Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng

Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng

Công ty cổ phần Đại Nam được thành lập vào tháng 3/1996 với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản. 

Năm 1999, Đại Nam khởi công dự án Khu du lịch Đại Nam, quy mô lên tới 450ha tại tỉnh Bình Dương. Mất 10 năm dự án này mới hoàn thành để bắt đầu đón khách vào tháng 9/2008. Siêu dự án này tốn tới 6.000 tỷ đồng kinh phí đầu tư.

Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Năm 2016, Đại Nam cho khởi công công trình trọng điểm là Trường đua Đại Nam với tổng diện tích 60ha, sau đó chính thức khai trương hoạt động vào đầu năm 2017. Đây là công trình thể thao tốc độ phức hợp đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp của 5 loại hình đua: ngựa, chó, mô tô, go-kart, jet-ski và biểu diễn fly-board.

Được biết, Trường đua Đại Nam là ý tưởng được nảy ra và triển khai thực hiện trong vòng chưa đầy… 24h. Xuất phát từ mong muốn đầu tư vào phát triển thể thao bên cạnh du lịch hiện hữu của bà Nguyễn Phương Hằng và nhận được sự đồng lòng của toàn thể công ty. Trong ngày hôm sau, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho tiến hành dự án. Ước tính nguồn vốn cho dự án này khoảng 100 triệu USD.

Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 2.

Trong lĩnh vực bất động sản, Đại Nam là chủ đầu tư của 7 dự án lớn tại Bình Dương gồm: Khu đô thị Trung tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2, Khu nhà ở Sóng Thần 2 mở rộng, Khu đô thị Thương mại dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Đại Nam – Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2. 

Dự án Khu Dân Cư Đại Nam có quy mô 96,7 ha, được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại tỉnh Bình Phước cho khoảng 12.000 người. Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai thì dự án vẫn khá đìu hiu, không có người ở. Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, thậm chí một số đoạn vỉa hè trong khu đường nội đã bị bong tróc.

Bên cạnh đó, Đại Nam còn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực khu công nghiệp, khi sở hữu nhiều quỹ đất lớn như Khu công nghiệp Sóng Thần 2 (279 ha), Khu công nghiệp Sóng Thần 3 (327 ha).

Nắm trong tay quỹ đất rộng lớn, doanh nghiệp của vợ chồng ông Dũng – bà Hằng riêng trong năm 2020 đã đóng hơn 1.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước. Con số này tương đương 15% tổng nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Về tình hình tài chính, dù sở hữu quỹ đất khổng lồ và nhiều dự án lớn, nhưng hoạt động kinh doanh của Đại Nam liên tục thua lỗ những năm gần đây. Từ năm 2016 đến nay, công ty này thua lỗ tổng cộng 543 tỷ đồng, trong đó 2 năm 2019-2020 đều lỗ xấp xỉ 150 tỷ đồng mỗi năm.

Việc thua lỗ triền miên khiến Đại Nam bắt đầu âm vốn chủ sở hữu từ năm 2018 và đến năm 2020 vốn chủ sở hữu đã âm tới 344 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm cuối năm 2020, công ty này có hơn 6.500 tỷ đồng nợ phải trả.

Cuối tháng 11/2021, Đại Nam đã đi vay trái phiếu để làm dự án. Cụ thể, công ty phát hành 180 tỷ đồng trái phiếu với mục đích đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê số 2 thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tình cảnh của Đại Nam trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: Thua lỗ triền miên suốt 5 năm hơn 500 tỷ đồng, cõng khối nợ hơn 6.500 tỷ đồng - Ảnh 3.

Ngoài Công ty Cổ phần Đại Nam, vợ chồng ông Dũng bà Hằng còn xuất hiện tại nhiều doanh nghiệp khác như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây dựng Đại Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tân Khai, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Gia Tân Định.

Tháng 9/2020, vợ chồng ông Dũng bà Hằng thành lập công ty Glove Đại Nam, chuyên sản xuất găng tay y tế với vốn điều lệ 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Hằng từng tiết lộ số vốn đầu tư cho dự án này lên đến 1 tỷ USD.

Vợ chồng ông Dũng bà Hằng cũng đồng sáng lập Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh cuối năm 2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng. Mỗi người sở hữu 15% cổ phần doanh nghiệp.

Ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an THCM đã ra Quyết định số 190-01/QĐ về việc khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự; đồng thời ra Quyết định số 300-50/QĐ về việc khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam số 300-04/LB và lệnh khám xét số 300-07/LKX đối với bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, thường trú 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, Quận 1; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) về hành vi như trên.

Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM phê chuẩn.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM thụ lý điều tra vụ “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại TPHCM do bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện.

Bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TPHCM và các địa phương khác.

https://cafebiz.vn/tinh-canh-cua-dai-nam-truoc-khi-ba-nguyen-phuong-hang-bi-bat-thua-lo-trien-mien-suot-5-nam-hon-500-ty-dong-cong-khoi-no-hon-6500-ty-dong-20220325095252036.chn


Hà My

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền

Trước đây, khi nói đến bất động sản Bình Dương, người ta chỉ nghĩ đến đất nền phân lô. Nhưng đến nay, thị trường này lại đa dạng các loại hình sản phẩm nhà phố/biệt thự, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.

Chia sẻ :


Vì sao các ông lớn bất động sản lại đổ bộ về Bình Phước?

Với thế mạnh về công nghiệp, Bình Phước trong thời gian tới hứa hẹn sẽ là điểm đến có sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng khi sở hữu tiềm năng tăng trưởng về giá rộng mở.

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Trong tháng 9, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ báo cáo, tham mưu ‘gỡ vướng’ cho dự án đầu tư

Sau khi lắng nghe kiến nghị của địa phương và ý kiến từ các bộ, ngành, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9, trên tinh thần báo cáo các vấn đề đã hướng dẫn, giải đáp rõ cho địa phương, và tham mưu những quyết sách mạnh mẽ hơn để giải quyết các tồn tại.

Chia sẻ :


Khởi công dự án trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng,  dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Thủ tướng: Sớm đưa người lao động trở lại sản xuất an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động

Tại buổi làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021 chiều 16/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nghiệm vụ quan trọng là khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sớm đưa người lao động trở lại doanh nghiệp sản xuất an toàn…

Chia sẻ :


TP.HCM sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

TP.HCM sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần khẩn trương, nhưng phải đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *