[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

Trong tờ báo Forbes số mới nhất, giám đốc điều hành các công ty chứng khoán nổi tiếng trên thế giới đã chia sẻ những kinh nghiệm hết sức quý giá dành cho nhà đầu tư chứng khoán mà ông đúc kết ra được sau 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19.

Các nhà quản lí đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý giá và cho rằng trước tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng hiện nay, thị trường chứng khoán ở bất cứ một quốc gia nào đều đứng trước nhiều thách thức song vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư dài hạn.

Trong bối cảnh đại dịch lan rộng hiện nay đã gây ảnh hưởng khó khăn cho thị trường chứng khoán trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên chúng ta có quyền hy vọng dòng tiền lớn có thể sẵn sàng quay lại thị trường khi những yếu tố như dịch bệnh giảm bớt, tiến độ tiêm vaccine Covid-19 đẩy mạnh hoặc khi thị trường về mức điểm số đủ hấp dẫn.

Đối với những nhà đầu tư không đủ nhanh nhạy hay không có nhiều thời gian theo dõi bám bảng để phản ứng kịp với thị trường, một trong những bài học đầu tiên là tìm kiếm các công ty chất lượng cao để đầu tư và kiên định với chiến lược “mua và giữ”. Trong khủng hoảng, chiến dịch này luôn mang lại hiệu quả và nhà đầu tư nên mua và giữ lâu nhất có thể.

Mua và nắm giữ (buy and holding) là một chiến lược đầu tư thụ động, trong đó nhà đầu tư tiến hành mua chứng khoán và nắm giữ chứng khoán nội tai tốt ở vùng giá hợp lí, bất chấp những biến động trên thị trường.

Những nhà đầu tư sử dụng chiến lược mua và nắm giữ thường là những người có tầm nhìn xa, kiên nhẫn và có óc tính toán. Họ tin vào việc đạt lợi nhuận cao khi giữ các khoản đầu tư này trong một thời gian dài nhờ vào niềm tin và định giá sơ qua doanh nghiệp.

Một danh mục với các cổ phiếu chất lượng cao mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư rằng cổ phiếu sẽ phục hồi nhanh chóng khi quỹ đạo nền kinh tế thay đổi”.

Trong đầu tư chứng khoán, các chuyên gia cũng muốn khuyên các nhà đầu tư là hãy bình tĩnh, đừng hoảng loạn trước thị trường vì rằng: ” Dù bản chất con người là hay giả định những điều tồi tệ nhất, nhưng hãy lưu ý rằng, biến động thị trường là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Miễn là các công ty mà bạn đầu tư chưa bị thiệt hại lớn hoặc mô hình kinh doanh bị ảnh hưởng vĩnh viễn, thì vẫn có thể đầu tư vào đó. Trên thực tế, bạn có thể mua thêm khi giá xuống thấp”.

Trong lịch sử nhiều thập kỉ của thị trường chứng khoán, bản chất của thị trường luôn có xu hướng trải qua nhiều vòng biến động tăng giảm và lặp lại. Hãy kiểm tra lại khả năng chịu đựng rủi ro của bạn.

Nếu bạn vẫn thấy thoải mái với khoản đầu tư của mình trong những lần thị trường lao dốc gần đây, có thể bạn chẳng cần thực hiện thay đổi gì với danh mục của mình. Còn nếu bạn vẫn cắn móng tay những lúc như vậy, có lẽ đã đến lúc chỉ giữ lại những khoản đầu tư mà bạn cảm thấy thoải mái bất chấp thị trường lên hay xuống”.

Việc đa dạng hóa danh mục để có sức chống chịu với hầu hết biến động của thị trường là hết sức cần thiết. Nhà đầu tư duy trì một danh mục cân bằng và lành mạnh có thể chống chọi và nhanh chóng phục hồi sau những cú sốc ngắn hạn của thị trường.

Việc phân bổ tỷ trọng cổ phiếu/tổng tài sản đầu tư mà mình có để đối phó với các tình huống của thị trường. Chẳng hạn, khi thị trường thuận lợi thì tỷ trọng cổ phiếu có thể ở mức cao để tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh khó phán đoán tỷ trọng cổ phiếu nên ở mức thấp để vẫn tận dụng được cơ hội và vẫn phòng tránh được rủi ro cũng như có dòng tiền tận dụng cơ hội khi nó đến.

Trong trường hợp thị trường quá rủi ro thì tỷ trọng cổ phiếu nên ở mức càng thấp càng tốt để giảm thiểu tối đa các thiệt hại và có nguồn vốn cho các cơ hội tương lai. Hiện tại, thị trường chứng khoán đang ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn với nhiều cổ phiếu vẫn tăng giá tốt trong các năm qua bất chấp việc chỉ số đi lên hay đi xuống.

Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc quá phụ thuộc vào điểm số của thị trường mà nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn tới giá trị nội tại của doanh nghiệp và tập trung vào các cơ hội mà mình thật sự có niềm tin cũng như hiểu rõ doanh nghiệp.

Đồng thời không nên quá ngủ say trên chiến thắng để rồi những lần đầu tư sau thiếu cẩn trọng từ đó đưa ra những quyết định sai lầm và chóng vánh.

Việc không có cái nhìn dài hạn về đầu tư, không có kiến thức, kinh nghiệm và luôn tìm kiếm sự may rủi thì sẽ nhìn thị trường giống như một kiểu “cờ bạc”. Quy tắc quản lý vốn không chỉ bảo vệ tiền trong giao dịch trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư, mà nó sẽ giúp cho nhà đầu tư tồn tại trên thị trường trong thời gian dài.

Bên cạnh việc tham vấn chuyên gia và xây dựng danh mục cân bằng, nhà đầu tư cũng cần thường xuyên xem xét và cập nhật lại danh mục của mình để có động thái phù hợp, phản ánh tác động của những đổi mới và công nghệ lên cuộc sống thường nhật.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần chú ý danh mục cơ cấu theo hướng nắm giữ các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi hoặc không bị ảnh hưởng nhiều (so với các ngành khác) từ dịch bệnh như công nghệ thông tin, xuất khẩu (đá, gạch), cảng biển, hóa chất, dầu khí, phân bón… Hay những nhóm ngành đã có mức điều chỉnh đủ sâu, khi thị trường cho thấy những tín hiệu đảo chiều cũng có thể cân nhắc mua như đầu tư cơ sở hạ tầng, thép, bất động sản thương mại, bất động sản khu công nghiệp.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Margin lập kỷ lục mới 141.000 tỷ đồng, tăng 74,62% so với đầu năm

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết cơ quan này vẫn luôn giám sát chặt chẽ mức độ cho vay kí quỹ, đảm bảo các công ty chứng khoán và nhà đầu tư tuân thủ đúng pháp luật…

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


Nhà đầu tư ngoại rót 900 tỷ USD vào tài sản tài chính Mỹ

Các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ đã khiến cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên, nhiều người tin rằng Mỹ hiện vẫn là nơi tốt nhất để giữ tiền nếu xét đến mức độ an toàn của cổ phiếu, trái phiếu và nhiều loại tài sản khác.

Chia sẻ :


Vị ngọt chứng khoán đã phai?

VN-Index liên tục dậm chân quanh mức 1,500 điểm, thị trường chứng khoán dần khó kiếm tiền hơn. Phải chăng chứng khoán không còn sức hút như trước?

Chia sẻ :


Quy tắc giúp “cá bé” tồn tại trên thị trường chứng khoán

Người lính khi ra trận vốn được trang bị đầy đủ vũ khí và kiến thức trước khi ra chiến trường. Nhà đầu tư chứng khoán cũng nên vậy…

Chia sẻ :


“Dập” mạnh phiên ATC, VnIndex mất 25 điểm

Kịch bản tăng sốc rồi lại giảm sâu một lần nữa lại diễn ra. Nhà đầu tư chưa kịp vui với 2 phiên tăng nóng đã phải sốt ruột nhìn thị trường chìm trong áp lực bán nặng nề.

Chia sẻ :


Tiếp tục “gồng lỗ” danh mục các cổ phiếu cơ bản tốt hay chuyển sang gửi tiết kiệm vì lãi suất đang tăng?

Theo chuyên gia, lĩnh vực đầu tư tài chính là muôn hình vạn trạng, có những điều đã đúng trong quá khứ chưa chắc nó đã đúng trong hiện tại và trong tương lai. Và “Cuộc sống mà! Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Chia sẻ :


Bỏ tiền vào kênh nào bớt rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động?

Nếu sắp xếp theo thứ tự giảm dần thì bất động sản là kênh rủi ro đứng thứ 3 sau khởi nghiệp và chứng khoán. Hiện khá nhiều NĐT phân vân nên bỏ tiền vào kênh nào, tiếp tục rót tiền hay tháo vốn dự phòng tiền mặt.

Chia sẻ :


Ít động lực bứt tốc nhưng thị trường vẫn nhiều cơ hội trong tháng 6

Chưa thấy động lực cho thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, biến động mạnh trên thị trường sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *