Thủ tướng: Thống nhất thích ứng an toàn với dịch trên toàn quốc, tuyệt đối không cát cứ, chia cắt giao thông

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến - Ảnh: VGP

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát với nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.

Cuộc họp có sự tham gia của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo Bộ, ngành tại đầu cầu tại trụ sở Chính phủ và các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố tại các điểm cầu địa phương.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là thời điểm hết sức quan trọng, nhất là sau Hội nghị Trung ương 4 đã bàn rất kỹ, thảo luận rất sôi nổi về công tác phòng chống dịch.

Do đó, cuộc họp cần tập trung đánh giá tình hình dịch bệnh trong 2 tuần vừa qua, những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, dự báo tình hình sắp tới, xác định nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất toàn quốc trong phòng chống dịch, tiếp tục định hướng công việc trong những tuần tới.

DỊCH BỆNH CƠ BẢN ĐÃ ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 25/9 – 8/10, số ca mắc trong cộng đồng giảm 44,7% so với 2 tuần trước, giảm 47,3% so với 1 tuần trước đó. Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 5 ca (giảm 10 ca so với tuần trước). Trong đó, TPHCM ghi nhận 15.070 ca (giảm 14.766); Bình Dương 400 ca (giảm 559); Đồng Nai 41 ca (giảm 19); Khánh Hòa 8 ca (giảm 57), Kiên Giang 13 ca (giảm 18).Đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình.

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến - Ảnh: VGP
Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến – Ảnh: VGP

Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; an toàn trật tự xã hội được giữ vững; đời sống của nhân dân trong vùng dịch được ổn định, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được giữ vững.

Đến nay, có 15.759 đơn vị, doanh nghiệp với 1.473.200 công nhân, lao động đang thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm”.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và lãnh đạo các địa phương, số ca mắc tăng tại các tỉnh này chủ yếu là do xét nghiệm tầm soát những người trở về địa phương. Theo báo cáo sơ bộ, từ ngày 1/10 đến nay, tại 43 tỉnh, thành phố đã ghi nhận khoảng 180.000 người trở về địa phương, trong đó có 1.031 người có kết quả xét nghiệm dương tính.

Tốc độ bao phủ vaccine của Việt Nam đang tăng nhanh, hiện tốc độ tiêm có thể đạt trung bình 1,5 triệu mũi mỗi ngày.

“Tất cả các nước, các đối tác có khả năng cung cấp vaccine, Thủ tướng Chính phủ đều điện đàm, gửi thư, trao đổi. Tính đến ngày 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Các số liệu mới nhất cũng cho thấy, đã có 74 triệu liều vaccine về tới Việt Nam”, Bộ trưởng Y tế cho biết.

Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến khó lường; nguy cơ dịch bệnh gia tăng và bùng phát trở lại có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào, nhất là thời gian qua đã có số lượng lớn người dân di chuyển về quê từ các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đợt dịch tiếp theo.

Do đó, Bộ Y tế cho rằng công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an dân, an sinh, trật tự an toàn xã hội.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo đã có nhiều ý kiến, nhìn lại công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong 2 tuần vừa qua; những kết quả, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân. Đồng thời, dự báo tình hình thời gian tới; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, thực hiện thống nhất toàn quốc nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, các đại biểu đã bàn, xây dựng, hoàn thiện Hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để thực hiện thống nhất trong toàn quốc; việc tổ chức đưa – đón người dân có nhu cầu về quê; các hoạt động, đảm bảo an sinh xã hội; việc di chuyển của người dân giữa các địa phương; vấn đề an toàn giao thông, lưu thông hàng hóa; tạo việc làm và cung ứng nguồn lao động…

Các đại biểu cho rằng, theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và căn cứ phân tích khoa học, thực tiễn, việc Việt Nam chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch là đúng hướng. Tuy nhiên, trên thế giới và trong nước nói riêng nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể gia tăng nếu người dân chủ quan, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Các đại biểu cũng đề nghị tất cả các địa phương cần tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, không chỉ ở những địa phương đang có dịch diễn biến khó lường mà ngay cả tại các địa phương đang đón người dân trở về quê; tiếp tục duy trì, củng cố y tế cơ sở; tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất sẵn sàng các điều kiện để đón người dân trở lại làm việc và ứng phó với dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine cho người dân…

THỐNG NHẤT ỨNG PHÓ LINH HOẠT VỚI DỊCH TRÊN TOÀN QUỐC, KHÔNG CHIA CẮT GIAO THÔNG

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Đặc biệt, TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.

“Có được kết quả trên có nhiều nguyên nhân, trong đó chúng ta đã thực hiện tốt các biện pháp: cách ly hẹp nhất, chặt nhất; xét nghiệm thần tốc, hợp lý, an toàn, hiệu quả; tiến hành điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Trong quá trình phòng, chống dịch chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hơn để ứng phó với dịch bệnh; đặc biệt có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể và được người dân, doanh nghiệp đồng tình, hưởng ứng”, Thủ tướng nêu rõ.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, có thể bùng phát, lây lan bất cứ lúc nào, với mức độ khó dự đoán do sự biển đổi của virus. Do đ,ó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và nhân dân, doanh nghiệp đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan, song cũng không được mất bình tĩnh để sáng suốt, linh hoạt ứng phó, thích ứng với dịch bệnh.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới tư duy, tổ chức thực hiện phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và yêu cầu khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ nhất, ban hành hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh một cách phù hợp, hiệu quả và tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

“Các địa phương không ban hành quy định trái với nguyên tắc chung nhưng cũng không cứng nhắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn từng địa bàn, những nội dung nào chưa hợp lý hoặc có cách làm hay hơn thì báo cáo cấp trên để điều chỉnh, bổ sung”, Thủ tướng quán triệt.

Thứ hai, các địa phương phải nắm chắc tình hình, chia sẻ, phối hợp tổ chức thật tốt việc đưa đón người về quê và từ quê trở lại, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh và an toàn, an ninh cho nhân dân.

“Vừa qua, công tác này có một số trục trặc nhưng các địa phương đã rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn. Ông lưu ý, nếu hàng chục nghìn người dân trở về thì không cơ sở cách ly tập trung nào đáp ứng được, do đó cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tốt của Tiền Giang, An Giang trong việc đưa người dân về cách ly tại cơ sở”, Thủ tướng chỉ ra.

Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP
Toàn cảnh cuộc họp – Ảnh: VGP

Thứ ba, tiếp tục quyết liệt thực hiện, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chiến lược vaccine. Vaccine vẫn là nhân tố quan trọng và quyết định việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tuy nhiên, do vaccine còn khan hiếm, nên phải chủ động hơn, phải thúc đẩy ngoại giao vaccine tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa.

Thủ tướng giao Bộ Y tế có kế hoạch cụ thể về lượng vaccine tiếp nhận trong những ngày tới, trong tháng 11, tháng 12 và năm 2022; chịu trách nhiệm hướng dẫn và phân bổ, điều tiết lượng vaccine đã có, tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả. 

Thứ tư, việc khôi phục sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất. Bộ Y tế và các cơ quan hướng dẫn về điều kiện an toàn trên tinh thần tăng tính tự chủ, chủ động, nêu cao trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quyết liệt chỉ đạo để việc lưu thông và giao thông vận tải thực hiện thống nhất trên toàn quốc, cả hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ. Các địa phương theo điều tiết chung, không ban hành giấy phép con, không cát cứ, không chia cắt.

“Thận trọng, không chủ quan nhưng phải làm, có bước đi, có lộ trình, trước hết thí điểm 1 tuần, sau đó sơ kết, cái gì tốt thì tiếp tục làm, không tốt thì dừng”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ Giao thông vận tải tham khảo ý kiến các địa phương nhưng người quyết định phải là Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ Giao thông vận tải, đồng thời tăng cường kiểm tra, không để mỗi địa phương làm một kiểu.

Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm an sinh xã hội, không để sót, để lọt các đối tượng được hưởng thụ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ trong việc tích hợp các nền tảng, chia sẻ các dữ liệu để ứng dụng công nghệ thông tin thật hiệu quả.

“Dứt khoát trong tuần này phải làm thuận lợi nhất cho người dân. Việc này không nói lại nữa, nếu các đồng chí không làm được thì báo cáo lại Ban Chỉ đạo”, Thủ tướng quyết liệt.

Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tính toán lộ trình thực hiện “hộ chiếu vaccine”, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cho học sinh đi học bình thường trở lại ở những nơi an toàn, nhất là những nơi xa xôi, miền núi, hải đảo…

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các lực lượng chi viện tiếp tục kiên trì ở lại các tỉnh, thành phố phía Nam tới khoảng cuối tháng 10, khi việc bao phủ vaccine cho người dân đã đạt mức tương đối an toàn.

“Các bộ ngành nắm chắc tình hình, xử lý các đề xuất của địa phương theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định”, Thủ tướng chỉ đạo.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

Tại cuộc họp ngày 24/8, lãnh đạo chủ chốt đã thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương…

Chia sẻ :


Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Nhiều tỉnh, thành phố chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội…

Chia sẻ :


Thủ tướng kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19

Theo Quyết định, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo; Phó Ban chỉ đạo gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Đạt “zero Covid” là điều rất khó

Thủ tướng nêu rõ Việt Nam đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


TP.HCM sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

TP.HCM sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần khẩn trương, nhưng phải đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới…

Chia sẻ :


Không có ca tử vong khi thử thuốc kháng virus molnupiravir tại Việt Nam

Các kết quả thử nghiệm thuốc molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ cho thấy có tính an toàn cao, hiệu quả về giảm tải lượng virus, giảm chuyển nặng, không có ca nào dẫn đến tử vong…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch bệnh lây lan vào cảng biển

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều hoạt động kinh tế như dầu khí, nhất là cảng biển, cần tập trung bảo vệ an toàn, nghiêm ngặt. Nếu hệ thống cảng biển bị lây lan dịch bệnh sẽ tác động hoàn toàn đến mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam…

Chia sẻ :


Chuẩn bị cho trẻ đi học lại, phải có phương án xử lý ca F0 trong trường học

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đi học phải an toàn, kiểm soát được dịch, bảo vệ được sức khoẻ cho học sinh và cộng đồng nhưng điều đó không có nghĩa tuyệt đối không có học sinh mắc Covid-19…

Chia sẻ :


Hải Phòng cho phép nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại từ 15/9

Từ ngày mai (15/9), TP Hải Phòng cho phép nhiều hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn về phòng chống dịch.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *