Thêm quy định mới cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử

Ảnh minh họa.

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã ban hành từ năm 2013 và sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2022.

Nghị định quy định thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động sau: Website thương mại điện tử dưới tên miền Việt Nam; website thương mại điện tử có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt; website thương mại điện tử có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.

Thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định trên thực hiện đăng ký hoạt động thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định này và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm như phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam; thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định.

Nghị định 85/2021/NĐ-CP cũng quy định, các điều kiện tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư.

Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an. Nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải thực hiện quy định trên.

Nghị định cũng quy định rằng, nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Điểm 2 là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp. 

Thứ hai, nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp. 

Thứ ba, các doanh nghiệp có nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

CÁC ĐIỀU CHỈNH VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH 

Trường hợp quy định tại Điểm 2, nhà đầu tư thực hiện trong quá trình đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Trong quá trình cho ý kiến theo thẩm quyền đối với Hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Bộ Công Thương có văn bản xin ý kiến Bộ Công an. Trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an có văn bản nêu rõ ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của nhà đầu tư, gửi lại Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Công Thương.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định. Thời hạn xin ý kiến Bộ Công an không tính vào thời hạn cho ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Google, YouTube, Netflix… phải nộp thuế trực tuyến tại Việt Nam

Nhà cung cấp nước ngoài hoạt động thương mại điện tử không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam sẽ chịu thuế VAT 5%, thu nhập doanh nghiệp 10%. Nếu trốn thuế, Việt Nam sẽ tiến hành truy thu…

Chia sẻ :


Tăng quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/6/2021 đã góp phần hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ tài chính, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Dịch vụ “Đặt 1 ăn 70” trên ví MoMo là bất hợp pháp

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý các trường hợp cung cấp dịch vụ trái pháp luật “Đặt 1 ăn 70” kết quả tính theo hai số cuối giải đặc biệt xổ số miền Bắc…

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


Quy định mới về tài khoản vốn đầu tư gián tiếp

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chia sẻ :


Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng quy định.

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Sáu “cửa ải” của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư về tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ…

Chia sẻ :


Giao Dịch Bất Động Sản Online: Làm thế nào ngăn chặn tin fake?

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Phát triển bất động sản Việt Nam (Viện Khoa học Kinh tế Xây dựng -ICES), có tới…

Chia sẻ :


Mỗi năm thất thu 85% số thuế phải thu từ Google và Facebook

Facebook, Google hiện nộp 3.867 tỷ đồng, chiếm hơn 75% tổng số thuế các tổ chức tại Việt Nam nộp thay nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, mỗi năm ngành thuế vẫn thất thu 85% số thuế phải thu từ hai “ông lớn” này…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *