Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền

Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền

Thị trường đầy tiềm năng

Sau 20 năm, Bình Dương từ một tỉnh với dân cư rải rác, tập trung vào sản xuất nông nghiệp, nay đã trở thành một trong những địa phương phát triển bậc nhất cả nước với những khu độ thị và được mệnh danh là “thủ phủ” của khu công nghiệp.

Theo phân tích của các chuyên gia, việc Bình Dương duy trì được đà phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân trong nhiều năm liền, ngay cả trong bối cảnh đại dịch, đã phần nào chứng minh cho nhà đầu tư thấy về tiềm lực của tỉnh. Những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản tại Bình Dương khi nhu cầu ngày một tăng, song song với tiềm lực tài chính của người dân.

Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Với những chính sách cởi mở và tập trung phát triển bền vững, địa phương này đã và đang gặt hái được nhiều thành công nhất định.

Thống kê cho thấy, trong năm 2020, Bình Dương đã giữ vững đà tăng trưởng trước những thách thức từ dịch COVID-19 và biến động kinh tế toàn cầu. Tỉnh đã đạt mức tăng trưởng GRDP là 6,91%, kim ngạch xuất khẩu tăng 8,5% so với cùng kỳ, tổng số vốn đầu tư trong nước lên đến 67.000 tỷ đồng và thu hút được 967,5 triệu USD vốn FDI…

Về phương diện phát triển xã hội, thu nhập bình quân đầu người hơn 84 triệu đồng/năm và dự đoán sẽ tăng bình quân 8,5 – 8,7% trong 5 năm tới. Với những chỉ số đó, Bình Dương hội tụ rất nhiều lợi thế cạnh tranh và có sức hút lớn với không chỉ các nhà đầu tư, mà còn với người dân địa phương và những khu vực lân cận.

Thời gian qua, thị trường bất động sản ở Bình Dương đã nhận được sự quan tâm và đầu tư của một số nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Tập đoàn Tokyu Corporation (Nhật Bản) khi đã chọn Bình Dương là điểm đến đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2011. Với việc một trong những tập đoàn hàng đầu Nhật Bản về phát triển đô thị quyết định chọn Bình Dương làm điểm đến không chỉ cho thấy niềm tin của doanh nghiệp nước ngoài vào khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mà còn về tiềm năng thu hút dân.

Hiện nay, Bình Dương có khoảng 50.000 chuyên gia kỹ sư nước ngoài, hơn 1 triệu công nhân kỹ thuật cao, kỹ sư chuyên gia trong nước làm việc. Con số này tăng 20-25% mỗi năm, mở ra cơ hội đầu tư rất lớn ở phân khúc bất động sản căn hộ.

Theo nhận định của chuyên gia, về cơ bản nếu xét về cơ sở hạ tầng, bài toán công ăn việc làm và tiện ích cộng đồng thì Bình Dương đang đáp ứng rất tốt và được dự đoán sẽ ngày càng hoàn thiện trong những năm tới. Đây là những yếu tố bản lề để thúc đẩy thị trường bất động sản khi sẽ thu hút nhà đầu tư và di dân cơ học.

Đối trọng của TP.HCM

Trong số các tỉnh lân cận giáp ranh TP.HCM cũng như toàn vùng phía Nam thì Bình Dương là tỉnh có thị trường bất động sản sôi động và phát triển hàng đầu trong mấy năm gần đây.

Điều này được thể hiện qua sự đa dạng của các loại sản phẩm bất động sản, từ nhà phố/biệt thự cho đến phân khúc căn hộ chung cư. Riêng phân khúc căn hộ chung cư tại Bình Dương đang là “từ khóa” được nhiều người tìm kiếm và đầu tư. Trước đây, nói đến thị trường bất động sản Bình Dương là người ta chỉ nghĩ đến đất nền phân lô.

Ngoài ra, sự sôi động của thị trường Bình Dương còn thể hiện qua nguồn cung mới của phân khúc căn hộ liên tục tăng cao và đi kèm với nó là sức tiêu thụ cũng như mức tăng giá trong thời gian 2 năm qua.

Cụ thể, năm 2020, Bình Dương đón nhận con số hơn 15.000 căn hộ, TP.HCM chỉ nhỉnh hơn một chút với khoảng hơn 17.000 căn hộ. Mức giá trung bình của phân khúc căn hộ Bình Dương cũng tăng từ 23-26 triệu đồng/m2 năm 2018, lên đến trên dưới 30 triệu đồng/m2 năm 2020 và hiện nay vẫn giữ ở mức này. Một số dự án có điều kiện, lợi thế đặc biệt có mức giá trên dưới 40 triệu đồng/m2.

Đến nay, có thể nói thị trường bất động sản Bình Dương không chỉ mang tính kết nối – bổ trợ mà còn là cạnh tranh với thị trường TP.HCM. Câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường bất động sản Bình Dương nói chung và thị trường căn hộ tại địa phương này lại sôi động đến vậy?

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Việt Nam đưa ra một vài lý do chính như việc Bình Dương có vị trí trung tâm của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đô thị TP.HCM.

Địa phương này tiếp giáp với TP.HCM và hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, hơn hẳn một số tỉnh giáp ranh khác. Đồng thời, kết nối với toàn vùng Đông Nam Bộ thông qua tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 đang được đầu tư triển khai và nghiên cứu cao tốc trong thời gian sắp tới.

Một lý do khác chính là vị thế “thủ phủ” của các khu công nghiệp khi Bình Dương có đến 48 khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn, chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp phía Nam. Mức độ phát triển kinh tế Bình Dương chỉ đứng sau TP.HCM cả về tốc độ và thu nhập bình quân đầu người kéo theo nhu cầu về nhà ở, đầu tư.

Đặc biệt, từ năm 2019-2020, thị trường bất động sản TP.HCM có sự sụt giảm về nguồn cung nhưng lại tăng về giá, cơ chế chính sách khó khăn… khiến các doanh nghiệp cần tìm đến một nơi có mức giá còn mềm, hấp dẫn hơn và nhiều tiềm năng phát triển. Nắm bắt nhu cầu này, các doanh nghiệp địa ốc có tiếng tại TP.HCM cũng đã “đổ bộ” vào Bình Dương bằng những dự án được đầu tư bài bản, quy mô.

Đơn cử như, Tập đoàn Hưng Thịnh Corp triển khai dự án chung cư Lavita Thuận An tại TP. Thuận An. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 23.150m2, với 4 block, cao 33 đến 38 tầng gồm 2.477 căn hộ và 5 phân khu nhà phố. Phía Hưng Thịnh cho biết, đây là dự án thứ 2 mà doanh nghiệp này phát triển tại Bình Dương, trước đó là hơn 2.000 căn hộ chung cư tại TP. Dĩ An.

Vạn Xuân Group phát triển phân khúc căn hộ cao cấp bằng dự án Happy One Central tại TP. Thủ Dầu Một với 2 block cao 40 tầng bao gồm 1.291 căn hộ cao cấp và 13 căn shophouse.

Tương tự, Phú Đông Group triển khai dự án Phú Đông Sky Garden tại TP. Dĩ An với quy mô 640 căn hộ với 1 tầng hầm, 4 tầng thương mại dịch vụ, 23 tầng căn hộ và hệ thống tiện ích nội khu.

Có thể thấy, khi Bình Dương ngày càng xích lại với TP.HCM thông qua hạ tầng giao thông thì nhiều người dân sống tại TP.HCM quan tâm đến việc di chuyển ra vùng ven và các thành phố vệ tinh là điều dễ hiểu. Không những vậy, nhu cầu của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Bình Dương và ngay chính người dân địa phương cũng kích thích thị trường bất động sản căn hộ phát triển sôi động.

Còn theo các chuyên gia, thị trường căn hộ Bình Dương đang bước vào thời kỳ nở rộ khi thu hút mạnh nhiều nhóm khách hàng từ an cư đến đầu tư. Phân khúc căn hộ đang phát triển mạnh xuất phát từ sự thiếu hụt và nhu cầu ở thực.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Covid-19 vẫn dễ dàng “đột nhập” dù các doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

Rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản đang rối bời với câu hỏi: đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngủ tại chỗ), công nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thế nhưng Covid vẫn xâm nhập vào các nhà xưởng sản xuất…

Chia sẻ :


Bình Dương tính phương án cho người đã tiêm vắc xin ra đường

Bình Dương quyết định mở rộng thêm gần 500 giường tại Bệnh viện Hồi sức cấp cứu, đồng thời tính chuyện cho những người đã tiêm vắc xin được ra đường đi lại.

Chia sẻ :


Giá nhà biệt thự, liền kề Sài Gòn trung bình gần 200 triệu đồng/m2, tăng 42% theo năm

Mức giá bán nhà thấp tầng tại Tp.HCM cao hơn 3 lần so với giá bán tại các tỉnh lận cận. Cụ thể giá bán trung bình đạt 7.580 USD/m2 (tương đương 173 triệu đồng) tăng 30% theo quý và tăng 42% theo năm.

Chia sẻ :


Siêu quy hoạch 52.200ha liệu sẽ khiến thị trường bất động sản Hoà Bình sẽ bùng nổ?

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Chia sẻ :


Thị trường bất động sản Việt Nam tăng trưởng ổn định

Sự tăng trưởng ổn định của thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc nhà ở được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu và đời sống phát triển của dân số trẻ ngày càng tăng…

Chia sẻ :


Tuyến đường nghìn tỉ này hình thành, loạt dự án BĐS nơi đây được hưởng lợi

Được lên kế hoạch đầu tư công lớn thứ hai toàn tỉnh, Thuận An khẩn trương triển khai các hạng mục dự án, công trình nằm trong quyết định, như giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13 các đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố, cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị, nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong… phục vụ việc đưa một phần Quốc lộ 13 thành đại lộ.

Chia sẻ :


Hiện tượng “lạ” trên thị trường địa ốc: Nhu cầu tìm kiếm BĐS tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng vọt 20% trong tâm dịch Covid-19

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, trong tháng 9/2021, nhu cầu tìm kiếm nhà đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu có dấu hiệu tăng, riêng trong giai đoạn từ ngày 15 đến 27/9 vừa qua, đơn vị này ghi nhận mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất tại tỉnh này tăng đột biến hơn 20% so với trước đó.

Chia sẻ :


Vì sao các ông lớn bất động sản lại đổ bộ về Bình Phước?

Với thế mạnh về công nghiệp, Bình Phước trong thời gian tới hứa hẹn sẽ là điểm đến có sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng khi sở hữu tiềm năng tăng trưởng về giá rộng mở.

Chia sẻ :


Bình Thuận đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết

Đây là dự án có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận, qua đó góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội…

Chia sẻ :


EuroCham: Những tín hiệu tăng trưởng tích cực khi Việt Nam bắt đầu mở cửa trở lại

Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi dãn cách xã hội kết thúc, bắt đầu giai đoạn ‘bình thường mới’ của thương mại và đầu tư…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *