Thép Tấm lá Thống nhất (TNS): Đặt kế hoạch 2022 thụt lùi, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động

Thép Tấm lá Thống nhất (TNS): Đặt kế hoạch 2022 thụt lùi, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động

ĐHCĐ cũng thông qua ủy quyền cho tổng giám đốc phê chuẩn các giao dịch của công ty với người liên quan. Theo đó, Tổng giám đốc được ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất, mua bán hàng hóa và các giao dịch khác có giá trị nhỏ hơn 35% giá trị tổng tài sản theo Báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty với các đơn vị khác, bao gồm giao dịch với người liên quan.

Năm 2021, TNS ghi nhận tổng sản lượng sản xuất là 183,1 tấn, sản lượng tiêu thụ là 183,8 tấn, tăng lần lượt là 33% và 35% so với năm 2020. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.552,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 31,9 tỷ đồng, tăng 228% so với năm 2020.

Tính đến ngày 31/12/2021, lỗ lũy kế là 164,9 tỷ đồng; tổng nợ phải trả là 40,8 tỷ đồng.

Năm 2021, TNS tận dụng các yếu tố tích cực từ thị trường thép như giá sắt thép tăng cao, nhu cầu tăng giúp Công ty tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu.

Trong năm nay, Công ty đặt chỉ tiêu thụt lùi do lo ngại sẽ giảm lượng gia công bên ngoài hoặc không có hàng vì các khách hàng lớn như Thép Nam Kim, Tôn Đông Á, Thép VinaOne đã khai thác tốt hiệu suất các dây chuyền thiết bị.

Đáng chú ý, theo Báo cáo tài chính năm 2021, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của TNS. Cụ thể, TNS chưa ghi nhận lãi vay phải trả của Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNS) và chi phí lãi chậm trả với Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ – Vnsteel. Mặt khác, tại ngày 31/12/2021, tổng nợ phải trả đã quá hạn thanh toán là 218,34 tỷ đồng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là 160,76 tỷ đồng. Nợ phải trả gấp 9,6 lần vốn chủ sở hữu.

“Công ty chưa đạt được thỏa thuận mới nào đáng kể về việc giãn nợ. Do đó, công ty sẽ chưa thể thu xếp được nguồn tài chính để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong điều kiện hoạt động như hiện tại. Các dấu hiệu trên cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty”, ý kiến kiểm toán nêu.

TNS được thành lập từ năm 2007, hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Thép Việt Nam sở hữu 31,25% vốn, CTCP Kim Khí TP.HCM sở hữu 7% vốn, CTCP Đầu tư thương mại SMC nắm 7% vốn, CTCP Tín Việt 6%, Công ty Tôn Phương Nam nắm 5%.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/4/2022, cổ phiếu TNS đứng tại mức giá 10.900 đồng/CP.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 7/4

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


Gang thép Hà Nội (HSV): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 21,7% kế hoạch năm 2021

HSV có sự tăng trưởng đáng kể về biên lợi nhuận gộp đạt 5,8%, tăng hơn 1,6 lần so với biên lợi nhuận gộp của năm 2020, và là mức biên cao nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Chia sẻ :


Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 2/8

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


HDG, TLH, SHI, VNE, CSC, VC2, CET, VHD: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.

Chia sẻ :


Thép Tiến Lên (TLH): Cổ phiếu về đáy ngắn hạn, gia đình Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hà muốn tăng sở hữu lên gần 38% vốn

Động thái mua vào của bà Phượng diễn ra trong bối cảnh TLH giảm mạnh sau khi chạm đỉnh. Hiện, TLH đang giao dịch tại mức 15.200 đồng/cp.

Chia sẻ :


ĐHĐCĐ HMC: Chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 75% cho năm 2021

Sáng ngày 07/04/2022, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HMC) đã được tổ chức.

Chia sẻ :


Gang thép Cao Bằng (CBI): Quý 2 lãi 153 tỷ đồng, cao gấp 18 lần cùng kỳ

Nhờ giá bán và sản lượng tiêu thụ phôi thép tăng cao giúp Gang thép Cao Bằng (CBI) lãi cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Chia sẻ :


Nikkei Asia: Cơ hội thay thế thép nhập khẩu cho Hòa Phát từ chính sách mới của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của nước mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát có cơ hội mở rộng.

Chia sẻ :


Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 3/8

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Chia sẻ :


Choáng trước giá vật liệu xây dựng tăng cao

Trong 3 tháng đầu năm 2022, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) ghi nhận nhiều loại tăng giá chóng mặt trong đó phổ biến như sắt, thép, xi măng, cát xây dựng… đã tăng giá khoảng 10 – 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Riêng, giá thép tăng 7 lần từ đầu năm đến nay.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *