Sắp kéo dài thời hạn cơ cấu, giãn hoãn nợ

Covid - 19 buộc Ngân hàng Nhà nước đẩy lùi thời hạn cơ cấu nợ thêm một lần nữa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020.

Dự thảo cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.

 

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ. (Ngân hàng Nhà nước).

Cụ thể, phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính (thay vì phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính Quy định tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN).

Hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 (thay vì phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 theo Thông tư hiện tại).

Về số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng được sửa đổi và bổ sung trong trường hợp, đó là số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.

Hoặc số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước thời điểm dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành.

Thêm vào đó, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được bổ sung thêm điều khoản “kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

Dự thảo sửa đổi cũng quy định việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022 thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư hiện hành.

Bên cạnh đó, liên quan đến việc miễn, giảm lãi, phí, dự thảo Thông tư cho biết: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì trước ngày 10/6/2020 như Thông tư hiện hành) từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư hiện hành) và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19.

 

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì trước ngày 10/6/2020 như Thông tư hiện hành) từ hoạt động cấp tín dụng, trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. (Ngân hàng Nhà nước)

Điểm cuối cùng trong dự thảo sửa đổi Thông tư là tại khoản 2 Điều 6. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 01/8/2021.

Cụ thể, giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này; Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư này; Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Miễn, giảm phí giao dịch ngân hàng cho tất cả giao dịch

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách miễn giảm phí dịch vụ. Thời gian áp dụng từ ngày 1/8 đến 31/12/2021.

Chia sẻ :


Tháo gỡ khó khăn cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Bài viết nhìn lại thực trạng tháo gỡ khó khăn cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đánh giá tình hình trả nợ và cơ chế xử lý rủi ro được áp dụng đối với các dự án này, đặt trong mối tương quan với mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn và các biện pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức tín dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt áp lực tài chính đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Chia sẻ :


Sau FLC và Louis Holdings, Ủy ban Chứng khoán đang cùng công an điều tra một số vụ có dấu hiệu thao túng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác minh, điều tra xử lý một số vụ việc có dấu hiệu thao túng khác…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Chính phủ bổ sung gần 7.700 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Sau VietinBank và việc trực tiếp cấp thêm vốn cho Agribank, đến lượt Vietcombank có được sự chấp thuận của Chính phủ trong đầu tư thêm vốn qua nhận cổ tức bằng cổ phiếu…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Covid-19 và dư địa của chính sách tiền tệ

Vào cuối năm 2019, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến một số dự báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 2020.

Chia sẻ :


Thông tư 14: “Phao cứu sinh” cho doanh nghiệp

Khá nhiều doanh nghiệp cho biết, Thông tư 14/2021/TT-NHNN ban hành trong tuần qua như chiếc “phao cứu sinh”, kịp thời hỗ trợ để doanh nghiệp hồi phục sản xuất trong dịch bệnh Covid-19.

Chia sẻ :


Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Một cá nhân nhận mức phạt kỷ lục gần 1 tỷ đồng khi không công bố giao dịch cổ phiếu

Tuần qua UBCKNN công bố nhiều quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *