Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1.

Theo khảo sát của PV Infonet tại một số khu chợ ở Hà Nội như chợ Đại Từ, khu HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai), chợ Văn Điển (huyện Thanh Trì), chợ Gốc Đề (quận Hai Bà Trưng)… món cơm rượu nếp cẩm, cơm rượu nếp cái hay quả mận, quả vải… là những thứ bán chạy nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) năm nay.

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1.

Cơm rượu nếp cẩm và cơm rượu nếp cái hoa vàng là món truyền thống và được nhiều người chọn mua trong dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch).

Theo đó, cơm rượu nếp cẩm hay cơm rượu nếp cái là món truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu nếp được bán theo từng hộp nhỏ với mức giá dao động 15.000 – 25.000 đồng hoặc bán theo cân, mức giá dao động từ 50.000 – 65.000 đồng/kg, tùy loại và tùy nơi bán.

Để có mẻ cơm rượu nếp ngon bán trong dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, chia sẻ với PV Infonet, bà Trần Thị Yến (60 tuổi) quê ở Nam Định bán hàng tại ki ốt khu HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: Bà phải chuẩn bị từ 5 ngày trước, chọn mua thóc nếp ngon ở Nam Định rồi xay thành gạo nứt và chuyển lên Hà Nội để làm rượu nếp. Gạo mang ngâm qua vào nước và cho lên đồ chín. Sau khi gạo chín, dỡ ra nia chờ nguội rồi rắc men vào ủ.

Bà Yến cho biết, bà đã ủ tất cả 2 tạ nếp cẩm và 2 tạ nếp cái để phục vụ khách dịp Tết Đoan Ngọ. Nhiều khách đã mua từ chiều qua và sáng nay khách đi mua rất sớm để về kịp thắp hương trước giờ đi làm.

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2.
Bà Trần Thị Yến (người đứng giữa) bán hàng tại ki ốt khu HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đã chuẩn bị 2 tạ cơm rượu nếp cẩm và 2 tạ cơm rượu nếp cái hoa vàng để bán dịp Tết Đoan Ngọ.

Cơm rượu nếp cẩm được bà Yến bán với giá 60.000 đồng/kg và cơm rượu nếp cái giá 50.000 đồng/kg. Với khách mua ít hơn có thể lựa chọn theo từng hộp đóng sẵn với giá 15.000 – 20.000 đồng.

Bí quyết để có món cơm rượu nếp ngon, bà Yến tiết lộ, phải đồ gạo nhừ, hạt gạo bóp ra tay phải tan ra mới không bị sượng; mỗi cân gạo phải có tỷ lệ men phù hợp; đặc biệt phải sử dụng men của Việt Nam thì mới thơm ngon.

Ngoài thưởng thức ăn cơm rượu nếp trực tiếp, bà Yến cho biết nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng ngâm rượu đều rất ngon. Vì thế, nếu bán đến cuối ngày hôm nay mà vẫn còn cơm rượu nếp, sẽ bán vốn nốt cho các khách hay ngâm rượu uống.

Vừa bán quần áo trẻ em, nhưng lại tự tay làm cơm rượu nếp cái và nếp cẩm để bán trong dịp Tết Đoan Ngọ vài năm nay, chị An Thị Biển (40 tuổi), tiểu thương ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị làm 80 kg cơm rượu nếp mỗi loại để phục vụ khách dịp 5/5 năm nay.

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3.
Bán cơm rượu nếp cẩm và cơm rượu nếp cái từ hôm qua đến hôm nay, chị An Thị Biển, tiểu thương ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) đã bán gần hết số lượng 80 kg cơm rượu nếp mỗi loại đã nấu.

“Tôi chuẩn bị nguyên liệu từ ngày mùng 1 âm lịch, sau đó ngâm gạo, đồ chín và ủ men mất thêm hai ngày nữa là thành sản phẩm. Chiều qua mùng 4 và sáng nay rất đắt hàng, tôi bán gần hết cơm rượu nếp cẩm và nếp cái. Cả hai loại cơm rượu nếp này đều được mọi người rất thích, song giới trẻ vẫn thích món cơm rượu nếp cẩm hơn, còn cơm rượu nếp cái hoa vàng thì các khách hàng là người già thích hơn. Theo truyền thống, cơm rượu nếp cái hoa vàng vẫn được chọn mua nhiều hơn nếp cẩm”, chị Biển thông tin.

Bí quyết để làm nên món cơm rượu nếp ngon, theo chị Biển đó là bí quyết gia truyền không thể tiết lộ, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn phải chọn nguyên liệu là gạo nếp cái hoa vàng ngon loại 1 ở vùng Tây Bắc.

Chị bán cơm rượu nếp cái hoa vàng với giá 15.000 đồng/hộp 2 lạng và 50.000 đồng hộp nửa cân; nếu khách mua cả cân giá lợi hơn, chỉ 65.000 đồng. Còn với nếp cẩm giá đắt hơn là 80.000 đồng/kg.

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 4.
Mận hậu là thứ quả được nhiều người chọn mua cho ngày “giết sâu bọ”, giá bán mận dao động từ 40.000 – 65.000 đồng/kg, tùy loại.

Ngoài cơm rượu nếp, loại quả được người dân chọn mua nhiều nhất đó là quả vải và mận. Tiểu thương bán hết cả tấn vải trong buổi sáng hôm nay. Giá vải được bán dao động từ 30 – 45.000 đồng/kg; mận hậu giá 40.000 – 65.000 đồng/kg, tùy loại.

Bán vải U hồng ở Bắc Giang ngọt lịm tại chợ Đại Từ với giá 40.000 đồng/kg loại ngon nhất và 30.000 đồng/kg loại nhỏ và xanh hơn, chị H. một tiểu thương bán vải tiết lộ, từ sáng bán buôn và bán lẻ hết gần 1 tấn vải. Hiện chỉ còn đôi tạ để bán lẻ đến cuối ngày.

Tiểu thương bán đôi tạ rượu nếp, cả tấn vải hết veo ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 5.

Vải cũng là loại quả được nhiều người chọn mua, có tiểu thương đã bán được cả tấn quả trong sáng ngày Tết Đoan Ngọ.

Cũng chia sẻ với PV Infonet, chị Trần Thị Cẩm Vân bán hoa quả ở khu vực Linh Đàm cho biết, quả vải và mận là hai loại quả bán chạy hàng nhất, với số lượng cả tạ mỗi loại.

Cụ thể, chị Vân bán mận ngon loại 1 với giá 65.000 đồng/kg, vải giá 45.000 đồng/kg. Mức giá này theo chị Vân đắt hơn ngày thường khoảng 5.000 đồng mỗi cân.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Quả dại tím đầy đồi, bất ngờ đắt giá vì quý ông săn lùng

Nông dân ở các huyện miền núi Hà Tĩnh đổ xô lên các ngọn đồi để hái sim, loài quả được các quý ông săn lùng ngâm rượu.

Chia sẻ :


Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là “ngày diệt sâu bọ”. 

Chia sẻ :


Ô tô phải có công nghệ ngăn lái xe say rượu

Quốc hội Mỹ đang đặt ra yêu cầu mới đối với các nhà sản xuất ô tô: Tìm ra phương pháp công nghệ cao ngăn những người say rượu lái ô tô…

Chia sẻ :


Đề xuất cách áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với đồ uống có cồn

DNVN – Tại hội thảo “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (VAT) đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” ngày 8/4, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 5 kịch bản nhằm hướng tới một chính sách thuế hiệu quả hơn.

Chia sẻ :


Ở trại gà rẻ như rau muống, ngoài chợ trứng đắt gần gấp đôi

Trong khi thịt gà công nghiệp ở Đồng Nai có giá 6.000-7.000 đồng/kg vẫn không có người mua thì giá trứng gà lại tăng đột biến, có loại tăng gần gấp đôi so với hồi tháng 6 do dân buôn gom hàng.

Chia sẻ :


Nữ ca sĩ dừng hoạt động vì bình luận ác ý

Ju Eun (ARIAZ) quyết định tạm dừng hoạt động sau khi cô chịu nhiều tổn thương tinh thần gây ra bởi tin đồn.

Chia sẻ :


Cấp giấy phép môi trường: Vẫn là “bình mới, rượu cũ”, chưa cắt giảm được cơ chế xin – cho

DNVN – Liên quan đến dự thảo cập nhật nhất Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, doanh nghiệp (DN) cho rằng, thủ tục cấp giấy phép môi trường vẫn rườm rà, trùng lặp. Việc tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành 1 chỉ là đổi 7 cái tên thành chung 1 cái tên, nội dung từng phần vẫn như cũ.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn gặp khó về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao

DNVN – Đại diện Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp trong ngành đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch COVID-19, đồng thời đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất gia tăng do xung đột tại Ukraine.

Chia sẻ :


Giá trị độc bản của dinh thự sở hữu tầm nhìn đắt giá Phoenix Legend Villas

Tại Phoenix Legend Villas không chỉ sở hữu tầm nhìn hiếm có, mà ở đây Chủ đầu tư cũng chứng tỏ độ “chịu chơi” khi chỉ kiến tạo với một số lượng hạn chế 26 dinh thự độc bản trên tổng diện tích hơn 3ha của dự án…

Chia sẻ :


‘Là doanh nhân thì phải đánh đổi cuộc sống gia đình’: Tỷ phú Trần Đình Long, Nguyễn Đức Tài, lão tướng Nguyễn Thị Sơn chứng minh điều này là sai, rất sai!

Quan trọng là do cách suy nghĩ của từng người và doanh nhân đó mong muốn cuộc sống như thế nào.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *