần thích ứng với sự thay đổi của các điều kiện kinh doanh sau khi đại dịch xuất hiện.

Cùng với đó, 14,2% doanh nghiệp trong số này bị tăng trưởng chậm lại và ghi nhận mức lợi nhuận 6 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2020. Còn lại, 8,3% doanh nghiệp thuộc nhóm phục hồi chậm với lợi nhuận giảm 2 kỳ liên tiếp – lợi nhuận năm 2020 giảm so với năm 2019 và 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước.

Năm nay, với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra trong một khoảng thời gian dài, cả 3 khu vực kinh tế đều chứng kiến sự suy giảm ROA (lợi nhuận/tổng tài sản) bình quân so với Bảng xếp hạng PROFIT500 năm trước.

ROA bình quân khu vực FDI giảm nhẹ từ 12,5% (năm 2020) xuống 12,4%. Khu vực kinh tế tư nhân ghi nhận ROA bình quân năm giảm còn 9,4% so với mức 9,8% của năm trước. Đặc biệt, khu vực Nhà nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giảm từ 11,7% (năm 2020) xuống 8,4%, điều này đã khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản của khối doanh nghiệp này bị tụt xuống mức thấp nhất so với hai khu vực kinh tế còn lại.

Đối với chỉ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) bình quân, khu vực FDI vẫn chiếm vị trí dẫn đầu trong 3 năm từ 2019 – 2021, lần lượt đạt 26,4%; 25,2% và 25,6%. Khu vực kinh tế Nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi bước sang năm 2020, ROE bình quân tăng mạnh từ 17,6% năm 2019 lên 23,6% và vươn lên chiếm vị trí thứ 2.

Trái ngược với khu vực Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân có ROE bình quân giảm đáng kể từ 24,2% (năm 2019) xuống còn 20,8% (năm 2020) và là khu vực có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất.

Năm nay, vị trí của 3 khu vực này không có sự xáo trộn và ghi nhận xu hướng tăng nhẹ về chỉ số ROE bình quân. Cụ thể, khu vực FDI tăng từ 25,2% lên 25,6%, khu vực Nhà nước giữ nguyên ở mức 23,6% và khu vực tư nhân tăng từ 20,8% lên 21,1%. Báo cáo đánh giá, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp đã sử dụng vốn hiệu quả hơn trước bối cảnh khó khăn chung của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp lớn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn

Thiếu nhân lực để sản xuất do các quy định về giãn cách; Khó khăn trong điều hành và quản lý công việc từ xa; Đứt gãy chuỗi cung ứng; Sức mua giảm sút; Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao là những thách thức mà các doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng PROFIT500 phải đối mặt do đợt dịch lần thứ 4 bùng phát…

Chia sẻ :


“Bão giá” nguyên vật liệu “quét sạch” lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thua lỗ

Bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Một số chuyên gia trong ngành nhận định “bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thua lỗ.

Chia sẻ :


Điều gì khiến cổ phiếu phân bón “dậy sóng”?

Thông tin các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc đồng loạt nhận được lệnh, tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa – được cho là tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam. Cổ phiếu ngành này vì thế phiên 2/8 cũng lập tức phản ánh tích cực vào giá cổ phiếu.

Chia sẻ :


Đã có 310 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh, nhóm ngân hàng 9 tháng tăng 53%

Tổng lợi nhuận của các công ty đã công bố kết quả tăng 25,0% so với cùng kỳ cho Q3/21 và 46,7% so với cùng kỳ cho 9 tháng đầu năm…

Chia sẻ :


Nhu cầu mì gói, nước chấm tăng mạnh mùa dịch đẩy doanh thu Masan Consumer thêm cả nghìn tỷ, lãi quý 3 tăng 24%

Theo Hàng tiêu dùng Masan (MCH), động lực thúc đẩy doanh thu trong kỳ là chiến lược tăng trưởng dẫn dắt bởi các phát kiến mới, song song với kênh Thương mại hiện đại và chiến lược đô thị hóa tăng tốc. Ghi nhận, doanh số kênh MT trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 44,7% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Gang thép Hà Nội (HSV): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 21,7% kế hoạch năm 2021

HSV có sự tăng trưởng đáng kể về biên lợi nhuận gộp đạt 5,8%, tăng hơn 1,6 lần so với biên lợi nhuận gộp của năm 2020, và là mức biên cao nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp nhựa điêu đứng, “cầu cứu” xin giãn nợ vay ngân hàng

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đưa ra nhiều đề xuất để ổn định sản xuất, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *