Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng quy định.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến Dự thảo Tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Theo cơ quan hải quan, số lượng giao dịch thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh và vào các dịp lễ, các dịp giảm giá.

Tuy chưa có số liệu đầy đủ, thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, lượng hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử làm thủ tục thông quan tại Chi cục hải quan chuyển phát nhanh, thuộc Cục Hải quan TP. Hà Nội, có kim ngạch ước đạt hơn 1 tỷ USD; trong đó tháng 6 là 426 triệu USD, tăng 5 lần so với tháng 1 là 85 triệu USD.

Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Giao dịch qua thương mại điện tử là xu hướng không thể cưỡng lại.

Số liệu nhập khẩu của một công ty tại Hà Nội chuyên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa của sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada từ Trung Quốc (là đại lý của các sàn này tại Việt Nam) cho thấy lượng hàng nhập là rất lớn.

Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu là hơn 551 triệu USD, trong đó quý I là 1,3 triệu USD; quý II là gần 31 triệu USD, quý III là hơn 249 triệu USD, quý IV là hơn 269 triệu USD.

Năm 2021, kim ngạch quý I là gần 70 triệu USD, tăng hơn 50 lần so với cùng kỳ 2020. Quý II là hơn 49 triệu USD, tăng hơn 1,6 lần so với cùng kỳ 2020.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước chưa có một cơ chế riêng về quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Cho nên, khi thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ ngành, người mua hàng qua thương mại điện tử tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc nhận hàng hóa được mua từ nước ngoài.

Do đó, hình thành nên một bộ phận mua hộ hàng hóa trên website và vận chuyển số hàng hóa này về Việt Nam theo các con đường không chính thống, đặc biệt là qua biên giới đường bộ, gây khó khăn trong công tác đấu tranh đối với hành vi gian lận thương mại.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng quy định.

Sàn thương mại điện tử nhập tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Một số quy định về thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhâp khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử.

Ngoài các đối tượng tương tự như các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thông thường, dự thảo Nghị định quy định thêm các đối tượng là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng. Ví dụ như Amazon ở Mỹ, Alibaba ở Trung Quốc.

Dự thảo không quy định trường hợp giao dịch hàng hóa qua nền tảng thương mại điện tử khác như Facebook, Zalo,…  Bởi, các hoạt động thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử bán hàng đảm bảo đầy đủ các yếu tố, thông tin để hải quan áp dụng chính sách chế độ đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Dự thảo cũng quy định trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Đó là hàng hóa có trị giá theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống; hàng hóa nhập khẩu trên 1 triệu đồng nhưng có tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp dưới 100.000 đồng. Mỗi tổ chức cá nhân mua hàng chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu này không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng.

Quy định như trên nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng chính sách miễn thuế để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

Lương Bằng

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Áp dụng chứng từ điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm được 3,282 tỷ USD

Năm 2020, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được khoảng 730,4 triệu giờ, tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và 2,301 tỷ USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được 3,282 tỷ USD so với năm 2019…

Chia sẻ :


Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lần thứ tư tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng 27,2%. Đồng thời, nhập siêu cũng đang có xu hướng tăng nhanh, lên tới 3,71 tỷ USD.

Chia sẻ :


Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


IFC cung cấp gần 1,1 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp Việt phục hồi chuỗi cung ứng

Trong năm tài chính 2021, IFC đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với giá trị gần 700 triệu USD và cấp hơn 400 triệu USD cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản…

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 16/3/2022

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý Kính thưa cử tri và nhân dân cả nước, Trước hết, tôi xin…

Chia sẻ :


Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang Trung Quốc theo mô hình “Triển lãm từ xa”

Việc tham gia các hội chợ triển lãm theo mô hình “Triển lãm từ xa” sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp duy trì và tìm kiếm khách hàng mới tại Trung Quốc đặc biệt trong bối cảnh dịch đại địch Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp và khó lường trên phạm vi toàn cầu…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

Chia sẻ :


Trung Quốc liên tiếp phát hiện SARS CoV-2 trên nông sản, Bộ NN&PTNT nói gì?

Sau khi Trung Quốc thông báo phát hiện SARS-CoV-2 trên thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có phản hồi về những dấu hiệu bất thường liên quan việc kiểm tra nói trên. Sau đó phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra lại và thừa nhận SARS-CoV-2 lây nhiễm trong quá trình vận chuyển tại nước này.

Chia sẻ :


Trung Quốc tạm dừng nhập thanh long tại một điểm ở Quảng Ninh

Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu mặt hàng thanh long tại Cầu phao tạm Đông Hưng (Điểm xuất hàng Km3+4, Quảng Ninh)

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *