Thay đổi quy tắc chỉ số VNDiamond, CTD và TCM có thể bị loại khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu tháng 10

Thay đổi quy tắc chỉ số VNDiamond, CTD và TCM có thể bị loại khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu tháng 10

Trong tháng 6 vừa qua, Sở GDCDK TP.HCM (HoSE) đã công bố Quy tắc chỉ số VNDiamond phiên bản mới (2.0), dự kiến có hiệu lực vào kỳ xem xét tháng 10/2021, thay thế cho bộ quy tắc cũ. Quy định mới của HoSE sẽ thắt chặt hơn một số tiêu chí về thời gian niêm yết, vốn hóa, thanh khoản và giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng của chỉ số VNDiamond.

Một số thay đổi của bộ Quy tắc mới có thể kể tới như việc cổ phiếu phải có tối thiểu 3 tháng niêm yết và giao dịch trên HOSE, thay vì 20 ngày giao dịch liên tiếp như hiện nay. Về vốn hóa, để lọt rổ VNDiamond sẽ cần vốn hóa điều chỉnh freefloat tối thiểu 2.000 tỷ đồng trở lên, thay vì vốn hóa tối thiểu 2.000 tỷ đồng như hiện nay. Thanh khoản để lọt rổ VNDiamond cũng tăng lên tối thiểu 8 tỷ đồng – 10 tỷ đồng, trong khi quy định cũ chỉ yêu cầu cổ phiếu có thanh khoản tối thiểu 3 – 5 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ quy tắc mới cũng đưa ra những thay đổi về điều kiện FOL, điều kiện P/E, số lượng cổ phiếu tối đa trong rổ VNDiamond.

Thay đổi quy tắc chỉ số VNDiamond, CTD và TCM có thể bị loại khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu tháng 10 - Ảnh 1.

CTD và TCM có thể bị loại khỏi rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu tháng 10

Theo đánh giá của CTCK VNDIRECT, quy tắc mới yêu cầu cổ phiếu thành phần VNDiamond phải có vốn hóa thị trường điều chỉnh freefloat lớn hơn 2.000 tỷ đồng, điều này có nghĩa là CTD và TCM có thể bị loại khỏi chỉ số VNDiamond nếu không thể duy trì vốn hóa thị trường điều chỉnh freefloat lớn hơn 2.000 tỷ đồng trong kỳ xem xét tiếp theo.

Quy tắc mới áp dụng tỷ lệ thanh khoản vào công thức tính toán chỉ số, điều này đồng nghĩa với việc các cổ phiếu có hệ số thanh khoản thấp sẽ bị giảm tỷ trọng trong chỉ số VNDiamond. Dựa trên số liệu vào T6/2021, VNDIRECT dự báo tỷ trọng của EIB, VIB, MWG và PNJ có thể sẽ giảm do tỷ lệ thanh khoản hiện tại thấp.

Quy tắc mới cũng siết chặt tỷ lệ sở hữu nước ngoài, dẫn đến các cổ phiếu có tỷ lệ giới hạn sở hữu nước ngoài theo quy chế công ty sẽ ít có cơ hội vào VNDiamond hơn. Chẳng hạn, SHB và BVB đang có kế hoạch hạ room ngoại xuống lần lượt 10% và 5% và có mục tiêu chuyển sang sàn HOSE trong thời gian tới. Mặc dù các cổ phiếu này luôn trong trạng thái hết room nhưng cũng sẽ không đủ điều kiện để vào VNDiamond.

Trong khi đó, tại kỳ cơ cấu tháng 7/2021, số lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên ở con số 18, bao gồm ACB, CTD, CTG, EIB, FPT, GMD, LPB, MBB, MSB, MWG, NLG, PNJ, REE, TCB, TCM, TPB, VIB và VPB.

Thay đổi quy tắc chỉ số VNDiamond, CTD và TCM có thể bị loại khỏi danh mục trong kỳ cơ cấu tháng 10 - Ảnh 2.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Cổ phiếu nào sẽ bị loại khỏi rổ Diamond trong kỳ cơ cấu tháng 10?

VNDIRECT ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua 9,0 triệu cổ phiếu VIB và 4,6 triệu cổ phiếu TCB trong kỳ cơ cấu này. Ngược lại thì LPB sẽ bị ETF bán mạnh với số lượng 10,9 triệu cổ phiếu khi bị loại khỏi chỉ số VNDiamond.

Chia sẻ :


Các quỹ ETFs rút gần 1.900 tỷ đồng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu tháng 9

Đà bán ròng của khối ngoại từ đầu tháng 9 tới nay có “đóng góp” không nhỏ từ các quỹ ETFs, nổi bật là việc rút vốn của DCVFM VNDiamond ETF và FTSE Vietnam ETF.

Chia sẻ :


Cổ phiếu công nghệ, tiêu dùng ngược dòng thị trường bứt phá trong tháng 7

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng 7 bao gồm: công nghệ thông tin (VNIT) tăng 7,23%, ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 3,37%.

Chia sẻ :


Hơn 2.000 tỷ đổ vào chứng khoán Việt Nam trong quý 1 thông qua Fubon ETF và Diamond ETF

Xu hướng dòng vốn vào các quỹ ETFs có phần trái chiều. Một số quỹ thu hút vốn khá tốt như DCVFM VNDiamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF…nhưng cũng có những trường hợp bị rút vốn mạnh như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VN30 ETF.

Chia sẻ :


VN-Index có thể lên đỉnh cũ 1,537 điểm trong tháng 4

SSI Research cho rằng khu vực 1,520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1,537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1,520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1,440-1,520 điểm.

Chia sẻ :


Nhà đầu tư nước ngoài không thể đặt mua cổ phiếu, Đất Xanh Services (DXS) nói gì?

DXS cũng cho biết đang xúc tiến nộp các tài liệu để thực hiện thủ tục xin nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 50% và làm việc với UBCK để có thể xử lý được vấn đề room ngoại. Nếu không có gì thay đổi, DXS kỳ vọng tuần sau sẽ nhận được quyết định chấp thuận tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại DXS là 50%.

Chia sẻ :


Cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử, vốn hóa của Viettel Construction (CTR) tăng 500% sau gần 4 năm lên sàn

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thăng hoa thời gian qua, không bất ngờ khi nhà đầu tư dồn sự chú ý nhiều hơn đến các Bluechips trên HoSE. Dù vậy, các cổ phiếu chất lượng, có nền tảng cơ bản tốt trên UpCOM vẫn biết cách tạo điểm nhấn, nổi bật có thể kể đến cổ phiếu CTR của Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction).

Chia sẻ :


Tài khoản F0 mở mới sụt giảm mạnh trong tháng 7

Số liệu vừa công bố từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho biết số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 7/2021 chỉ đạt 101.078 tài khoản, thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán “rực lửa”, VnIndex giảm sâu do cổ phiếu ngân hàng

Thị trường dường như đang cố gắng “giải nén” sau khi chốt NAV xong quý 3. Sự điều chỉnh là cần thiết để kích thích dòng tiền tham gia vào thị trường khi mà thị trường đi vào vùng điểm khá cao hiện tại.

Chia sẻ :


Tranh cãi nới nhầm ‘room’ ngoại tại Sacombank

Trung tâm lưu ký chứng khoán nhầm ‘room’ ngoại cho Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thay vì Ngân hàng Việt Nam Thương tín…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *