Quay cuồng giá vaccine Covid-19

Quay cuồng giá vaccine Covid-19 - Ảnh 1

Đại dịch Covid-19 đã đẩy hàng chục nghìn doanh nghiệp, hàng trăm triệu người lao động lâm vào cảnh khốn khó, nhưng lại tạo cơ hội lớn cho không ít doanh nghiệp, trong có các nhà sản xuất vaccine. Quy luật “trong nguy có cơ” lại được chứng minh trong tình huống này. Để khống chế đại dịch, cần phải có vaccine, nên sản xuất vaccine trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng trên toàn cầu.

ĐỘC QUYỀN TẠO RA ĐẮT ĐỎ VÀ KHAN HIẾM?

Vì thế, Chính phủ một số nước cùng các tập đoàn dược phẩm lớn đã dốc sức để sản xuất vaccine. Cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn lo ngại cho việc tìm kiếm một loại vaccine phòng chống Sars-Cov-2 trong vòng 18 tháng. Nhưng chỉ 8 tháng sau, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid-19.

Và đến tháng 11/2020, 56 loại vaccine đã bước vào quá trình nghiên cứu lâm sàng như: vaccine của AstraZeneca (Anh), vaccine của Pfizer, BioNTech (Đức, Mỹ), vaccine của Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga), vaccine của Moderna, Johnson & Johnson (Mỹ), vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) và Nanogen của Việt Nam…

Nhưng rốt cuộc đến nay, cũng chỉ rất ít vaccine, trong số đó, được các nước chấp nhận trong tình trạng khẩn cấp, để đưa vào sản xuất tiêm phòng cho người dân.

Quay cuồng giá vaccine Covid-19 - Ảnh 1

Nhưng đó không phải là lý do nguồn cung khan hiếm. Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người cho rằng, sở dĩ bây giờ chưa đủ vaccine tiêm cho mọi người, là do các hãng dược lớn muốn giữ độc quyền để thu lợi riêng. Nếu họ chịu chuyển giao công nghệ, thì chi phí tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần.

Điều tệ hại nữa là, giá vaccine lại luôn luôn nhảy múa theo hướng gia tăng, mặc cho đại dịch tấn công những con người nghèo khổ.

Theo WHO, trước đại dịch, các nước đang phát triển trả mức giá trung bình là 0,80 đôla một liều cho tất cả các loại vaccine, trừ vaccine Covid-19. Tuy khác loại nhau và có thể không so sánh trực tiếp được với nhau, nhưng loại vaccine Covid-19 rẻ nhất trên thị trường như của Oxford/AstraZeneca, cũng có giá gần gấp 4 lần giá mức giá trung bình.

Còn vaccine Johnson and Johnson là 13 lần; và các loại vaccine đắt tiền nhất như Pfizer/BioNTech, Moderna của Mỹ và Sinopharm của Trung Quốc còn cao hơn tới 50 lần.

GIÁ VACCINE mRNA VÀ CÁI VÉ DU LỊCH SAO HỎA

Tình trạng độc quyền đã đẻ ra cái giá đó, Liên minh của gần 70 tổ chức, bao gồm Liên minh châu Phi, Oxfam và UNAIDS  khẳng định như vậy. Tuy nhiên, một số nước giàu có lại không ủng hộ việc dỡ bỏ độc quyền và giảm giá vaccine, nên càng góp phần trực tiếp vào tình trạng khan hiếm vaccine ở các quốc gia nghèo hơn. Bởi, rất đơn giản là tất cả các loại vaccine cũ hay mới, muốn giảm giá chỉ khi có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường… 

Muốn có cạnh tranh thì đương nhiên phải dỡ bỏ tình trạng độc quyền đối với việc sản xuất vaccine. Đối với đại dịch Covid-19 đang xảy ra thì vaccine luôn được xem là vũ khí lợi hại để giảm số ca tử vong và mắc Covid-19.

Vì thế, để có nhiều vaccine tiêm cho mọi người dân phải được xem là quan trọng nhất. Ý tưởng chống độc quyền mang tính nhân đạo trong sản xuất vaccine rất đáng được quan tâm và ủng hộ.

Và đương nhiên, các chuyên gia kinh tế đều thấy rằng, để đảm bảo cho vaccine Covid-19 đủ điều kiện tiêm cho con người phải tốn kém rất nhiều thứ như: chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), thử nghiệm lâm sàng, phân phối, sở hữu trí tuệ và chi phí pháp lý, nguyên vật liệu, sản xuất, bảo quản và thực hành tiêm chủng vaccine…

Trong đó, chi cho nghiên cứu là rất lớn.  Đó cũng là bài toán cần cân bằng khi đưa ra yếu tố chống độc quyền trong sản xuất vaccine.

Sự kiện mới đây, Công ty Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine phòng Covid-19 theo công nghệ mRNA đã đồng ý  cấp giấy phép độc quyền cho Công ty CP công nghệ sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup – Việt Nam) để tiến hành sản xuất vaccine phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154, rất đáng được hoan nghênh.

Tất nhiên, bất kỳ một việc chuyển giao nào cũng cần theo hướng: vừa đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư vừa thúc đẩy khoa học phát triển để phục vụ con người.

Đúng như người nào đó từng ví von, vaccine được chấp nhận với một giá nào đó cũng quan trọng như cái vé du lịch sao hỏa của người phát minh ra công nghệ sản xuất vaccine.

 
Hãng Pfizer/BioNTEch đang bán cho Liên minh châu Phi với giá 6,75 đôla và giá một liều vaccine-  ngang với số tiền chi tiêu y tế của Uganda cho mỗi người dân trong vòng 1 năm. Mức giá này cao gấp 6 lần chi phí sản xuất dự tính cho loại vaccine này.
Mức giá cao nhất nhất được trả cho một liều vaccine Pfizer/BioNTech là 28 đô a, giá này do Israel chi trả. Israel đã trả cao hơn gần 24 lần chi phí sản xuất dự tính.
 Liên minh châu Âu có thể đã thanh toán quá mức cho 1,96 tỷ liều vaccine Moderna và Pfizer/BioNTech với số tiền lên tới 31 tỷ Euro
Đối với Moderna, theo tính toán của Liên minh thì Hãng này đã đưa ra mức giá cao gấp 4 đến 13 lần mức chi phí sản xuất cho các quốc gia khác. Nhưng với Nam Phi, Hãng này đã đưa ra mức giá 30 đến 42 đô la một liều, cao gấp 15 lần so với chi phí sản xuất dự tính.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sinovac thành “cứu tinh” ở 1 nước ĐNÁ: Hàng nghìn người dị ứng vaccine mRNA của Pfizer, Moderna

Đến ngày 29/8, Bộ Y Tế Singapore đã liên hệ khoảng 7.100 người có phản ứng dị ứng với mũi đầu tiên khi tiêm vaccine mRNA và đề nghị tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Chia sẻ :


Thuỵ Điển và Đan Mạch dừng tiêm vaccine Moderna cho người trẻ

Cả Thuỵ Điển và Đan Mạch đều đề xuất dùng vaccine Pfizer/BioNTech thay cho vaccine Moderna để tiêm cho những đối tượng nói trên…

Chia sẻ :


Phát hiện mới của CDC Mỹ về hiệu quả vaccine Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson

Vào ngày 17/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất giữa 2 loại vaccine Moderna và Pfizer. Kết quả cho thấy Moderna mang lại khả năng bảo vệ lâu dài hơn so với Pfizer và Johnson & Johnson (J&J).

Chia sẻ :


CDC Mỹ: Vaccine Moderna hiệu quả hơn vaccine Pfizer

Theo CDC Mỹ, vaccine Moderna vẫn cho hiệu quả 92% chống lại nguy cơ nhập viện do Covid sau khi tiêm 120 ngày…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ viêm cơ tim tăng nhẹ do vaccine Pfizer, tăng nhiều hơn do Covid

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ đông máu do mắc Covid lớn hơn do tiêm vaccine

Những phát hiện này ủng hộ quyết định việc tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca…

Chia sẻ :


CEO Moderna: Một năm nữa, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc

Giám đốc điều hành hãng Moderna cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong 1 năm nữa.

Chia sẻ :


Nhật Bản liên tục phát hiện tạp chất trong vaccine Moderna

Tạp chất lại được phát hiện trong vaccine Covid-19 của hãng Moderna ở Nhật Bản, tại một trung tâm tiêm chủng lớn thuộc tỉnh Okinawa…

Chia sẻ :


Moderna tuyên bố vaccine Covid của hãng vẫn đạt hiệu quả 93% sau 6 tháng

Dữ liệu mà Moderna đưa ra cho thấy ưu thế so với những gì mà Pfizer công bố vào tuần trước. Tuy nhiên, hãng này cũng cho rằng một mũi tiêm nhắc lại là cần thiết trước mùa đông năm nay, bởi mức kháng thể có khả năng suy giảm…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 11 lần ở người chưa tiêm vaccine

Nghiên cứu này đã phân tích các ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid tại 13 bang khác nhau ở Mỹ và “phát hiện thêm bằng chứng về sức mạnh của việc tiêm phòng”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *