Sàng lọc cổ phiếu đáng xuống tiền

Sàng lọc cổ phiếu đáng xuống tiền

Trong báo cáo chiến lược thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 4/2022, SSI Research cho biết TTCK Việt Nam vừa đi qua tháng 3 và quý đầu tiên của năm 2022 đầy biến động và các nhịp biến động ngắn hạn đều được nhanh chóng cân bằng giúp thị trường giữ vững mức điểm số so với thời điểm cuối năm 2021.

SSI Research nhận định rằng nhà đầu tư đang đẩy mạnh giao dịch trở lại do thị trường đã dần bước vào giai đoạn ổn định hơn khi động thái tăng lãi suất lần đầu của FED và xung đột tại Ukraine đã phần nào phản ánh vào giá, riêng trong tháng 4, tâm điểm của thị trường sẽ hướng đến kết quả kinh Quý 1/2022 và kế hoạch định hướng năm 2022. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng cao vẫn sẽ duy trì ở các nhóm ngành nhỏ như dịch vụ cảng biển, hóa chất, thép và các sản phẩm từ thép, dịch vụ tài chính, bán lẻ và các nhóm ngành liên quan hoạt động xuất khẩu.

Với nhóm ngân hàng, SSI Research đánh giá đây sẽ là nhóm ngành cần chú ý trong tháng 4 sau khoảng thời gian dài giao dịch trầm lắng. Cụ thể, ngoại trừ hai ngân hàng CTG và VCB có thể có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021, nhìn chung các ngân hàng còn lại vẫn có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận tương đối tích cực. Đối với cả năm 2022, dựa vào kế hoạch sơ bộ của các ngân hàng, tăng trưởng LNTT có thể đạt khoảng 24% -25% so với cùng kỳ. Cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến dao động trong khoảng 15% -35%.

Trong ngắn hạn, nhóm ngân hàng có thể nhận thêm lực đẩy từ yếu tố kỹ thuật khi kỳ vọng vào lực mua từ quỹ VFM VNDiamond (10/18 cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng) sau khi chứng chỉ lưu ký của quỹ này đã thực hiện thành công IPO tại thị trường Thái Lan dưới tên gọi DR “DIAMOND ETF”.

“Nhìn chung, chúng tôi cho rằng việc công bố kết quả kinh doanh quý 1 cùng những thông tin về kế hoạch ĐHCĐ và dòng tiền vào rổ VNDiamond có thể sẽ là những yếu tố hỗ trợ đáng kể cho diễn biến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng và qua đó tác động tích cực lên thị trường chung trong ngắn hạn”, SSI Research cho biết.

Về mặt định giá, theo SSI, P/E ước tính năm 2022 của Việt Nam đang chỉ ở mức 14,1 lần, thấp hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực. Dù vậy, công ty này cũng không loại trừ các biến động ngắn hạn trên thị trường bởi đặc thù TTCK Việt Nam nhóm nhà đầu tư cá nhân vẫn đang chi phối chính và rủi ro địa chính trị vẫn còn có thể xuất hiện những tác động khó lường.

Từ góc nhìn kỹ thuật, SSI Research dự báo vùng 1.520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc 1.520 điểm này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1.537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1.520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1.440-1.520 điểm. Bên cạnh đó, SSI Research lưu ý đến 9 mã cổ phiếu tiềm năng trong tháng 4 gồm IDC, HAH, FPT, NT2, VPB, MBB, QNS, MSH và MWG.

Cùng chung quan điểm, Agriseco Research cho rằng KQKD khả quan trong quý I của các doanh nghiệp, cùng với nhiều thông tin tích cực được công bố trong mùa đại hội cổ đông sẽ là những trợ lực giúp thị trường chứng khoán chinh phục những đỉnh cao mới. Mặc dù vậy, thị trường tháng 4 vẫn sẽ tiềm ẩn những yếu tố khó lường liên quan đến cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine hay việc Trung Quốc phong tỏa khi dịch bệnh Covid bùng phát.

Trên cơ sở đó, Agriseco Research đã lựa chọn cho danh mục tháng 4 những cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng như KQKD quý 1 tốt, ngành nghề được hưởng lợi, kế hoạch kinh doanh 2022 tăng trưởng cao và có sức chống chịu tốt trước các rủi ro của thị trường, gồm: C4G, BID, HVN, NVL, MWG, PTB, SCS, VPB, VRE, FPT.

Về phần mình, VDSC nhận định rằng thời điểm hiện tại, dòng tiền dồi dào dẫn dắt bởi nhóm nhà đầu tư F0 đã làm định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ tăng lên nhanh chóng trong khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có nhiều chuyển biến sau quý I/2022.

Nhóm phân tích công ty này cho rằng mùa ĐHCĐ sẽ là yếu tố dẫn dắt thị trường trong tháng 4 và dòng tiền sẽ luân chuyển đến các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng mạnh và nền tảng cơ bản tốt trong năm 2022. Rủi ro từ nhóm cổ phiếu nhỏ gia tăng khi cơ quan chức năng bắt đầu mạnh tay hơn trong việc xử lý các trường hợp thao túng giá cổ phiếu. Trong hoàn cảnh đó, nhóm cổ phiếu VN30 có nền tảng cơ bản tốt và có yếu tố câu chuyện riêng là một trong những lựa chọn tốt dựa trên khoảng cách điểm số trong mức chấp nhận được của VN30 và VN-Index, định giá cùng với dự phóng tăng trưởng EPS 12 tháng tiếp theo gần mức 20%.

VDSC kì vọng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.480 – 1.570 trong tháng Tư, nhóm cổ phiếu thép và ngân hàng sẽ diễn biến tích cực hơn với triển vọng cải thiện biên lợi nhuận gộp tốt trong hai quý tới. Bên cạnh đó, cổ phiếu nhóm công nghệ được kỳ vọng tích cực với động lực từ chuyển đổi số sẽ hỗ trợ câu chuyện lợi nhuận năm nay và các cổ phiếu thuộc nhóm thủy Sản sẽ diễn biến tích cực đến từ động lực của thị trường xuất khẩu và giá bán tăng mạnh.

Từ đó, VDSC khuyến nghị tích lũy đối với các cổ phiếu gồm TCB, ACB, MBB, MWG, PNJ, FPT. Ngoài ra, một số cổ phiếu phiếu khác được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao và có câu chuyện riêng thú vị trong ngắn hạn được ưa thích trong tháng này bao gồm NT2, ANV, QNS, VPB, HDB, PVT.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

VN-Index có thể lên đỉnh cũ 1,537 điểm trong tháng 4

SSI Research cho rằng khu vực 1,520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1,537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1,520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1,440-1,520 điểm.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Cổ phiếu nào thường tăng vào tháng 4?

Tháng 4 hàng năm là khoảng thời gian được giới đầu tư đặc biệt quan tâm do đây là giai đoạn các công ty đồng loạt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm. Dù có nhiều thông tin tốt xấu đan xen nhưng tháng 4 các năm trước lại tỏ ra là khoảng thời gian khá tích cực đối với nhiều cổ phiếu trên cả 2 sàn.

Chia sẻ :


9 cổ phiếu tiềm năng SSI Research khuyến nghị đầu tư tháng 4

Trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 4 mới phát hành, SSI Research cho rằng khu vực 1.520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4.

Chia sẻ :


Chứng khoán tăng mạnh ngày cuối năm

Tiền đổ mạnh vào cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch cuối năm Nhâm Dần giúp VN-Index tích lũy thêm 10 điểm, nối dài…

Chia sẻ :


Cổ phiếu ngân hàng góp sức, VN-Index bứt phá ngoạn mục hơn 10 điểm, vượt mốc 1.340

Đà tăng của thị trường được hỗ trợ khi nhiều cổ phiếu ngân hàng như ACB, BID, CTG, MBB, VPB, VIB, TCB, TPB…đảo chiều tăng điểm.

Chia sẻ :


Góc nhìn CTCK: Hiện tượng tăng mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh không phải điều bất ngờ, nhà đầu tư chưa vội giải ngân vào lúc này

Agriseco đánh giá hiện tượng phiên ATC tăng mạnh có thể sẽ khiến thị trường cần 1 nhịp điều chỉnh nhẹ, trước khi quay lại xu thế tăng điểm hướng tới vùng 1.400 điểm trong các phiên tới.

Chia sẻ :


Sau thông báo của Fed, tỷ giá USD/VND vẫn bình ổn

Ngoại trừ tỷ giá trên liên ngân hàng tăng, giá USD tại các thị trường còn lại vẫn duy trì xu hướng giảm…

Chia sẻ :


Cổ phiếu đua nhau tăng giá, VN-Index lên vùng đỉnh lịch sử

Chỉ số VN-Index tăng mạnh lên vùng đỉnh lịch sử do nhiều nhóm cổ phiếu đua nhau bứt phá. Nhóm cổ phiếu “họ FLC” tăng kịch trần với dư bán bằng không.

Chia sẻ :


Sau thăng hoa 17.000 tỷ, đại gia Lê Phước Vũ đối mặt biến động mới

Thành công ấn tượng mang về cả chục nghìn tỷ đồng trong vòng một năm qua nhưng sự thuận lợi không kéo dài mãi. Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ và ngành tôn thép nói chung đối mặt với những khó khăn mới.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *