Thẩm định quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040: Hướng đô thị kết nối quốc tế

Theo Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM, đơn vị tư vấn đồ án “Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và  Nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM”, công tác điều chỉnh quy hoạch lần này nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của thành phố, phát triển đa cực, linh động, thích ứng với điều kiện chung; ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng….

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là toàn bộ diện tích thuộc ranh giới hành chính TP.HCM 209.555ha và khu đô thị biển Cần Giờ 2.870ha (bao gồm 21 quận, huyện và 01 thành phố).

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp là đặt thành phố trong bối cảnh vùng TP.HCM, quốc gia và quốc tế.

Chú trọng nghiên cứu trong tương quan với các đô thị trong khu vực Asean, như: Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok, Jakarta, Manila… và hướng kết nối với quốc tế thông qua các tuyến hàng không, hàng hải phát huy tối đa tiềm lực của TP.HCM trong bối cảnh tương lai…

Đối với nhiệm vụ quy hoạch chung TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM, theo đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, TP.Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM, là trung tâm hạt nhân phát triển các hoạt động kinh tế tri thức, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại, cung ứng các hoạt động kinh tế liên kết và hợp tác phát triển trong phạm vi vùng và cả nước.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM với tổng diện tích khoảng 21.156,9ha. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp là các quận huyện thuộc TP.HCM và 02 tỉnh giáp ranh là tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương…

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch hội đồng thẩm định, đề nghị UBND TP.HCM và đơn vị tư vấn rà soát, cập nhật bổ sung đầy đủ căn cứ pháp lý, các cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM; Rà soát, phạm vi ranh giới quy hoạch cho phù hợp, thống nhất với các quy hoạch khác, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên; Phân tích đánh giá rõ thêm đặc điểm phát triển đô thị của thành phố, các dự án đang triển khai, các vấn đề bất cập của quy hoạch trước đây.

Đồng thời, làm rõ tính chất đô thị của TP.HCM để phù hợp với vị trí, vai trò của TP.HCM đã được xác định trong nghị quyết của Bộ Chính trị và các định hướng phát triển của Vùng TP.HCM, các định hướng phát triển của TP.HCM; Bổ sung các yêu cầu về phân tích động lực phát triển, mô hình phát triển đô thị trong tương lai, định hướng phát triển không gian, xác định rõ các trung tâm, quan tâm đến không gian ngầm; Phân tích mối quan hệ không gian giữa TP.HCM và TP. Thủ Đức, giữa TP.HCM với Vùng TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với nhiệm vụ Quy hoạch chung TP.Thủ Đức, trong nhiệm vụ cần nêu rõ lý do, sự cần thiết lập quy hoạch (các căn cứ pháp lý); đánh giá hiện trạng để nêu bật lợi thế và thách thức đối với TP. Thủ Đức để trở thành một cực tăng trưởng phía Đông của TP.HCM, tính kết nối giữa Thủ Đức và TP.HCM và các đô thị xung quanh; yêu cầu bổ sung tài liệu, số liệu, các tiêu chí cần hoàn thiện để đáp ứng tiêu chí của đô thị loại I; rà soát tình hình phát triển kinh tế – xã hội, sử dụng đất, các dự án đang triển khai; xác định động lực phát triển và các định hướng phát triển không gian, kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, các tác động của điều kiện tự nhiên; các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu…

Trước đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24 (ngày 06/01/2010), qua quá trình thực hiện và đánh giá về các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà đồ án đặt ra, TP.HCM còn tồn tại nhiều thách thức về dân số, giao thông, phát triển đô thị, phát triển nông thôn, phát triển công nghiệp, y tế – giáo dục, công viên…
Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Dương đến năm 2040 là đô thị cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ

 Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt quy hoạch thành phố Hạ Long đến năm 2040

Phạm vi thực hiện là toàn bộ đơn vị hành chính thành phố Hạ Long gồm 21 phường với diện tích tự nhiên khoảng 112.132 ha. Dân số thường trú tính đến năm 2020 khoảng 327.400 người…

Chia sẻ :


Đồng Nai duyệt quy hoạch phân khu C1 quy mô 1.921ha tại TP. Biên Hoà

Phân khu C1 có diện tích 1.921ha, là phân khu thành phần phía Nam của Khu đô thị phía Tây cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu…

Chia sẻ :


Thái Bình duyệt hàng loạt đồ án quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình vừa ký nghị quyết thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hàng loạt khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Chia sẻ :


Sớm hoàn thành phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh

Chính phủ sẽ trình Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) vào tháng 10/2021…

Chia sẻ :


Hà Nội: phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì…

Chia sẻ :


Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Thừa Thiên Huế hợp tác với Hàn Quốc phát triển đô thị thông minh

Hai bên sẽ hợp tác xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch tổng thể, phát triển đô thị thông minh và ứng dụng công nghệ đô thị thông minh nhằm đầu tư và thực hiện các nghiên cứu về phát triển đô thị và khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô cũng như các công trình đô thị khác…

Chia sẻ :


Hải Dương sẽ có khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hồ Bến Tắm 502,63 ha

Đây là khu vực có lợi thế về hệ thống suối, hồ cảnh quan kết hợp đồi núi, phong cảnh hữu tình với đầy đầy đủ các dịch vụ tiện ích và hạ tầng xã hội đi kèm…

Chia sẻ :


Hà Nội: đẩy mạnh phát triển không gian xây dựng ngầm

Theo định hướng của Hà Nội, thành phố sẽ phát triển đô thị nén, mật độ cao trên cả không gian nổi, không gian ngầm xung quanh các nhà ga, đường sắt đô thị với chức năng hỗn hợp. Trong đó ưu tiên phát triển xây dựng không gian ngầm trong các công trình công cộng, trung tâm thương mại đô thị…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *