Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD

Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD - Ảnh 1

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/8/2021, trong tháng 8/2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt ở mức cao, với 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2%; nhập khẩu đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% .

Như vậy, cán cân thương mại 8 tháng năm 2021 nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD). Đây là tháng thứ tư liên tiếp Việt Nam ghi nhận nhập siêu.

ƯU THẾ THUỘC VỀ KHU VỰC FDI

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 8/2021 đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,94 tỷ USD, giảm 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,26 tỷ USD, giảm 4,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2021 giảm 5,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 1,9%.

Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD - Ảnh 1

Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,69 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,86 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%.

Trong 8 tháng năm 2021 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ (tăng thêm 3 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2020) USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1%.

Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, tăng 12,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 23 tỷ USD, tăng 49,9%; dệt may đạt 21,2 tỷ USD, tăng 9,7%; giày dép đạt 12,6 tỷ USD, tăng 16,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 41,9%.

Đối với một số mặt hàng nông, thủy sản, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể: thủy sản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 7,1%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,8%; hạt điều đạt 2,3 tỷ USD, tăng 15,1% (lượng tăng 19,2%); cà phê đạt 2 tỷ USD, tăng 1,1% (lượng giảm 6,9% nhưng do giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu tăng); cao su đạt 1,9 tỷ USD, tăng 61,4% (lượng tăng 23,3%); sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 776 triệu USD, tăng 28,4% (lượng tăng 13,4%); hạt tiêu đạt 666 triệu USD, tăng 50,2% (mặc dù lượng giảm 0,8% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá xuất khẩu tăng).

Riêng mặt hàng gạo đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,8% (lượng giảm 14,8%); chè đạt 133 triệu USD, giảm 1,6% (lượng giảm 6%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (giảm 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 89,1% (tăng 0,9 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9% và chiếm 7,2% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 2,6% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%; EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%; ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%; Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.

THÊM 4 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TRÊN 1 TỶ USD

Về tình hình nhập khẩu, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8/2021 kim ngạch nhập khẩu đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,65 tỷ USD, giảm 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,85 tỷ USD, giảm 5,4%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2021 tăng 21,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 24,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,6%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 76,05 tỷ USD, tăng 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140,21 tỷ USD, tăng 36,4%.

Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD - Ảnh 2

Trong 8 tháng năm 2021 có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD (tăng thêm 4 mặt hàng so với tháng trước), chiếm tỷ trọng 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Điện tử, máy tính và linh kiện có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất đạt 46,2 tỷ USD (chiếm 21,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 31,2 tỷ USD, tăng 35,5%; điện thoại và linh kiện đạt 12,5 tỷ USD, tăng 42,7%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 27,8%; chất dẻo đạt 8,1 tỷ USD, tăng 53,9%; sắt thép đạt 7,8 tỷ USD, tăng 43,5%; kim loại thường khác đạt 5,9 tỷ USD, tăng 57,3%; ô tô đạt 5,7 tỷ USD, tăng 64,2%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,3 tỷ USD, tăng 18,3%; sản phẩm hóa chất đạt 5,1 tỷ USD, tăng 42,9%; hóa chất đạt trên 5 tỷ USD, tăng 59,3%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 204,16 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 94,4% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 96,6 tỷ USD, tăng 27,2% và chiếm 44,7% (giảm 2,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 107,56 tỷ USD, tăng 41,6% và chiếm 49,7% (tăng 2,7 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,1 tỷ USD, tăng 24% và chiếm 5,6% (giảm 0,4 điểm phần trăm).

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch đạt 72,5 tỷ USD, tăng 47,1%. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 34,6 tỷ USD, tăng 20,5%; ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 47,4%; Nhật Bản đạt 14,5 tỷ USD, tăng 13,7%; EU đạt 11 tỷ USD, tăng 17,1%. Hoa Kỳ đạt 10,4 tỷ USD, tăng 12,3%.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sáu tháng, thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ :


Thị trường Việt Nam đón thêm 56.000 chiếc ô tô mới trong tháng 3

Tháng 3/2022, ô tô nhập khẩu về Việt Nam ước đạt 13.500 chiếc, bằng cả 2 tháng trước đó cộng lại. Xe sản xuất trong nước cao gấp hơn 3 lần xe nhập. Nguồn cung cho thị trường ô tô đang rất dồi dào.

Chia sẻ :


Xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, cà phê Việt chinh phục nhiều thị trường lớn

DNVN – Nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, với việc chinh phục được nhiều thị trường lớn, những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đã đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, dù lượng xuất khẩu chỉ trên 452.163 tấn.

Chia sẻ :


Ô tô nhập khẩu lao dốc không phanh

Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lao dốc không phanh trong tháng 8/2021 khi giảm rất sâu cả về số lượng lẫn giá trị so với tháng liền trước…

Chia sẻ :


GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm

Nền kinh tế phục hồi sau Covid giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. Công bố số liệu…

Chia sẻ :


Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng hơn 100%

Trong khi sức tiêu thụ ô tô trong nước đang giảm mạnh trong tháng 2 thì lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam đã tăng…

Chia sẻ :


“Trụ đỡ” của nền kinh tế đang lung lay

Ngành nông nghiệp được ví như “trụ đỡ” của nền kinh tế nhưng đang có dấu hiệu “lung lay” trước tác động mạnh của dịch Covid-19. Minh chứng rõ nét nhất là xuất khẩu của toàn ngành đã “hụt hơi” do khó khăn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ; trong khi đó, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đầu vào lại gia tăng chóng mặt..

Chia sẻ :


Giãn cách xã hội ở Việt Nam khiến giá cà phê thế giới tăng cao

Việc thực hiện giãn cách xã hội để chống Covid-19 ở Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu thắt chặt và giá cà phê thế giới có thể giữ ở mức “tương đối cao” trong năm 2022…

Chia sẻ :


Đầu tư vào cổ phiếu nhóm nào khi xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt 8 tháng năm 2021?

Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng năm 2021, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng mạnh…

Chia sẻ :


Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021

Bức tranh kinh tế 9 tháng có nhiều gam màu trầm, nhiều chỉ số vĩ mô bị kéo tụt bởi dịch Covid-19. Trong đó, lần đầu tiên GDP hàng quý ghi nhận mức tăng trưởng âm; nhập siêu hơn 2 tỷ USD trong 9 tháng; ngành du lịch bị đóng băng hoàn toàn…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *