Sếp và cổ đông nhiều doanh nghiệp thu hàng trăm tỷ nhờ chốt lời cổ phiếu đúng đỉnh
Sau giai đoạn tăng trưởng ồ ạt, thị trường đã phải điều chỉnh bởi bối cảnh vĩ mô, triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp đối diện nhiều thông tin tiêu cực. VN-Index hiện đang loanh quanh vùng 1.313 điểm, dù đã hồi phục, cải thiện đáng kể so với những phiên đâm thủng mốc 1.300 song vẫn khiến nhiều nhà đầu tư lỗ nặng chỉ vì trót đu đỉnh.
Trên thị trường, trái ngược với nhiều mã quay đầu lao dốc, nhiều cổ phiếu vẫn lầm lũi tăng tốc, cán mốc lịch sử mới. Chớp thời cơ này, lãnh đạo, người nhà và cổ đông lớn nhanh tay bán ra, chốt lời thu về hàng trăm tỷ.
Cổ phiếu DIG của Tổng công ty CP Đầu tư phát triển Xây dựng tăng không ngừng nghỉ từ ngày 22/7 đến 19/8, với tốc độ tăng trưởng 59% trong vòng chưa đầy một tháng, đạt đỉnh 34.800 đồng vào ngày 19/8. Trong suốt giai đoạn này, nhiều cổ đông lớn và những người liên quan doanh nghiệp đua nhau bán ra cổ phiếu DIG.
Cụ thể, ngày 10/8, Công ty CP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra 5,5 triệu cổ phiếu DIG. Ngày 12/8, Thiên Tân tiếp tục bán ra hơn 6,2 triệu cổ phiếu DIG, giảm tỷ lệ sở hữu ban đầu từ 20,15% xuống còn 16,83%. Ước tính, cổ đông Thiên Tân có thể đã thu về khoảng 369 tỷ đồng sau khi chốt lời cổ phiếu DIG vùng đỉnh.
Cổ đông lớn nhất của DIG là Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Him Lam trong những phiên gần đây cũng ồ ạt bán ra giảm tỷ lệ sở hữu. Tính trước ngày 16/8, Him Lam nắm 87,1 triệu cổ phiếu DIG, tương đương với tỷ lệ sở hữu 21,25%. Ngày 16/8, Him Lam bán ra 3,7 triệu cổ phiếu DIG, ngày 17/8 bán ra 6,28 triệu cổ phiếu. Ngày 19, 20/8 tiếp tục bán ra 3,35 triệu cổ phiếu. Trong ba ngày 23, 26 và 27/8 bán 5,2 triệu cổ phiếu. Như vậy, sau nhiều lần giao dịch, Him Lam giảm tỷ lệ sở hữu về còn 16,7%. Ước tính, Him La đã thu về khoảng 600 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi DIG.
Phó Tổng giám đốc DIG Corp ông Trần Văn Đạt mới đây cũng đăng ký bán 2.500 cổ phiếu thông qua giao dịch khớp lệnh, thời gian thực hiện từ 27/8 đến 25/9. Ước tính ông Đạt thu về 84 tỷ đồng.
Cổ phiếu dược phẩm đã có một tuần rực rỡ với hàng loạt mã tăng trần, leo lên vùng đỉnh mới. DBT của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chốt tuần tím lịm ở giá 17.750 đồng, tăng 32% trong vòng một tháng. Ông Lê Thế Chiến, bố vợ của Chủ tịch HĐQT Lê Văn Minh đã hoàn tất bán ra toàn bộ 40.00 cổ phiếu trong ngày 20/8, ước tính thu về khoảng 670 triệu đồng.
Tương tự, cổ phiếu GMD của Công ty CP Gemadept – “ông hoàng” cổ phiếu cảng biển dưới sự hỗ trợ thông tin giá cước vận tải biển tăng, cũng đã có những phiên tăng trưởng bứt phá từ đầu tháng 7 đến nay. Cổ phiếu GMD đang ở vùng đỉnh cao nhất lịch sử kể từ ngày niêm yết. Phiên giao dịch 25/8, bà Bùi Thị Thu Hương, Thành viên HĐQT đã đăng ký bán ra 135.000 cổ phiếu, ước tính thu về 6,4 tỷ đồng nhờ chốt lời đúng vùng đỉnh cổ phiếu.
Ngày 18/8, cổ đông lớn của GMD là Kim Vietnam Grow Equity Fund cũng đã bán 600.000 cổ phiếu GMD, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,09% xuống còn 5,89%, dự kiến thu về 28,68 tỷ đồng.
Tại Công ty CP Xây dựng Kiên Giang (CKG), bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Thành viên Hội đồng quản trị cũng vừa hoàn tất bán ra 1,3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu về 2,55%. Thời gian thực hiện trong vòng 24-27/8. Cổ phiếu CKG chốt phiên giao dịch 27/8 ở vùng đỉnh 22.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, bà Lệ có thể đã thu về 29,2 tỷ đồng. Trong cùng ngày, Thành viên Ban Kiểm soát bà Nguyễn Bích Nghĩa cũng vừa hoàn tất bán ra 300.000 cổ phiếu CKG, ước tính thu về 6,75 tỷ đồng.
Tại Công ty CP Hóa Chất Đức Giang, chốt phiên giao dịch 27/8, cổ phiếu DGC đạt đỉnh lịch sử ở vùng giá 111.800 đồng/cổ phiếu. Ông Nguyễn Sinh Thìn, bố vợ của ông Vũ Văn Ngọ, Thành viên Ban Kiểm soát Hóa chất Đức Giang cũng vừa đăng ký bán 20.000 cổ phiếu. Tạm tính theo giá phiên 27,8, có thể ông Thìn thu về được 2,3 tỷ đồng.
Phản hồi