Sàn giao dịch tiền ảo Wefinex bị chặn vì vi phạm pháp luật, hàng nghìn nhà đầu tư náo loạn, hàng trăm tỷ “bốc hơi”

Sàn giao dịch tiền ảo Wefinex bị chặn vì vi phạm pháp luật, hàng nghìn nhà đầu tư náo loạn, hàng trăm tỷ bốc hơi - Ảnh 1.

Trước khi “biến mất”, các sàn giao dịch như Wefinex, BO đã từng công khai trên mạng xã hội với những lời mời gọi rất hấp dẫn: “đầu tư ít sinh lời cao, bảo hiểm 100% vốn”, “không làm gì vẫn có tiền”,… khiến nhiều người đã tin và không hề biết đấy là bẫy của những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp núp bóng công nghệ.

Sàn giao dịch tiền ảo Wefinex bị chặn vì vi phạm pháp luật, hàng nghìn nhà đầu tư náo loạn, hàng trăm tỷ bốc hơi - Ảnh 1.

Hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option BO) trên không gian mạng – Ảnh: Công an

Mới đây, không ít người chơi Wefinex tá hỏa khi mất kết nối, không thể truy cập vào website các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (BO) của hệ sinh thái này như wefinex.net, deniex.com,… bởi Wefinex đã bị chặn do vi phạm pháp luật (lừa đảo).

Sàn giao dịch tiền ảo Wefinex bị chặn vì vi phạm pháp luật, hàng nghìn nhà đầu tư náo loạn, hàng trăm tỷ bốc hơi - Ảnh 2.

Đường link Wefinex đã bị chặn, điều này khiến hàng trăm nhà đầu tư lao đao vì số tiền lớn có thể đã… “bốc hơi”.

Theo tìm hiểu, quyền chọn nhị phân (Binary Options – BO) là một hình thức lựa chọn giá lên hoặc giá xuống của một tài sản nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là vàng, dầu mỏ, tiền mã hóa. Kết thúc phiên giao dịch, nếu dự đoán đúng, người chơi được hưởng lợi nhuận theo tỉ lệ sàn đưa ra, ngược lại sẽ mất toàn bộ số tiền đó.

Để “câu kéo” được khách hàng, những đối tượng nằm trong đường dây này thường xây dựng hình ảnh cá nhân cực kì chuyên nghiệp như chụp ảnh đẹp, đăng nhiều bài viết tự PR bản thân.

Cụ thể, thường đánh bóng hình ảnh của mình trên mạng xã hội, là những người có thu nhập cao thông qua đầu tư tại các sàn Wefinex và các sàn BO khác trong hệ sinh thái của Wefinex như: Pocinex, Deniex, Remitex, AresBO, Bitono…

Sau đó sẽ được sàn cấp một tài khoản chỉ nạp tiền vào mà không rút ra được và dùng tài khoản đó giao dịch, cũng như livestream cho mọi người xem.

Sàn giao dịch tiền ảo Wefinex bị chặn vì vi phạm pháp luật, hàng nghìn nhà đầu tư náo loạn, hàng trăm tỷ bốc hơi - Ảnh 3.

Chính sách đại lý

Vì là tài khoản marketing, nên các Leaders thường giao dịch những lệnh có giá trị lớn từ vài trăm tới cả nghìn USD để làm hình ảnh dụ dỗ mọi người. Thực chất, đây chỉ là những con số ảo, tài khoản marketing hết tiền lại được bơm tiếp nên tâm lý thoải mái để khoe bảng lệnh.

Các nghi phạm này thường đánh bóng hình ảnh của mình trên mạng xã hội, là những người có thu nhập cao thông qua đầu tư tại các sàn Wefinex và các sàn BO khác trong hệ sinh thái của Wefinex như: Pocinex, Deniex, Remitex, AresBO, Bitono…

Cuối cùng, khi đã kéo khách xong, các đối tượng bắt đầu xây sang hình ảnh một Leader chuyên nghiệp, chuyên xây dựng hệ thống lớn mạnh. Cách làm là dùng app để chỉnh sửa hoa hồng hàng ngày, sau đó nói với những người bị cháy tài khoản chuyển qua làm hệ thống, hưởng hoa hồng nhiều hơn. Rất nhiều người nhẹ dạ cả tin đã kích hoạt thành viên lên VIP, rồi tiếp tục con đường lôi kéo những người khác xây hệ thống, với mộng ước ngồi ăn hoa hồng là đủ chứ không cần giao dịch, tránh rủi ro. Vòng tuần hoàn cứ như vậy tiếp diễn…

Thông qua chia sẻ trên, mọi người đã hiểu được phần nào lộ trình mà các sàn giao dịch BO dựng lên để thu hút người tham gia. Có không ít nhà đầu tư vì tham lam lợi nhuận, bỏ ra nhiều tỷ đồng đã phải ngậm trái đắng, khi bị mất hết tài sản mà không biết kêu ai.

Ngoài ra, các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân sử dụng các đồng tiền ảo BTC, ETH, USDT để giao dịch, do vậy người tham gia sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

Thế nhưng thực tế cho thấy, thời gian vừa qua các sàn giao dịch ngoại hối, vàng, tiền ảo hay còn gọi là sàn “tài chính ma” vẫn rộ lên như nấm sau mưa. Sàn này sập, sàn khác xuất hiện, tài sản bị lừa đảo của người bị hại lên đến con số hàng trăm tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Mặc dù các tên gọi của các mô hình, dự án có dấu hiệu lừa đảo kể trên có khác nhau, nhưng các thủ đoạn, chiêu trò đều có những điểm giống nhau, như: Hoạt động trên môi trường không gian mạng, trả lãi cao một cách bất thường, hoạt động theo phương thức đa cấp, các dự án, mô hình đều có yếu tố nước ngoài, không rõ ai làm chủ… Do vậy, chỉ cần người tham gia tỉnh táo, tìm hiểu kỹ trước khi bỏ tiền đầu tư, sẽ tránh được nguy cơ rủi ro.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các tổ chức, cá nhân không quảng cáo, môi giới, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bộ Công an: Các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân có dấu hiệu lừa đảo

Cục An ninh mạng và phòng, chống phạm tội sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa phát đi cảnh báo hoạt động của các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (binary option – BO) trên không gian mạng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…

Chia sẻ :


Hàng loạt website sàn giao dịch BO trong hệ sinh thái Wefinex bị chặn

Cơ quan chức năng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với công an các địa phương xác minh, ngăn chặn và xử lý những sàn giao dịch có dấu hiệu vi phạm theo quy định pháp luật.

Chia sẻ :


Nhận diện các sàn giao dịch lừa đảo trên mạng internet

Các sàn giao dịch này thường do một nhóm đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Muôn kiểu đa cấp tiền số tại Việt Nam

Điểm chung của những dự án này là đều vận hành theo mô hình đa cấp và các nhà đầu tư luôn được hứa hẹn sẽ nhận về mức lợi nhuận cực khủng.

Chia sẻ :


Triệt phá đường dây đánh bạc qua sàn SFX Capital với số tiền tới 90 triệu USD

Cơ quan Công an vừa triệt phá đường dây đặt cược tài chính qua sàn SFX Capital (https://sfxcapitals.com) với số tiền giao dịch lên đến 90 triệu USD (tương đương 2.160 tỷ đồng)…

Chia sẻ :


Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Kiếm thu nhập thụ động từ ứng dụng công nghệ 4.0

Kiếm tiền trên mạng: Liệu có xa vời?

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *