Tập đoàn Trí Việt: Sứ Mệnh Thịnh Vượng

Tập đoàn Trí Việt: Sứ Mệnh Thịnh Vượng

Ông Phạm Thanh Tùng – Chủ tịch Tập đoàn Trí Việt từng là giảng viên Học viện Ngân hàng. Năm 2003, ông nhận học bổng chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Trường Ðại học Birmingham (Vương Quốc Anh). Sau khi tốt nghiệp về nước năm 2005, với tầm nhìn xa và hoài bão lớn, ông Phạm Thanh Tùng đã có một quyết định “táo bạo” tại thời điểm đấy là khởi nghiệp.

Thương vụ đầu tiên của ông Phạm Thanh Tùng là mua lại CTCP Chứng khoán Thái Bình Dương – doanh nghiệp thành lập từ năm 2006 và đổi tên thành CTCP Chứng khoán Trí Việt, sau đó thành lập tiếp CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt ngày nay. Tại Trụ sở Tập đoàn số142 Đội Cấn, Hà Nội, ông Phạm Thanh Tùng đã chia sẻ với chúng tôi khát vọng và hoài bão để đưa Tập Đoàn Trí Việt thành một Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam với giá trị thị trường tỷ đô.

Ông vui lòng chia sẻ về mô hình hoạt động của Tập đoàn Trí Việt (T-Corp)?

Tập đoàn Trí Việt (T-Corp) được thành lập cách đây 15 năm, bắt đầu từ một công ty chứng khoán thành lập năm 2006, phát triển mạnh mẽ với chiến lược kinh doanh minh bạch và quản trị rủi ro hiệu quả. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, T-Corp trở thành một tập đoàn quản lý tài sản chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với tổng tài sản quản lý lên tới hơn 3.000 tỷ đồng. Hệ sinh thái của Trí Việt hiện nay có 3 mảng chính:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã CK: TVC) với hoạt động Quản lý tài sản đóng vai trò Bên Mua (Buy Side).

Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Mã CK: TVB) – là một Ngân hàng đầu tư, đóng vai trò Bên Bán (Sell Side).

Các mảng kinh doanh và dịch vụ phụ trợ như: hoạt động đào tạo, hoạt động chăm sóc khách hàng giàu có về Sức khỏe – Tâm linh – Bất động sản.

Với việc hình thành cả Bên Mua (TVC) và Bên Bán (TVB),T-Corp đang tạo nên một hệ sinh thái khép kín, trở thành là cầu nối giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp và nhà đầu tư. T-Corp đang đặt cho mình Sứ Mệnh Thịnh Vượng, theo đó Trí Việt sẽ đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp và nhà đầu tư thông qua các hoạt động kết nối cơ hội và đầu tư tài chính, mang lại lợi nhuận cho cả Tập đoàn, Doanh nghiệp và Nhà đầu tư.

Tập đoàn Trí Việt: Sứ Mệnh Thịnh Vượng - Ảnh 1.

Được biết lũy kế 6 tháng năm 2021, TVC có kết quả doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, ông có thể chia sẻ thêm về kết quả này?

Tính đến đến hết Quý II năm 2021, TVC đạt tổng doanh thu hợp nhất là 459 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ và bằng 102% kế hoạch cả năm. Lũy kế 6 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 264 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020. TVC hiện đang phát triển mạnh hoạt động Hợp tác đầu tư thu lãi suất cố định với giá trị hơn 700 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, tự doanh TVC rất hiệu quả (danh mục đầu tư gồm các mã HPG, TCB, FPT… được mua với giá gốc thấp hơn 100 tỷ so với thị giá), dự kiến tổng lợi nhuận sau thuế của cả Tập đoàn năm 2021 sẽ vượt hơn 500 tỷ đồng.

Với công ty con là Công ty Chứng khoán Trí Việt (TVB) kết quả kinh doanh 6 tháng cũng hết sức ấn tượng: tổng doanh thu đạt 242 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ, vượt 63% kế hoạch cả năm.

Định hướng kinh doanh 5 năm tới của Tập đoàn Trí Việt là gì thưa ông?

Định hướng đến năm 2025, TVC sẽ tiếp tục phát triển phân khúc khách hàng giàu có với quy mô quản lý tài sản lên đến 10.000 tỷ đồng. Bên cạnh dịch vụ quản lý tài sản và ủy thác đầu tư, Trí Việt đã đang và sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ cao cấp riêng biệt cho giới khách hàng giàu có như chăm sóc sức khỏe toàn diện, hoạt động tâm linh, dịch vụ nhà ở cao cấp, thực hiện may đo tới từng khách hàng và bảo mật tuyệt đối.

Ngoài ra, ngay khi hết dịch covid, T-Corp sẽ triển khai hoạt động đào tạo, thông qua việc mở các khóa đào tạo về tài chính, đầu tư, quản lý tài sản góp phần tạo nguồn nhân lực cho TTCK, tương lai tiến tới mở một trường đào tạo kinh doanh (business school) đóng góp cho xã hội và thỏa đam mê nghiệp giáo của tôi còn dang dở.

Trong giai đoạn 2022-2025, công ty sẽ tăng vốn điều lệ thông qua các đợt phát hành ESOP cho CBCNV, phát hành riêng lẻ và chào bán cho nhà đầu tư chiến lược. Định hướng của Tập đoàn đến năm 2025, quy mô vốn chủ sở hữu sẽ đạt 5.000 tỷ đồng và Giá trị vốn hóa của Tập đoàn sẽ đạt 20.000 tỷ đồng.

Mục tiêu của Tập đoàn trong việc chào bán cho Nhà đầu tư chiến lược là tìm kiếm một định chế tài chính đồng hành lâu dài cùng Trí Việt, mang lại nguồn vốn, khách hàng và kinh nghiệm quản lý đầu tư chuyên nghiệp, đồng thời là cánh cửa để Tập đoàn Trí Việt bước ra thị trường quốc tế.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

BAF bị nghi ngờ ‘làm đẹp’ báo cáo tài chính trước thềm niêm yết?

  Doanh thu BAF trong 3 năm đầu mới thành lập bình quân trên 13.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vài chục tỷ đồng.…

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Đâu là điểm tương đồng giữa doanh nghiệp bất động sản Việt Nam và Evergrande?

Gần đây, thông tin tập đoàn bất động sản nặng nợ Evergrande có nguy cơ vỡ nợ khiến không ít nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về tác động dây chuyền tới thị trường tài chính Việt Nam. 

Chia sẻ :


Tổng Giám đốc LG Electronics Việt Nam: “Chúng tôi không có kế hoạch bán nhà máy”

Tập đoàn LG nói chung và LG Electronics Việt Nam nói riêng xác định Việt Nam là một quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn, do vậy, việc duy trì và tiếp tục đầu tư tại đây là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững

Chia sẻ :


ᴠᴄᴏɴᴛᴇɴᴛ: Hạt Nhân Đột Phá Của Excedo

ᴠᴄᴏɴᴛᴇɴᴛ: sứᴄ ᴍạɴʜ ᴄủᴀ ᴛʀí ᴛᴜệ ɴʜâɴ ᴛạᴏ ᴛʀᴏɴɢ ǫᴜảɴ ᴛʀị ᴅᴏᴀɴʜ ɴɢʜɪệᴘ ✨Với sự bùng nổ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI)…

Chia sẻ :


2 ông lớn BĐS “bắt tay” phát triển dự án có vốn đầu tư 18.600 tỉ đồng tại Đồng Nai

Khu đô thị tích hợp Izumi City quy mô 170ha, có khoảng 3.000 sản phẩm nhà ở thấp tầng dự kiến sẽ ra mắt những sản phẩm đầu tiên vào cuối quý 3/2021.

Chia sẻ :


Chứng khoán APEC – mũi nhọn đột phá cho tập đoàn APEC trong năm 2022

Rót hơn 2 triệu USD vào công nghệ và tung ra hàng loạt chương trình kích cầu ấn tượng, chứng khoán APEC – người anh cả của tập đoàn Apec Group đang trở lại đường đua, hứa hẹn là mũi nhọn đột phá cho tập đoàn APEC trong năm 2022.

Chia sẻ :


Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu huy động gần 10.000 tỷ: Vòng xoáy vay nợ

Thị trường bất động sản đang đối mặt với khó khăn khi nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và trái phiếu với lãi suất cao. Chuyên gia cảnh báo, từ vụ Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư gánh chịu hậu quả và rủi ro từ những vòng xoáy do các doanh nghiệp bất động sản kiểu này tạo ra.

Chia sẻ :


Tiến độ cổ phần hóa tiếp tục “rùa bò”

Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2021, Bộ mới nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 3 doanh nghiệp, đều không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Chia sẻ :


MB ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hưng Thịnh Land

Ngày 18/3/2022 tại Tp.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB) và Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land đã ký thỏa thuận…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *