Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020

Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020 - Ảnh 1

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 18% với quy mô khoảng 11,8 tỷ USD và sẽ tiếp tục phát phát triển sau đại dịch với nhiều tiềm năng tăng trưởng – nhiều chuyên gia khẳng định tại tọa đàm về Tương lai của nền kinh tế số Việt Nam: vai trò của Thương mại điện tử sau đại dịch Covid diễn ra ngày 16/10/2021 trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2021.

XUẤT HIỆN CÁC XU HƯỚNG HÀNH VI TIÊU DÙNG MỚI 

Đại dịch Covid đã thúc đẩy rõ nét sự thay đổi hành vi mua sắm tiêu dùng truyền thống sang thương mại điện tử. Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng phòng thương mại điện tử, Sàn thương mại điện tử Voso cho biết, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo tốc độ tăng trưởng còn tiếp tục và sẽ vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020. Đặc biệt sau đại dịch Covid, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới.

 
Thói quen hành vi mua sắm của người dùng đã thay đổi hoàn toàn trong dịch Covid, góp phần thúc đẩy các xu hướng mua sắm mới. Đặc biệt sau đại dịch, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới.

Theo thống kê, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó có gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng.

Bên cạnh khái niệm mua hàng truyền thống, đã xuất hiện những khái niệm mới như mua hàng qua mạng, đi chợ hộ, đi chợ mạng…

Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng đã có sự thay đổi. Theo khảo sát, người dân vẫn đang cắt giảm chi tiêu mua sắm các hoạt động không thiết yếu… Các ngành thời trang, giải trí, làm đẹp chiếm tỷ trọng cao như trước đây đã giảm, và thay vào đó là các ngành hàng mới thiết yếu như thực phẩm, sức khỏe, đồ gia dụng tăng cao.

Bà Thùy kết luận: “có thể thấy, thói quen hành vi mua sắm của người dùng đã thay đổi hoàn toàn trong dịch Covid, góp phần thúc đẩy các xu hướng mua sắm mới”. Người dùng đã giảm tần suất ra ngoài mua sắm, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu và quan tâm đến hàng Việt nhiều hơn.

Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020 - Ảnh 1

Với sự thay đổi dịch chuyển này, trước khi quyết định mua hàng online, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin, chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán và khuyến mại…

Chia sẻ về các nhân tố tạo lập bình thường mới đối với thương mại điện tử, ông Trần Chí Dũng, Trưởng ban công nghệ- đổi mới sáng tạo, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam khẳng định, từ khóa chúng ta nghe nhiều nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng đã tạo ra nhiều hệ lụy lớn.

Cũng theo chuyên gia này, nếu trước đây, các sàn phải “đốt tiền” để hút khách hàng thì nay, với sự thay đổi hành vi mua sắm đã tạo cơ hội lớn cho thương mại điện tử phát triển. Với logigtics, nếu như trước đây thụ động, chủ đơn hàng đi tìm kho bãi, vận tải thì nay trong bối cảnh số hóa, chuyển đổi số, và sự phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi logistics thay đổi theo, năng động hơn…

Ông Dũng cũng đề cập mô hình mới về 3 quy trình mua hàng- vận chuyển và thanh toán (Buy- Ship- Pay) cho thương mại điện tử cần được nghiên cứu. Singapore chỉ sau 1 năm áp dụng mô hình này, đã đạt tỷ lệ 16% doanh số xuất nhập khẩu đi qua sàn và đã được chuyển giao sang nhiều nước…

NHỮNG “ĐIỂM NGHẼN” PHÁT TRIỂN

Thương mại điện tử Việt Nam, dù vậy vẫn còn nhiều thách thức. Nhiều câu hỏi được đặt ra như lòng tin của người tiêu dùng khi mua sản phẩm onlne; các hình thức giao hàng và thanh toán và vấn đề bảo mật an toàn thông tin; hạ tầng vận chuyển, chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy…

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu người dùng, yếu tố tốc độ giao hàng có vai trò không kém so với chất lượng sản phẩm. Logistics đang là một trong những yếu tố quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng, doanh số bán hàng của từng doanh nghiệp thương mại điện tử.

 
Hiện nay tỷ lệ thanh toán tiện mặt trong thương mại điện tử còn cao. Hơn 80% người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tỷ lệ giao hàng thành công thấp, tỷ lệ hủy đơn tăng lên, và nhân viên giao vận phải mang theo một lượng lớn tiền mặt…

Bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng phòng kinh doanh bưu chính thương mại điện tử, Tổng Công ty bưu điện Việt Nam cho rằng, sự tăng trưởng nhanh của thị trường hiện nay được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Với tốc độ tăng trưởng này đang mang đến cơ hội lớn nhưng cũng sẽ là thách thức cho phát triển nền tảng logistics đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng và thị trường.

Theo khảo sát năm 2021, khách hàng thương mại điện tử luôn muốn giao hàng nhanh, chi phí thấp và dịch vụ tốt. Trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt bởi sự tham gia của các nhiều đối thủ lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh những công ty truyền thống như Viettel Post, VNPost, Nhất Tín còn có các công ty nước ngoài như FedEx, UPS, DHL và nhiều công ty công nghệ, các siêu ứng dụng… tham gia.

Ngoài ra, hiện nay tỷ lệ thanh toán tiện mặt trong thương mại điện tử còn cao. Thống kê có tới hơn 80% người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tỷ lệ giao hàng thành công thấp xuống, tỷ lệ hủy đơn tăng lên, và nhân viên giao vận phải mang theo một lượng lớn tiền mặt…

Các doanh nghiệp logistics cho thương mại điện tử cũng đang phải đối mặt với thách thức về tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong Ecommerce-Logistics còn thấp. Hiện nay chỉ có khoảng gần 11% số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản liên quan đến theo dõi và truy suất hàng hóa, hệ thống giao nhận, kho bãi… Còn lại, phần lớn doanh nghiệp vẫn đang duy trì hình thức thủ công trong phân loại, chia chọn hàng… dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng thương mại điện tử lớn như hiện nay.

Một thách thức khác được bà Mai Anh chỉ ra là thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động Ecommerce-Logistics. Trên thực tế, các văn bản pháp lý cho thương mại điện tử tương đối đầy đủ nhưng Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về Ecommerce-Logistics, còn thiếu khái niệm về vấn đề này và chưa phân biệt 2 hoạt động Logistics và Ecommerce-Logistics…

Từ phía các sàn thương mại điện tử, bà Thùy cho rằng thách thức trong thời gian tới đó là vấn đề bảo mật dữ liệu. Các mạng xã hội đang nổi lên như một phương thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh. Ngoài ra, nạn hàng giả hàng nhái đang nhức nhối trên các sàn thương mại điện tử vừa qua sẽ là những vấn đề thách thức trong thời gian tới cần có những biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người tiêu dùng…

 
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Tọa đàm là sáng kiến liên kết giữa 3 làng công nghệ Logistics, Fintech và an ninh thông tin. Trong bối cảnh đang đối phó với đại dịch, việc tổ chức các sự kiện như thế này, lấy ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực để giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp, cập nhật xu hướng mới, định hướng tư duy tầm nhìn cho các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực này là rất ý nghĩa. Điều này còn quan trọng hơn cả việc cấp vốn bằng tiền để cung cấp tri thức, tầm nhìn, cách hành xử, thích nghi với bối cảnh mới.

Sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp của 3 lĩnh vực, những kinh nghiệm khởi nghiệp có ý nghĩa không chỉ với các start-up mà cả những người hỗ trợ khởi nghiệp, các vườn ươm, tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Điều này cũng có ý nghĩa với người làm chính sách ghi nhận những vấn đề cần giải quyết để mở đường cho các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ không chỉ các start-up, mà cả doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ, các tập đoàn có định hướng đầu tư mới…, giúp tạo nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bền vững hơn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số, giá trị thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Việt Nam được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Vì sao hàng Việt “lép vế” đối thủ ngoại trên sàn thương mại điện tử?

Các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử trong năm 2020 và nửa đầu 2021, và tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Vì đâu dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này?..

Chia sẻ :


Điện thừa, nhiều nhà máy sản xuất phải dừng hoặc hoạt động cầm chừng

Năng lực sản xuất điện thừa, nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng của người dân giảm nên nhiều nhà máy điện phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng…

Chia sẻ :


Kinh tế số, thương mại điện tử là chìa khóa tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới

Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp; khuyến khích và đẩy mạnh thương mại điện tử…

Chia sẻ :


Tháo gỡ bế tắc trong giao dịch bất động sản

Covid-19 gây ra bế tắc trong việc giao dịch bất động sản, làm gián đoạn các chức năng trong chuỗi giá trị để dẫn đến tính thanh khoản của thị trường…

Chia sẻ :


Xây dựng niềm tin số, yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công

Sự phát triển của các nền tảng công nghệ số và sự dịch chuyển các hoạt động lên môi trường online trong thời gian đại dịch đã kéo theo sự bùng nổ các tấn công lừa đảo, nhất là các dịch vụ tài chính, bảo hiểm. Cùng với đó là tình trạng tấn công vào các hệ thống thông tin quan trọng, đánh cắp và lộ lọt thông tin dữ liệu người dùng đang diễn ra phức tạp…

Chia sẻ :


COVID-19: thói quen tiêu dùng thay đổi, đặc biệt ở thế hệ Millennials và Gen Z

Khảo sát của Kantar cho thấy hơn một nửa số người thuộc thế hệ Millennials và Gen Z cho biết họ tin rằng những thói quen đã hình thành trong thời kì phong tỏa sẽ còn tiếp diễn sau đại dịch.

Chia sẻ :


Cài đặt và truy cập ứng dụng fintech, game ở Việt Nam đang tăng vọt

Việt Nam là một trong những nước có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực về số lượt cài đặt và truy cập các ứng dụng di động như fintech và game trong nửa đầu năm 2021…

Chia sẻ :


VinFast hợp tác với Autobest thúc đẩy xu hướng ô tô điện

Hai bên cam kết đồng hành thúc đẩy xu hướng chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang ô tô điện thân thiện với môi trường tại thị trường châu Âu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *