Thị trường chứng quyền 07/04/2022: Chứng quyền có cơ bản tốt vẫn hút dòng tiền
Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/04/2022, toàn thị trường có 51 mã tăng, 30 mã giảm và 6 mã đứng giá. Khối ngoại mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 430 ngàn đơn vị.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 06/04/2022 với 51 mã tăng, 30 mã giảm và 6 mã đứng giá.
Sau những nhịp chao đảo, thị trường cơ sở đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh trong khoảng thời gian cuối phiên nhờ lực cầu đỡ giá hoạt động tích cực. Điều này giúp tránh kích hoạt lực bán diện rộng trên thị trường chứng quyền.
Kết phiên, các chứng quyền FPT, HPG, MBB, TCB, STB, MWG… đều ghi nhận sắc xanh tốt nhờ diễn biến tích cực từ cổ phiếu cơ sở. Trong đó, nhiều chứng quyền nhóm FPT và MWG tăng mạnh trên 10%, các nhóm chứng quyền còn lại có mức tăng phổ biến quanh 5%.
Ở chiều ngược lại, nhóm chứng quyền bất động sản như KDH, NVL, VIC, VHM hay VRE đều chịu nhiều sức ép trong bối cảnh nhóm cổ phiếu cơ sở có diễn biến kém tích cực.
Khối lượng giao dịch của thị trường trong phiên 06/04/2022 đạt hơn 37 triệu đơn vị, tăng 32.8%. Giá trị giao dịch đạt 54 tỷ đồng, tăng 109.44% so với phiên ngày 05/04/2022. Trong đó, CMBB2107 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng và giá trị giao dịch.
Khối ngoại mua ròng trở lại trong phiên 06/04/2022 với tổng mức mua ròng hơn 430 ngàn đơn vị. Trong đó, CHPG2201 và CMSN2201 là hai mã chứng quyền được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.
Nhìn chung, dòng tiền đang có sự xa lánh với nhóm chứng quyền bất động sản khi nhóm này đang phải đón nhận nhiều thông tin kém tích cực. Thay vào đó, các nhóm chứng quyền như FPT, MWG, PNJ… vẫn đang thu hút nhà đầu tư nhờ nền tảng cơ bản tốt của chứng khoán cơ sở.
Nguồn: VietstockFinance
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 07/04/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CMWG2111 và CFPT2109 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất, tuy nhiên những mã này đang gần đến ngày đáo hạn.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CMSN2110 và CMBB2107 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 16.7 và 10.7 lần.
Phản hồi