Siết phân lô, tách thửa để chặn sốt đất chỉ là biện pháp tình thế?

Siết phân lô, tách thửa để chặn sốt đất chỉ là biện pháp tình thế?

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc siết phân lô, tách thửa chỉ là giải pháp tình thế, không triệt để trong việc ngăn chặn sốt đất tràn lan.

Chia sẻ mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc siết chặt phân lô, tách thửa chỉ là biện pháp tình thế, ngắn hạn để kiểm soát tình hình. Không nên lạm dụng mệnh lệnh hành chính trong quản lý nhà nước. Như vậy là tư duy không quản được thì cấm. Về lâu dài, ở mỗi địa phương cần thiết phải làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn rồi công khai để người dân biết. Việc sử dụng đất vào mục đích nhà ở, bất động sản công nghiệp, du lịch, dịch vụ… cần đưa vào kế hoạch, quy hoạch dài hạn, có dự án bài bản để tạo ra sản phẩm bất động sản chính thống thay vì hàng lậu.

Theo GS Đặng Hùng Võ, sốt đất đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều ý tưởng về quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng đã được đưa ra. Điển hình là Thủ Đức, thành phố biển Cần Giờ và nhiều tuyến cao tốc huyết mạch tại Tp.HCM được đề xuất. Ở Hà Nội, quy hoạch thành phố Sơn Tây, thành phố Sông Hồng và các tuyến cao tốc cũng được đưa ra.

Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành phố cũng đề ra nhiều dự án lớn về sân bay, bến cảng, đô thị trong quy hoạch phát triển của mình như tại sân bay Long Thành (Đồng Nai), hay những cơn sốt đất đã xảy ra ở Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) là khi Nhà nước có chủ trương thành lập ba đặc khu hành chính – kinh tế…

Siết phân lô, tách thửa để chặn sốt đất chỉ là biện pháp tình thế? - Ảnh 1.

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giảm đáng kể đến thu nhập của người dân. Trong khi lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng chỉ ở mức 4%, gần ngang với tỷ lệ lạm phát cơ bản được phép, do đó nhiều người nghĩ tới giải pháp đầu tư bất động sản để tăng thu nhập. Nhu cầu tăng cao mà cung thấp cũng là nguyên nhân khiến cho những cơn sốt đất càng bùng lên cao hơn.

Ngoài ra, nguyên nhân đến từ giới đầu cơ, cò mồi đất vì trục lợi bất chính đã gây nhũng nhiễu thông tin, tung tin thất thiệt về pháp luật, về quy hoạch, tạo nên những cơn sốt đất ảo để lôi kéo mọi người tung tiền vào mua đất. Hoặc đôi khi chỉ nghe phong phanh là ý tưởng được đề xuất trong quy hoạch, cũng đã khiến cho giới buôn đất tung ra những chiêu trò để ăn chi phí môi giới đất trong chuyển nhượng đất.

“Tôi nghĩ, để chặn cơn sốt đất, chỉ có sử dụng thuế BĐS. Đây là biện pháp chưa được dùng đến bao giờ tại sao nói dùng nhiều biện pháp mà đất vẫn không hạ sốt?”., vị GS này liên tục chia sẻ quan điểm trong những năm qua.

Chia sẻ trên báo chí mới đây, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cũng cho rằng, mặc dù nhiều địa phương đã “ra tay” ngăn chặn bằng biện pháp đầu tiên là tạm dừng phân lô, tách thửa đất, nhưng đây chưa phải là giải pháp tối ưu. Vị LS này cho rằng, tạm dừng phân lô, tách thửa là đúng nhưng chỉ mang tính tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng này diễn ra. Nếu không có quy định chi tiết thì vừa ảnh hưởng quyền lợi chính đáng tách thửa, xây dựng của người dân, vừa không kiểm soát nổi việc chủ đầu tư phân lô tùy tiện.

Luật đất đai hiện hành và văn bản hướng dẫn đang tạo ra cách hiểu khác nhau. Có tỉnh thì phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, điều kiện cụ thể tại địa phương để ban hành quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa. Có tỉnh lại căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương.

Theo đó, biện pháp căn cơ để chặn các cơn sốt đất triền miên, LS Thanh Hà cho rằng, thứ nhất, cần hoàn thiện điều chỉnh các luật đặc biệt Luật đất đai, Luật kinh doanh BĐS quy định rõ cụ thể cho hình thức mua bán này.

Thứ hai, việc phân lô, bán nền cần dựa trên cơ sở có dự án, quy hoạch 1/500, có hạ tầng được cơ quan chuyên môn thẩm định. Thứ ba, tăng cường áp dụng cơ chế phân lô bán nền cho những khu quy hoạch đất giãn dân ở nông thôn, hoặc kinh tế khó khăn. Áp dụng tăng cường điều kiện cho đối tượng tham gia mua bán đất nền. Thứ tư, quản lý việc phân lô bán nền, tách thửa theo quy hoạch được duyệt cần có cơ chế kiểm soát, giám sát xem có đúng quyết định, quy hoạch.

Nhiều chuyên gia trong ngành cũng cho rừng, việc siết chặt, quản lý sát sao các hoạt động chuyển nhượng, mua bán và đầu tư bất động sản là việc làm rất cấp thiết, nhất là đối với các hoạt động đầu cơ, môi giới bất động sản gây “sốt đất ảo”, lũng đoạn thị trường để trục lợi.

Việc cần sửa đổi các quy định pháp luật hiện nay và ban hành các quy định mới để đưa các hoạt động kinh doanh bất động sản vào nề nếp, chuyên nghiệp, trung thực, có quy tắc là việc cần sớm thực hiện để làm căn cứ xử lý các hành vi vi phạm một cách triệt để, nghiêm minh hơn.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý địa phương cần quản lý chặt hơn nữa việc chuyển nhượng bất động sản; không ký và xác nhận các hoạt động mua bán, chuyển nhượng đối với nhà đất, bất động sản bằng giấy tay hoặc chưa có giấy tờ hợp lệ, hợp pháp theo quy định.

Ngoài ra, cần chỉ rõ và tuyên truyền cho người mua, người bán những bất lợi cũng như những rủi ro khi thực hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, chuyển nhượng bất động sản không hợp pháp, không đúng trình tự, thủ tục quy định…

https://cafef.vn/siet-phan-lo-tach-thua-de-chan-sot-dat-chi-la-bien-phap-tinh-the-20220401115227076.chn


Theo Bảo Anh

Nhịp Sống Kinh tế

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đầu tư bất động sản theo ‘cơn sốt’: Cẩn trọng với đòn bẩy tài chính

Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc tăng giá BĐS hưởng lợi theo quy hoạch là hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc nếu dùng đòn bẩy tài chính sẽ rất rủi ro.

Chia sẻ :


Làm thế nào để kiểm soát giá đất?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Lê Công Thành đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá đất ở nhiều nơi trên cả nước tăng nhanh cũng như nêu ra một số giải pháp để kiểm soát hiện tượng này.

Chia sẻ :


Tìm cách hạ nhiệt cơn sốt đất, khó hay dễ?

Sau khi các cơn sốt đất diễn ra trên diện rộng, nhiều địa phương và cơ quan nhà nước đã tìm cách để hạ nhiệt, kiểm soát các hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn. Thế nhưng, có một điều dễ nhận thấy, sốt đất vẫn lặp lại và tái diễn.

Chia sẻ :


Sốt đất tái xuất “bất chấp”?

Không ít nhà đầu tư tận dụng giai đoạn các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mua gom, phân lô bán nền không đúng quy định để thu lời bất chính. Ngoài ra, một số nơi thực hiện chưa nghiêm các phiên đấu giá.

Chia sẻ :


Siết tín dụng và lành mạnh hoá thị trường Bất động sản

Siết tín dụng địa ốc nhưng không để ảnh hưởng xấu đến thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, siết phải đúng mục đích, đối tượng, giúp đảm bảo thị trường lành mạnh.

Chia sẻ :


Bắc Giang: Đất ở đô thị tối thiểu là 32 m2/thửa

Tại Bắc Giang, hạn mức giao đất ở tối đa cho mỗi hộ gia đình thuộc các phường của thành phố là 100m2; diện tích tối thiểu của mảnh đất ở đô thị sau tách thửa là 32m2, kích thước mặt tiền phải đảm bảo từ 4 m trở lên..

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Đất tách thửa sẽ phải có ít nhất một cạnh giáp đường giao thông

Đây là quy định mới áp dụng từ ngày 10/4 tới tại Thái Nguyên đối với đất ở khi tách thửa.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa tại Hà Nội: Phát hiện sai phạm gần 4.000 tỷ

Qua thanh tra các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hà Nội (giai đoạn 2003-2016), TTCP phát hiện có tới 20/38 dự án vi phạm về quy hoạch, đồng thời xác định tổng sai phạm về tài chính gần 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *