Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua ‘bão Covid-19’

Kiên định với phát triển du lịch bền vững

CEO Vũ Văn Tuyên – Tổng giám đốc Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam cho biết, ông đến với du lịch từ khi là sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Pháp, ‘tập tọe’ làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách “Tây ba lô” ở khu phố cổ Hà Nội để trau dồi kỹ năng ngoại ngữ.

Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua 'bão Covid-19'
Ông Vũ Văn Tuyên – Tổng giám đốc Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam chọn chuyển đổi số để tồn tại, phát triển bền vững thay vì “ngủ đông”.

Sở hữu 2 ngoại ngữ là tiếng Pháp và tiếng Anh, ngay sau khi ra trường, ông Tuyên được mời làm hướng dẫn viên cho nhiều hãng lữ hành lớn như Saigontourist, BenThanh Tourist…. Đặc biệt, tại Công ty Exotissimo, ông được đào tạo kỹ năng và kiến thức về du lịch bền vững.

Năm 2006, khi một vị giáo sư trong đoàn du khách Pháp khuyên nên phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, bền vững, vì đây là xu hướng không bao giờ mất đi, ông Tuyên mở công ty với định hướng làm du lịch bền vững, nhưng ông gặp khó khăn vì không kêu gọi được vốn góp.

“Mọi người cho rằng, đi hướng này sẽ tự làm khó mình, bởi thị phần khách hạn hẹp, trong khi phải đầu tư nhiều để xây dựng hạ tầng, đào tạo kỹ năng và ngoại ngữ cho các hộ gia đình, cam kết lợi nhuận cho đối tác… nhưng tôi vẫn quyết định thực hiện ước mơ lớn của đời mình, thành lập Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam.

Tôi lập tức bắt tay vào xây “hải đăng” để soi đường, chỉ lối cho doanh nghiệp, đó là bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững với các mảng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm”, ông Tuyên nói.

Và năm 2011, Travelogy Việt Nam được thành lập, hoạt động ở cả 3 mảng thị trường: Inbound (khách nước ngoài đến Việt Nam), outbound (người Việt Nam du lịch nước ngoài) và nội địa. Trong đó, mảng inbound chiếm đến 70%, đa số khách đến từ Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ, Canada… 

Thời gian đầu, Travelogy Việt Nam gặp khó khăn lớn vì loại hình du lịch bền vững rất kén khách. Lúc đó, đồng nghiệp khuyên ông nên thay đổi hướng đi, nhưng ông vẫn kiên định con đường mình đã chọn. Trong bối cảnh khách lẻ gần như trắng sổ, ông đã chuyển sang dòng khách đoàn; các tập đoàn, công ty quy mô lớn của Việt Nam; đơn vị có vốn đầu tư hoặc liên kết với nước ngoài…

Booking đầu tiên của tổ chức giáo dục Apollo tại Việt Nam khiến ông Tuyên vui mừng tột độ. Cũng chính từ booking đầu tiên này đã khơi dòng đơn hàng tới Travelogy Việt Nam ngày một tăng dần lên.

Chuyển đổi số thay vì “ngủ đông”

Khi dịch bệnh ập đến, ngay lập tức ngành du lịch bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp du lịch buộc phải ‘ngủ đông’, đóng cửa thì ông Tuyên đã chọn đi hướng khác khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó 3 năm.

Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua 'bão Covid-19'
CEO Vũ Văn Tuyên (người đội mũ trong ảnh) quan niệm: “Đối với ngành du lịch, nếu không phát triển bền vững thì không tồn tại được”.
 

Ông quyết định chuyển đổi số cho công ty khi dành số tiền hơn 35.000 USD, tương đương với khoảng 800 triệu VND đầu tư hệ thống phần mềm Travel Master Vietiso để quản lý toàn bộ quy trình làm việc, cho phép nhân viên làm việc online 24/24 tại nhà không cần đến công ty.

“Trước đây, với 100 booking cần 10 nhân viên xử lý trong 1 ngày, nhưng với cách làm chuyển đổi số thì 1 nhân viên có thể xử lý được 50 booking trong 1 ngày và họ có thể làm ở nhà nếu muốn. Cũng từng đó công việc, trước cần 10 người thì nay chỉ cần 2 người.

Toàn bộ hệ thống có thể nắm vững được để theo dõi thế mạnh của từng nhân viên nhằm hỗ trợ các nhân viên kinh doanh có thể phát triển tốt nhất. Thậm chí, nhân viên có thể làm thêm công việc khác để tăng thu nhập sau khi đã hoàn thành việc công ty giao”, ông Tuyên cho hay.

Cũng theo vị giám đốc này, do Công ty ông có sự chuẩn bị cách đây 3 năm nên chỉ sau 2 tuần của đợt dịch đầu tiên Công ty có thể bắt tay vào chuyển đổi số ngay và chỉ sau khoảng 1 tháng có thể sử dụng được toàn hệ thống.

“Trước dịch, mức tăng trưởng của Công ty tương đương 180 – 200%, nhưng sau dịch hầu hết các công ty du lịch doanh thu thường bằng 0 hoặc âm. Còn với Travelogy Việt Nam, dù doanh số bán hàng không cao, mức tăng trưởng 10-25% sau 3 đợt dịch cũng đã là may mắn với công ty và ít nhất cũng đủ để Công ty có thể chi trả mọi chi phí để tồn tại. Dịch bệnh xảy ra, có đến hơn 80% công ty du lịch dừng hoạt động, đóng cửa thì mức tăng trưởng của Travelogy Việt Nam như vậy cũng là hạnh phúc rồi…!”, ông Tuyên cho hay.

CEO Travelogy Việt Nam còn tiết lộ, mô hình hoạt động của Công ty ông mang tính bền vững khi luôn có quỹ dự phòng. Theo đó, số tiền lãi hàng năm sẽ được trích một phần vào quỹ dự phòng để đảm bảo trong 3 năm nếu có biến động thì công ty vẫn trụ lại được nhân sự cốt cán. Đối với ngành du lịch, nếu không phát triển bền vững thì không tồn tại được.

Ngoài ra, Công ty của ông Tuyên hiện còn phát triển thêm mảng dịch vụ Travelogy Coaching du lịch, tức là huấn luyện, cố vấn, đào tạo, giảng dạy du lịch và cung cấp các giải pháp có nền tảng chuyên nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp chuyển đổi số hóa thành công trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hay giúp cho các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công.

Chẳng hạn, một công ty chuyên thị phần khách quốc tế inbound muốn chuyển sang mô hình du lịch nội địa nhưng có kinh nghiệm set up và điều hành hoạt động thì công ty ông sẽ đưa ra các giải pháp huấn luyện và đào tạo thành công.

Năm 2020 du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD
Tính đến hết tháng 12/2020, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với cùng kỳ 2019. Khách du lịch nội địa ước đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%. Theo ước tính của ngành du lịch, năm 2020 du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD.
Riêng tại Hà Nội, theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 2/2021, số lượng doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động ước tính chiếm khoảng 95%; đã có 267/1.191 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép và dừng hoạt động, 11/103 doanh nghiệp lữ hành nội địa rút giấy phép kinh doanh.
Số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90% tổng số lao động doanh nghiệp lữ hành, tương đương với 12.168 người; khoảng 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động với khoảng 12.600 lao động tạm thời không có việc làm.
Tại TP.HCM, theo Sở Du lịch TP.HCM, chỉ có khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp lữ hành là còn đang hoạt động cầm chừng sau 5 tháng đầu năm 2021.
Cụ thể, toàn thành phố có 1.049 doanh nghiệp lữ hành, trong đó 567 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 52%), 105 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (chiếm 9,6%), 392 doanh nghiệp không hoạt động (chiếm 35,9%), 27 doanh nghiệp thay đổi trụ sở đi nơi khác (chiếm 2,5%).

Minh Thư

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu vượt khó Covid-19 với sàn thương mại điện tử

Sáng 29/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ra mắt sàn thương mại điện tử và công bố chương trình hội chợ du lịch trực tuyến 2021 “bán trước – sử dụng sau”…

Chia sẻ :


Không mở cửa thị trường du lịch quốc tế bằng mọi giá

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là cần hết sức thận trọng, thí điểm từng bước, ưu tiên cao nhất cho vấn đề an toàn, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.

Chia sẻ :


Tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Phan Thiết, Bình Thuận

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, TP. Phan Thiết sẽ trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều loại hình hấp dẫn. Trong đó, du lịch MICE (du lịch hội nghị) được xem là hướng đi mới tạo sự bứt phá cho thành phố biển xinh đẹp này, nhất là lĩnh vực bất động sản.

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Hà Nội: phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì…

Chia sẻ :


Rà soát pháp lý dự án Safari Hồ Tràm, Bà Rịa – Vũng Tàu

Việc xác định tính pháp lý dự án Safari Hồ Tràm nhằm xem xét có bảo đảm theo quy định của pháp luật không…

Chia sẻ :


Siêu quy hoạch 52.200ha liệu sẽ khiến thị trường bất động sản Hoà Bình sẽ bùng nổ?

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Chia sẻ :


“Cứu cánh” của thị trường khách sạn Việt Nam

Khoảng 10% các khách sạn trên thị trường được chuyển đổi thành các cơ sở cách ly, tỉ lệ lấp đầy khoảng 78%.

Chia sẻ :


Ông Phạm Ngọc Hải được bầu làm Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch Việt Nam

DNVN – Ngày 28/3 tại Hà Nội, Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Du lịch Việt Nam nhằm đoàn kết, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm hướng phát triển trong thời kỳ bình thường mới.

Chia sẻ :


Nối lại du lịch nội địa để “phá băng” cho nền kinh tế xanh

Gần 2 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã vô cùng chật vật để tồn tại. Đối với các doanh nghiệp lúc này, việc vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục du lịch nội địa một cách an toàn là “chiếc phao cứu sinh” duy nhất…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *