Sự thật thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam

Sự thật thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam

Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia. Các thông tin này cho biết, Adidas và Puma cũng sẽ có những động thái tương tự trong tháng 11/2021.

Tuy nhiên, trên tờ Lao động, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết thông tin trên hoàn toàn không chính xác.

Sự thật thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam - Ảnh 1.

Thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam là không chính xác.

Theo bà Xuân, có tới 88 trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneakers đang rất đắt hàng mang nhãn hiệu Nike.

Trả lời Báo giao thông, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, không có chuyện Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.

“Trong giai đoạn vừa qua, một số đơn hàng của Nike đến hạn, để kịp giao hàng và đảm bảo đúng tiến độ, họ đã chuyển đơn hàng sang nhà máy ở một số quốc gia khác. Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành mới đây, CEO của Nike cũng khẳng định sẽ không rời bỏ Việt Nam, không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác”, ông Tuấn Anh nói.

Dữ liệu sản xuất của Nike cho thấy, cơ cấu của công ty thời trang, giày dép của Mỹ tập trung vào ba sản phẩm chính: hàng may mặc, trang thiết bị, giày dép.

Năm tài chính gần nhất kết thúc vào ngày 31/5/2021, doanh thu của Nike đạt hơn 44,5 tỷ USD, chi phí giá vốn 24,6 tỷ USD. Với việc Việt Nam cung ứng hơn 40% số sản phẩm cho thương hiệu thời trang và đồ thể thao của Mỹ, giá trị ước tính cho giá vốn – tức lượng hàng hóa mua từ các nhà cung ứng tại Việt Nam có thể vào khoảng 8-10 tỷ USD.

Các nhà cung ứng chủ lực cho Nike đều là những doanh nghiệp FDI tên tuổi trong ngành may mặc, da giày của Việt Nam. Doanh thu nhóm dẫn đầu từ 10.000 – 20.000 tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nike không dịch chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam

Thông tin Tập đoàn Nike chuyển hoạt động sản xuất khỏi Việt Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là hoàn toàn không chính xác.

Chia sẻ :


Nike: Tạm dừng nhà máy tại Việt Nam gây nhiều khó khăn, nhưng đó chỉ là vấn đề tạm thời

Việc tạm dừng nhà máy tại Việt Nam đang gây khó khăn không nhỏ cho Nike, nhưng các nhà đầu tư có thể muốn tập trung vào thị trường khác tại châu Á.

Chia sẻ :


Nike đứt gãy chuỗi cung ứng vì nhà máy ở Việt Nam đóng cửa

Trước tình trạng nhà máy tại Việt Nam tạm ngừng sản xuất, các chuyên viên phân tích tại BTIG cho rằng sản lượng giày của Nike có thể giảm 160 triệu đôi trong năm 2021 và do đó họ hạ bậc khuyến nghị cổ phiếu Nike từ “mua” xuống “trung lập”.

Chia sẻ :


HSBC: Thách thức cho Việt Nam chủ yếu ở da giày và dệt may

Ngành da dày và dệt may là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tháng 8/2021 của Việt Nam giảm 5,4% so với cùng kỳ 2020…

Chia sẻ :


Tỷ phú giàu nhất Đài Loan khởi nghiệp từ nhà máy giày thể thao trên trang trại lợn

Ông Zhang Congyuan, được mệnh danh là “vua giày”, đã vượt qua Terry Gou – nhà sáng lập Foxconn, trở thành người giàu nhất Đài Loan với tài sản hơn 14 tỷ USD…

Chia sẻ :


Tổng Giám đốc LG Electronics Việt Nam: “Chúng tôi không có kế hoạch bán nhà máy”

Tập đoàn LG nói chung và LG Electronics Việt Nam nói riêng xác định Việt Nam là một quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn, do vậy, việc duy trì và tiếp tục đầu tư tại đây là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững

Chia sẻ :


Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bị từ chối lập hãng bay

Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường trong bối cảnh Covid-19.

Chia sẻ :


Spartronics khởi công Nhà máy mới tại Việt Nam

Nhà máy mới sẽ tăng cường năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng không dân dụng, thiết bị y tế, công nghiệp và thương mại.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *