Tăng lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp
Tăng lương tối thiểu vùng không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp

Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa có phiên họp về lương tối thiểu vùng. Theo đó, đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện giới chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thảo luận, đưa ra các luận điểm để làm căn cứ cho các phương án tính tiền lương tối thiểu vùng năm 2023.

Trao đổi về vấn đề tiền lương tối thiểu vùng, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất nên tăng lương tối thiểu vùng sớm để áp dụng cho cả 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 thay vì đợi đến đầu năm mới áp dụng mức lương mới như thông lệ, bởi hai năm qua lương tối thiểu đã không được điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trong khi đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng, thời điểm này các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất sau khi bị tác động nặng nề từ đại dịch. Sau hai năm không điều chỉnh, nguyện vọng tăng lương tối thiểu vào thời gian tới là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động, song việc tăng lương cũng cần có tính toán kỹ lưỡng.

Các chuyên gia về tiền lương cho rằng, rất khó để tìm được tiếng nói chung về vấn đề tăng lương giữa đại diện người lao động và giới chủ sử dụng lao động, chỉ có thể tính toán cân nhắc để quan điểm của hai bên gần nhau hơn. Việc tăng lương cần đảm bảo mức sống của người lao động song cũng cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Việt Cường – Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hai năm qua lương tối thiểu vùng chưa tăng, qua phản ánh của người lao động cho thấy mức lương hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Năm 2020 và 2021, tình hình lạm phát được kiềm chế ở mức ổn định, song đầu năm 2022, lạm phát có xu hướng tăng cao hơn thì việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là hết sức cần thiết để đáp ứng đời sống người lao động.

“Nói như vậy không có nghĩa là không tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, số liệu thống kê cũng cho thấy thời gian xảy ra đại dịch, nhiều doanh nghiệp không thể trả lương người lao động trên mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế hiện nay, nhất là khi đã mở cửa trở lại, tình hình kinh tế phục hồi tốt hơn, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng chi trả thì cần tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Quá trình xác định mức tăng cụ thể cần thảo luận, thương lượng nhiều lần giữa đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động để đảm bảo có mức lương hợp lý nhất cho người lao động song cũng trong khả năng của doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Việt Cường nói.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Việt Cường, trong giai đoạn 2012-2017, lương tối thiểu vùng tăng nhanh, những năm gần đây tốc độ tăng lương tối thiểu bắt đầu giảm, thậm chí không còn theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đại dịch xảy ra càng làm cho tiền lương thực tế của người lao động cũng như tỷ lệ lao động có mức lương dưới mức tối thiểu tăng lên.

Cho rằng việc tăng lương ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, tác động nhìn chung không nhiều, chủ yếu là ở nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, hay nhóm ngành thâm dụng lao động. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp vì thế muốn giữ nguyên nhằm giảm thiểu nhiều nhất việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội.

“Tăng lương tối thiểu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp, không đến mức doanh nghiệp phải chuyển đổi sản xuất, cắt giảm lao động như chúng ta đang lo ngại, ngay cả ở giai đoạn 2012-2017 khi tiền lương tối thiểu tăng ở mức cao thì cũng không xảy ra vấn đề này”, TS. Cường nói.

Cũng theo TS. Nguyễn Việt Cường, thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn. Song trong bối cảnh hiện nay, việc tăng lương là cần thiết. Bên cạnh đó, không thể hỗ trợ doanh nghiệp chỉ bằng cách giữ nguyên tiền lương tối thiểu vùng mà có thể tính đến các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

(Theo VOV)

Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa có phiên họp về lương tối thiểu vùng. Theo đó, đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện giới chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thảo luận, đưa ra các luận điểm để làm căn cứ cho các phương án tính tiền lương tối thiểu vùng năm 2023.

Trao đổi về vấn đề tiền lương tối thiểu vùng, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Chính sách – Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất nên tăng lương tối thiểu vùng sớm để áp dụng cho cả 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 thay vì đợi đến đầu năm mới áp dụng mức lương mới như thông lệ, bởi hai năm qua lương tối thiểu đã không được điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trong khi đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại cho rằng, thời điểm này các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất sau khi bị tác động nặng nề từ đại dịch. Sau hai năm không điều chỉnh, nguyện vọng tăng lương tối thiểu vào thời gian tới là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động, song việc tăng lương cũng cần có tính toán kỹ lưỡng.

Các chuyên gia về tiền lương cho rằng, rất khó để tìm được tiếng nói chung về vấn đề tăng lương giữa đại diện người lao động và giới chủ sử dụng lao động, chỉ có thể tính toán cân nhắc để quan điểm của hai bên gần nhau hơn. Việc tăng lương cần đảm bảo mức sống của người lao động song cũng cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Việt Cường – Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hai năm qua lương tối thiểu vùng chưa tăng, qua phản ánh của người lao động cho thấy mức lương hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Năm 2020 và 2021, tình hình lạm phát được kiềm chế ở mức ổn định, song đầu năm 2022, lạm phát có xu hướng tăng cao hơn thì việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu là hết sức cần thiết để đáp ứng đời sống người lao động.

“Nói như vậy không có nghĩa là không tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, số liệu thống kê cũng cho thấy thời gian xảy ra đại dịch, nhiều doanh nghiệp không thể trả lương người lao động trên mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế hiện nay, nhất là khi đã mở cửa trở lại, tình hình kinh tế phục hồi tốt hơn, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng chi trả thì cần tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Quá trình xác định mức tăng cụ thể cần thảo luận, thương lượng nhiều lần giữa đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động để đảm bảo có mức lương hợp lý nhất cho người lao động song cũng trong khả năng của doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Việt Cường nói.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Việt Cường, trong giai đoạn 2012-2017, lương tối thiểu vùng tăng nhanh, những năm gần đây tốc độ tăng lương tối thiểu bắt đầu giảm, thậm chí không còn theo kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đại dịch xảy ra càng làm cho tiền lương thực tế của người lao động cũng như tỷ lệ lao động có mức lương dưới mức tối thiểu tăng lên.

Cho rằng việc tăng lương ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, tác động nhìn chung không nhiều, chủ yếu là ở nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, hay nhóm ngành thâm dụng lao động. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp vì thế muốn giữ nguyên nhằm giảm thiểu nhiều nhất việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội.

“Tăng lương tối thiểu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp, không đến mức doanh nghiệp phải chuyển đổi sản xuất, cắt giảm lao động như chúng ta đang lo ngại, ngay cả ở giai đoạn 2012-2017 khi tiền lương tối thiểu tăng ở mức cao thì cũng không xảy ra vấn đề này”, TS. Cường nói.

Cũng theo TS. Nguyễn Việt Cường, thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn. Song trong bối cảnh hiện nay, việc tăng lương là cần thiết. Bên cạnh đó, không thể hỗ trợ doanh nghiệp chỉ bằng cách giữ nguyên tiền lương tối thiểu vùng mà có thể tính đến các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp.

(Theo VOV)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì cuộc sống, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất… là những giải pháp để giữ chân người lao động trước làn sóng di chuyển “ồ ạt về quê” thời gian qua…

Chia sẻ :


PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 54,3 điểm của tháng 2 xuống còn 51,7 điểm trong tháng 3. Mặc dù nhìn chung các điều kiện kinh doanh đang tốt lên, mức độ cải thiện kỳ này là ít đáng kể nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài sáu tháng gần đây…

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Cho vay trả lương người lao động: Quy mô 7.500 tỷ, giải ngân 170 tỷ đồng

Tính đến 17/8/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội mới giải ngân được gần 170 tỷ đồng, tương đương 2,2% doanh số cho vay trả lương người lao động…

Chia sẻ :


Diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp 2021: “Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững”

Diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp 2021 với chủ đề  “Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững” sẽ được tổ chức vào 9 giờ ngày 7/10, theo hình thức kết hợp trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến trên nền tảng VnEconomy.vn, FanPage VnEconomy, FanPage VBCWE…

Chia sẻ :


Bán phở bò Nam Định ở trời Âu, cô gái 9x thu về 3,4 triệu USD

Bên cạnh các tỷ phú làm ăn lớn thì thế hệ trẻ cũng bắt đầu khởi nghiệp từ câu chuyện cô gái gốc Việt bán phở ở châu Âu hay con người giàu trên sàn chứng khoán mở công ty riêng.

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *