Tổng Giám đốc LG Electronics Việt Nam: “Chúng tôi không có kế hoạch bán nhà máy”

Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng và Công ty LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng chiều ngày 14/4, ông Jung Hai Jin, Tổng Giám đốc LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng đã có những chia sẻ liên quan đến việc Tập đoàn LG sẽ rút mảng sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) tại Hải Phòng.

Ông Jung Hai Jin cho biết: “smartphone là một trong rất nhiều sản phẩm điện tử khác mà LG đang sản xuất tại đây. Việc có rút hay giảm dần việc sản xuất smartphone tại nhà máy Hải Phòng là chủ trương của LG Electronics toàn cầu trong việc tái cơ cấu sản phẩm.”

Trước đó, theo tờ Business Korea, LG Electronics đang từng bước đóng cửa các nhà máy tại Taubate (Brazil) và Qingdao (Trung Quốc). Việc LG dừng sản xuất smartphone tại Hải Phòng là nằm trong chủ trương của chính tập đoàn là sẽ rút khỏi thị trường smartphone để tập trung nguồn lực vào các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt hơn như linh kiện xe điện, ô tô, thiết bị kết nối, điện dân dụng…

LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này có số vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD, trong đó bao gồm các nhà máy sản xuất các sản phẩm như: thiết bị nghe nhìn, gia dụng, sản phẩm tin học, điều hòa và các giải pháp không khí, thiết bị làm đẹp… để cung cấp cho thị trường toàn cầu.

Ngay tại thời điểm này, LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đang đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất máy máy giặt siêu khủng, nhà máy này có diện tích nhà xưởng lên tới 43.000m2, nằm cận kề với nhà máy sản xuất điện thoại, theo dự kiến, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, LG Electronics Việt Nam, nằm trong tổ hợp các công ty ty sản xuất của Tập đoàn LG đặt tại KCN Tràng Duệ, đây là doanh nghiệp luôn thực hiện nghiêm túc các qui định, chính sách về luật đầu tư, về môi trường và có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất nhập khẩu, cũng như ngân sách của thành phố. Đặc biệt, LG Electronics Việt Nam là doanh nghiệp có những mối liên kết, hợp tác tốt với cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và chú trọng công tác an sinh cho người lao động.

Tại buổi làm việc, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, việc một doanh nghiệp, một tập đoàn thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, định vị được sản phẩm của mình để phù hợp với năng lực nội tại là hết sức bình thường, đặc biệt, trước sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu vì đại dịch Covid 19, thì việc tái cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp là tất yếu và cần thiết.

Chia sẻ về chủ trương của công ty, ông Jung Hai Jin, Tổng giám đốc LG Electronics Việt Nam tại Hải Phòng cho biết, Tập đoàn LG nói chung và LG Electronics nói riêng xác định Việt Nam là một quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn, do vậy, việc duy trì và tiếp tục đầu tư tại đây là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.

Trước những thông tin xung quanh nhà máy nhà máy sản xuất smartphone tại Hải Phòng, ông Jung Hai Jin khẳng định: “Chúng tôi không có kế hoạch bán nhà máy, còn nếu tái cơ cấu sản phẩm thì cơ sở này sẽ được chuyển đổi sang công năng mới, toàn bộ công nhân lao động đang sản xuất tại nhà máy smartphone sẽ được giữ nguyên để phục vụ sản xuất sản phẩm khác”.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Samsung Electronics lãi đậm nhờ con chip và điện thoại gập

Lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics tăng hơn 25% nhờ giá chip bán dẫn tăng và nhu cầu cao bất nhờ với dòng điện thoại gập đắt đỏ của công ty…

Chia sẻ :


Báo Hàn: Triển vọng quý 4 Samsung kém sáng sủa do công suất thấp tại Việt Nam, giá bán giảm và cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh, màn hình và chip của Hàn Quốc đã có một năm rực rỡ, nhưng triển vọng có thể đang bớt sáng sủa trong thời gian tới.

Chia sẻ :


4 nhà máy Samsung tại Việt Nam đạt doanh thu gần 30 tỷ đô trong nửa đầu năm, lợi nhuận tăng vọt 24% lên 2,2 tỷ USD

Xét trên toàn cầu, trong quý 2, Samsung Electronics đạt doanh thu kỷ lục 63,67 nghìn tỷ KRW, tăng 20%; lợi nhuận hoạt động 12,57 nghìn tỷ KRW, tăng 34%.

Chia sẻ :


Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045…

Chia sẻ :


Spartronics khởi công Nhà máy mới tại Việt Nam

Nhà máy mới sẽ tăng cường năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết bị y tế, công nghiệp và thương mại.

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Việc sản xuất bị đình trệ khi áp dụng giãn cách tại nhiều địa phương đã khiến doanh nghiệp lúng túng trong khôi phục sản xuất; mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài…

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp Đà Nẵng đuối sức vì “3 tại chỗ”

Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đã có 2.225 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động (tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước); 538 doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc giải thể (tăng 1,5%)…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *